Đăng ký tham gia đấu giá hàng hóa

Một phần của tài liệu pháp luật về đấu giá hàng hóa ở việt nam (Trang 47 - 48)

5. Bố cục đề tài

2.2.4 Đăng ký tham gia đấu giá hàng hóa

Đối với những hàng hóa đấu giá là bất động sản hoặc động sản có giá trị tương đối

lớn thì tổ chức đấu giá có thể yêu cầu người muốn tham gia đấu giá phải đăng ký tham

gia trước khi bán đấu giá. Việc đăng ký trước giúp tổ chức bán đấu giá nắm được số lượng cũng như tư cách của những người sẽ tham gia đấu giá, qua đó có thể có sự điều

chỉnh thích hợp và kịp thời khi cuộc đấu giá diễn ra.

Người muốn tham gia đấu giá phải ghi tên mình vào danh sách đăng ký tại tổ chức bán đấu giá đồng thời người mua phải đặt trước một khoản tiền để giữ chỗ trong cuộc bán đấu giá, trong trường hợp người tổ chức đấu giá yêu cầu. Khoản tiền đặt trước được xác định theo tỉ lệ phần trăm giá khởi điểm của hàng hóa nhưng phải phù hợp để

vừa khuyến khích cạnh tranh lại vừa chống lại tình trạng những người tham gia bán đấu giá liên kết với nhau để dìm giá hoặc sẵn sàng chịu mất số tiền đặt trước khi từ

chối mua với mục đích gây khó khăn cho người có quyền hoặc lợi ích liên quan hoặc

vì mục đích vụ lợi. Thông thường, người tổ chức đấu giá sẽ yêu cầu người tham gia đấu giá nộp một khoản tiền đặt trước, nhưng không quá 2% giá khởi điểm của hàng

hóa đấu giá43. Nếu người đăng kí không mua được hàng hóa bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước được trả lại ngay sau khi cuộc bán đấu giá kết thúc, trong trường hợp người đăng ký mua được hàng hóa thì khoản tiền đặt cọc được trừ vào giá mua. Trong trường

hợp, người đăng ký mua đã nộp tiền đặt trước nhưng sau đó tự ý không tham gia đấu

giá thì khoản tiền đặt trước của người đó sẽ bị mất và nó thuộc về người tổ chức bán

đấu giá.

Như vậy, có thể thấy việc quy định về khoản tiền đặt cọc trước đối với người đăng

ký tham giá đấu giá theo Luật thương mại 2005 là chưa phù hợp. Việc đánh đồng số

tiền đặt trước như vậy dễ dẫn đến hiện tượng thông đồng, dìm giá giữa những người tham gia đấu giá đối với việc bán đấu giá hàng hóa có giá trị cao. Vì người tham gia đấu giá có thể trả giá cao nhưng không mua hàng hóa và chịu mất tiền đặt trước (trong trường hợp từ chối mua hàng) để người đặt giá cao thứ hai sau mình được quyền mua

hàng hóa với giá trị có thể chênh lệch khá nhiều so với giá người trả ban đầu. Hơn nữa, quy định theo Luật thương mại 2005 cũng không thống nhất với quy định của Nghị

định số 17/2010/NĐ-CP. Theo quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP thì khoản

tiền đặt trước do tổ chức bán đấu giá hàng hóa và người có hàng hóa bán đấu giá thỏa

thuận quy định nhưng tối thiểu là 1% và tối đa không quá 15% giá khởi điểm của hàng

hóa bán đấu giá44. Vì vậy, việc quy định số tiền đặt trước theo quy định của Nghị định

là phù hợp với thực tiễn và điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay. Nhằm đề phòng,

ngăn chặn tình trạng thông đồng, dìm giá của người tham gia đấu giá. Cụ thể, người từ

chối mua hàng hóa không được hoàn trả khoản tiền đặt trước và khoản tiền này thược

về người có hàng hóa bán đấu giá. Đồng thời, hàng hóa chỉ được bán cho người trả giá

liền kề nếu giá liền kề đó cộng với khoản tiền đặt trước ít nhất bằng giá trả của người

từ chối mua hàng hóa.

Một phần của tài liệu pháp luật về đấu giá hàng hóa ở việt nam (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)