Vai trò pháp luật về đấu giá hàng hóa

Một phần của tài liệu pháp luật về đấu giá hàng hóa ở việt nam (Trang 31 - 35)

5. Bố cục đề tài

1.2.5 Vai trò pháp luật về đấu giá hàng hóa

Pháp luật về đấu giá hàng hóa với tính chất là một lĩnh vực pháp luật điều chỉnh

hình thức mua bán hàng hóa không thể nằm tách bạch mà luôn chịu sự tác động của

các lĩnh vực pháp luật khác trong hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật

về đấu giá hàng hóa cũng như pháp luật điều chỉnh bất kì lĩnh vực nào cũng đều phải đặt ra mục tiêu và vai trò nhất định trong việc định hướng các quan hệ xã hội, đáp ứng

nhu cầu của đời sống kinh tế - xã hội. Mục tiêu và vai trò của pháp luật về đấu giá

hàng hóa chính là những cơ sở thuyết minh cho sự cần thiết xây dựng và hoàn thiện

pháp luật cho lĩnh vực này. Do đó, vai trò của pháp luật về đấu giá hàng hóa thể hiện ở

một số điểm sau đây:

Thứ nhất, pháp luật về đấu giá hàng hóa thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên

quan đến lĩnh vực đấu giá hàng hóa.

Trong những năm gần đây, nhiều quan điểm của Đảng về hoàn thiện hệ thống

pháp luật, cải cách hành chính và cải cách tư pháp đã có cái nhìn đột phá làm chuyển

biến các hoạt động trên rất mạnh mẽ. Kết quả là trong hơn hai mươi năm đổi mới một

hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã được đổi mới về cơ bản với nhiều bộ luật,

luật quan trọng, kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng đảm bảo cho Nhà

nước không chỉ có đủ pháp luật để quản lý xã hội mà còn tham gia hội nhập kinh tế

quốc tế trên nhiều lĩnh vực và ngày càng sâu rộng. Nghị quyết 48-NQ/TW ngày

24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã xác định rõ: Hoàn thiện pháp

luật nói chung không chỉ tạo lập và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho công cuộc cải cách

hành chính, cải cách tư pháp; đảm bảo xây dựng một nền hành chính dân chủ, sát dân,

sát cơ sở, xóa bỏ mọi thủ tục phiền hà, dành thuận lợi cho dân, đáp ứng mọi yêu cầu,

quyền lợi, chính đáng, hợp pháp của dân, của doanh nghiệp. Một nền hành chính trong

26

Xem Khoản 2, Điều 3, Luật thương mại 2005.

27

sạch vững mạnh, năng động, hoạt động thông suốt theo đúng chức năng và quyền hành

pháp, chịu sự giám sát của dân, đáp ứng yêu cầu kinh tế thị trường có sự quản lý của

Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh các quan điểm chỉ đạo đó, đối

với hoạt động cải cách tư pháp Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính

trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng đề ra một số biện pháp, chỉ đạo

những công việc chính trong đó có xây dựng các chế định bổ trợ tư pháp đủ mạnh, đáp ứng với tình hình,… từng bước xã hội hóa các hoạt động bổ trợ tư pháp. Mặc dù trong Nghị quyết của Đảng không đề cập cụ thể đến hoạt động bán đấu giá hàng hóa như các

hoạt động bổ trợ khác (luật sư, giám định tư pháp, công chứng, thi hành án, chế định

thừa hành viên - thừa phát lại), nhưng hiện nay một trong những hoạt động bổ trợ rất

thường xuyên trong công tác thi hành án và xử lý vi phạm hành chính đó chính là hoạt động bán đấu giá hàng hóa. Đó chính là kết quả của việc ban hành các văn bản quy

phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực đấu giá hàng

hóa của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những năm gần đây. Tiêu biểu là

Nghị định số 17/2010/NĐ-CP (văn bản chung), Luật thương mại 2005 (văn bản

chuyên ngành) và một số văn bản pháp luật khác. Những văn bản này tạo cơ sở pháp

lý quan trọng cho việc thực hiện đường lối của Đảng về hoạt động đấu giá hàng hóa ở

Việt Nam hiện nay. Mặt khác, về phương diện Nhà nước có thể nói hoạt động bán đấu giá hàng hóa đã góp phần quan trọng làm cho các hoạt động của các cơ quan hành

chính nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước và tư pháp (thi hành án) được giải quyết nhanh chóng, khách quan, công khai, minh bạch. Bên cạnh đó xét trên phương diện quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, của các tổ

chức, doanh nghiệp cũng được bảo vệ một cách hữu hiệu, đem lại những giá trị lợi

ích cao nhất.

Thứ hai, pháp luật về đấu giá hàng hóa cụ thể hóa một hình thức mua bán hàng

hóa trong pháp luật dân sự, thương mại, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động

cạnh tranh công bằng, lành mạnh trong mua bán hàng hóa.

Luật thương mại 2005 đã dành hẳn mục 2, Chương IV với 29 điều từ Điều 185 đến Điều 213 quy định về đấu giá hàng hóa. Theo đó, đấu giá hàng hóa trong thương

mại là một bộ phận của pháp luật về dân sự, cũng phải tuân thủ các nguyên tắc chung

mà Bộ luật dân sự đã quy định. Trong nền kinh tế thị trường, việc bảo đảm cung – cầu

không phải là điều dễ dàng, tình trạng một người bán, nhiều người mua là điều xảy ra

khá phổ biến. Tình trạng độc quyền trong bất kì lĩnh vực nào, kể cả trong việc mua bán

cũng là điều không nên, dễ sinh ra tình trạng mua ép, bán ép. Vì vậy, pháp luật đấu giá

hàng hóa có vai trò tạo cơ chế để những người muốn mua hàng hóa có thể cạnh trạnh

Thứ ba, pháp luật đấu giá hàng hóa là phương tiện bảo vệ lợi ích tốt nhất cho các

bên tham gia quan hệ đấu giá hàng hóa. Khi có những tranh chấp xảy ra, pháp luật đấu

giá hàng hóa quy định rõ những hành vi vi phạm và xử lý những hành vi vi phạm pháp

luật đối với những chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá hàng hóa. Đồng thời, cũng quy định quyền khiếu nại, tố cáo đối với những chủ thể này. Pháp luật chỉ rõ việc giải

quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố

cáo. Việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng ủy quyền đấu giá

hàng hóa và văn bản đấu giá hàng hóa được thực hiện theo quy định của pháp luật tố

tụng dân sự.

Thứ tư, pháp luật đấu giá hàng hóa điều chỉnh một lĩnh vực kinh doanh của doanh

nghiệp, hình thành khuôn khổ pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của các tổ chức đấu giá hàng hóa. Đấu giá hàng hóa là một hình thức kinh doanh và tổ chức, cá nhân

thuộc các thành phần kinh tế có thể tham gia thành lập doanh nghiệp đấu giá, đây

không chỉ là lĩnh vực độc quyền của nhà nước như trước đây. Và tổ chức đấu giá

chuyên nghiệp có thể là doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề và có kinh doanh dịch

vụ đấu giá hàng hóa. Hoàn thiện pháp luật đấu giá hàng hóa cũng xác định những đặc thù đối với tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp tham gia đấu giá hàng hóa. Luật

doanh nghiệp 2005 với tính chất là đạo luật điều chỉnh về thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp không quy định cụ thể về điều kiện hoạt động của doanh nghiệp trong các lĩnh vực cụ thể. Chính vì vậy, với tính chất là pháp luật chuyên ngành thì Nghị định số 17/2010/NĐ-CP đã quy định cụ thể về điều kiện

hoạt động của tổ chức đấu giá chuyên nghiệp (Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản

và doanh nghiệp bán đấu giá tài sản). Ngoài các điều kiện về thành lập, hoạt động của

từng loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, doanh

nghiệp được hoạt động kinh doanh dịch vụ đấu giá hàng hóa phải có đủ các điều kiện như: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đấu giá hàng hóa phải là Đấu giá

viên; có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết khác bảo đảm cho hoạt động đấu giá hàng hóa. Bên cạnh đó, pháp luật về đấu giá hàng hóa cũng phải có những quy định bổ sung điều chỉnh cụ thể về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp đấu giá hàng hóa.

Cuối cùng, pháp luật đấu giá hàng hóa tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý nhà nước thống nhất và có hiệu quả về đấu giá hàng hóa. Như chúng ta đã biết Nhà

nước là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp

quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng Hiến

pháp và pháp luật28. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa

vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Thực hiện mục tiêu này, pháp luật phải trở thành một công cụ không thể thiếu của Nhà nước. Những quy định của pháp luật có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với mọi

mặt của đời sống xã hội. Điều này có nghĩa là các quy định của pháp luật càng đầy đủ,

càng rõ ràng thì hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước càng cao và ngày

càng chặt chẽ. Vì vậy muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động Nhà nước càng

không thể không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, trong đó có pháp luật

về bán đấu giá hàng hóa. Đối với đấu giá hàng hóa là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì yêu cầu quản lý nhà nước lại càng quan trọng hơn. Pháp luật về đấu giá

hàng hóa có vai trò quy định rõ nội dung quản lý nhà nước về lĩnh vực này như: Quy

định cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động đấu giá hàng hóa; quy định về việc cấp, thu hồi, cấp lại chứng chỉ hành nghề đấu giá; quy định

về hoạt động kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động đấu giá hàng hóa… Khuôn khổ pháp lý về đấu giá hàng hóa phải vừa đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước đối với

lĩnh vực này nhưng cũng bảo đảm không gây cản trở, gây khó khăn cho các tổ chức, cá

nhân tham gia quan hệ đấu giá hàng hóa.

Trên đây là một số vấn đề “Lý luận chung về đấu giá hàng hóa ở Việt Nam”. Từ đó, có thể hiểu rõ hơn đấu giá hàng hóa là gì và một số vai trò của hoạt động đấu giá

hàng hóa mang lại. Để hình thành cho hoạt động đấu giá hàng hóa ngày hoàn thiện và

đi vào hoạt động có tính hệ thống, pháp luật cũng đã có sự điều chỉnh cần thiết đối với

hoạt động này. Bên cạnh đó, để tìm hiểu rõ hơn về những quy định của pháp luật đối

với đấu giá hàng hóa, người viết sẽ tiếp tục tìm hiểu nội dung “Quy định pháp luật về đấu giá hàng hóa ở Việt Nam” phần Chương 2 của đề tài.

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐẤU GIÁ HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM

Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động đấu giá hàng hóa, pháp luật Việt Nam đã kịp thời ban hành các văn bản để điều chỉnh về hoạt động này như đã trình bày ở Chương 1. Nhất là khi Luật thương mại 2005 ra đời, đã thấy được hoạt động đấu

giá hàng hóa ngày càng phát triển và có hệ thống. Như vậy, để tham gia vào hoạt động đấu giá đòi hỏi các chủ thể phải đảm bảo các điều kiện gì và trình tự, thủ tục để tiến

hành một cuộc đấu giá hàng hóa đúng cách thức, đúng quy định pháp luật là như thế

nào. Người viết tiến hành tìm hiểu và phân tích những quy định pháp luật về chủ thể tham gia đấu giá hàng hóa và trình tự, thủ tục, cách thức tiến hành đấu giá hàng hóa

trong chương này. Từ đó, thấy được những điểm hạn chế cũng như tích cực trong quy định của pháp luật về đấu giá hàng hóa trên thực tế và tính khả thi của nó. Đồng thời

tác giả cũng phân tích, so sánh những quy định của Luật thương mại với các văn bản

pháp luật khác có liên quan về hoạt động đấu giá hàng hóa để thấy được điểm tương

đồng và khác biệt giữa các văn bản. Hướng đến việc lựa chọn áp dụng các quy định

pháp luật về đấu giá hàng hóa sao cho có hiệu quả và thuận lợi nhất.

Một phần của tài liệu pháp luật về đấu giá hàng hóa ở việt nam (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)