5. Bố cục đề tài
2.1.2 Người tổ chức đấu giá hàng hóa
Người tổ chức đấu giá hàng hóa theo quy định Luật thương mại 2005 là: “Người
tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng kí kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người
bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá”30. Theo quy
định này thì có thể hiểu rằng, người tổ chức đấu giá hàng hóa có thể là người bán hàng hóa (tự mình thực hiện việc tổ chức đấu giá) và cả trong trường hợp người tổ chức đấu
giá là một thương nhân lấy hoạt động dịch vụ tổ chức bán đấu giá hàng hóa làm nghề
nghiệp của mình. Xét về bản chất, người tổ chức đấu giá là người sẽ tiến hành các công việc cụ thể của một cuộc bán đấu giá hàng hóa. Trong trường hợp người bán
hàng không thể tổ chức cuộc đấu giá thì sẽ thuê một tổ chức đấu giá chuyên nghiệp để
tiến hành bán đấu giá hàng hóa, ở đây giữa hai chủ thể này sẽ phải hình thành một hợp đồng dịch vụ tổ chức bán đấu giá trước khi các công việc liên quan đến bán đấu giá hàng hóa được tiến hành.
Tuy nhiên, Điều 14 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP có quy định tổ chức bán đấu giá
chuyên nghiệp gồm có “Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản và doanh nghiệp bán đấu giá tài sản, doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề có kinh doanh dịch vụ bán đấu
giá tài sản”. Như vậy, theo Nghị định này hộ kinh doanh hay hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã không thể đăng ký kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản. Rõ ràng Nghị định số 17/2010/NĐ-CP đã tạo ra một sự mâu thuẫn trong pháp luật31.
Trong trường hợp người bán hàng cũng đồng thời là người tổ chức đấu giá thì việc đấu giá hàng hóa được thực hiện trực tiếp giữa người bán hàng và người tham gia đấu
giá mà không thông quan một trung gian nào. Tuy nhiên, xu hướng sử dụng dịch vụ
đấu giá chuyên nghiệp đã ngày càng phát triển rõ nét hơn. Vì vậy, tiếp theo người viết
sẽ tìm hiểu về cách thức hoạt động và thành lập của các tổ chức đấu giá chuyên nghiệp
hiện nay.
Đầu tiên, Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản là đơn vị sự nghiệp có thu, có trụ
sở, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Mỗi tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương chỉ thành lập một Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản. Giám đốc
Trung tâm phải là Đấu giá viên. Trung tâm có nhiệm vụ bán đấu giá các loại hàng hóa
hay tài sản sau: tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án; Tài
30
Xem Khoản 1, Điều 186, Luật thương mại 2005.
31
sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Tài sản bảo đảm trong trường
hợp pháp luật về giao dịch bảo đảm quy định phải xử lý bằng bán đấu giá; Tài sản nhà
nước được xử lý bằng bán đấu giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; tài sản là quyền sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước giao đất có thu
tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được bán đấu giá theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các loại tài sản khác phải bán đấu giá theo quy định của pháp
luật và tài sản hay hàng hóa của cá nhân, tổ chức lựa chọn bán bằng hình thức đấu giá.
Thứ hai, thương nhân có đăng ký kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hóa được thành lập theo quy định của luật doanh nghiệp. Riêng đối với doanh nghiệp bán đấu giá hàng
hóa ngoài tuân thủ theo những quy định của luật doanh nghiệp còn được quy định tại
Nghị định số 17/2010/NĐ-CP. Về thương nhân, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh. Từ định nghĩa này có thể hiểu, để trở thành thương nhân, đòi hỏi các chủ thể cần phải đáp ứng các điều kiện cần và đủ sau: điều kiện cần
là chủ thể phải là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp hoặc là cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên. Còn điều kiện đủ là, muốn trở thành
thương nhân các chủ thể phải đăng ký kinh doanh và được cấp giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh. Ngoài ra, thương nhân chưa đăng ký kinh doanh (thương nhân thực tế)
vẫn chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật thương mại
2005 tại Điều 7, Luật thương mại 2005 và các quy định khác của pháp luật. Quy định
này không có nghĩa là pháp luật khuyến khích các doanh nghiệp không đăng ký kinh
doanh, việc không đăng ký kinh doanh là hành vi trái với quy định của pháp luật và có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 3, Luật doanh nghiệp 2005.
Để đảm bảo quyền lợi cũng như nghĩa vụ đối với người tổ chức hàng hóa, pháp luật thương mại quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể này như sau:
Về quyền của người tổ chức đấu giá32:
- Yêu cầu người bán hàng hóa cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan
đến hàng hóa bán đấu giá và chịu trách nhiệm về các thông tin đó. Thông thường, nếu người bán hàng hóa tự nguyện bán đấu giá thì các thông tin do họ cung cấp sẽ chính xác và khá đầy đủ. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan thì người tổ chức đấu giá
vẫn phải xem xét, điều tra các thông tin về hàng hóa có chính xác, đầy đủ và hợp pháp hay không. Đối với người mua, người tổ chức đấu giá có quyền yêu cầu người mua
phải thực hiện đúng hợp đồng đã ký.
- Xác định giá khởi điểm trong trường hợp người tổ chức đấu giá là người bán hàng đấu giá hoặc được người bán hàng ủy quyền.
- Tổ chức cuộc đấu giá.
- Yêu cầu người mua hàng thực hiện việc thanh toán và nhận thù lao dịch vụ đấu giá do người bán hàng trả.
Về nghĩa vụ của người tổ chức đấu giá33:
- Tổ chức đấu giá hàng hoá theo đúng nguyên tắc, thủ tục do pháp luật quy định và theo phương thức đấu giá thoả thuận với người bán hàng.
- Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên
quan đến hàng hoá đấu giá.
- Bảo quản hàng hoá đấu giá khi được người bán hàng giao giữ.
- Trưng bày hàng hoá, mẫu hàng hóa hoặc tài liệu giới thiệu về hàng hóa cho
người tham gia đấu giá xem xét.
- Lập văn bản bán đấu giá hàng hoá và gửi đến người bán hàng, người mua hàng và các bên có liên quan quy định tại Điều 203 của Luật thương mại 2005.
- Giao hàng hóa đấu giá cho người mua phù hợp với hợp đồng tổ chức dịch vụ đấu
giá hàng hoá.
- Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá bán đấu giá phải đăng ký
quyền sở hữu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người bán hàng.
- Thanh toán cho người bán hàng tiền hàng đã bán, kể cả khoản tiền chênh lệch thu được từ người rút lại giá đã trả hoặc trả lại hàng hoá không bán được cho người
bán hàng theo thoả thuận. Trường hợp không có thoả thuận thì phải thanh toán tiền cho người bán hàng chậm nhất là ba ngày làm việc sau khi nhận được tiền của người
mua hàng hoặc phải trả lại ngay hàng hoá trong thời hạn hợp lý sau cuộc đấu giá.
Ngoài ra, trong trường hợp người bán hàng hóa và người tổ chức bán đấu giá hàng
hóa không có thỏa thuận về chi phí liên quan đến cuộc bán đấu giá thì người tổ chức
bán đấu giá chịu chi phí bảo quản hàng hóa được giao, chi phí niêm yết, thông báo, tổ
chức bán đấu giá và các chi phí có liên quan khác34.