Những khó khăn về phương pháp hình thành, củng cố tr

Một phần của tài liệu Hình thành và củng cố tri thức lí luận văn học cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài (Trang 31 - 35)

6. Cấu trúc Luận văn

1.2.4.Những khó khăn về phương pháp hình thành, củng cố tr

Để có cái nhìn khách quan về thực trạng việc hình thành củng cố tri thức lý luận cho học sinh THPT qua dạy học VHNN, chúng tôi đã khảo sát giáo viên một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình và dự giờ một số đồng nghiệp ở trường THPT Số 1 huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Số lượng giáo viên tham gia khảo sát là 65 thuộc các trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình gồm: Trường THPT Số 1 Bố Trạch, Trường THPT Số 2 Bố Trạch, Trường THPT Số 5 Bố Trạch, Trường THPT Đào Duy Từ, Trường THPT Phan Đình Phùng, Trường THPT Đồng Hới, Trường THPT Số 1 Quảng Trạch. Kết quả khảo sát cho thấy, có 24.6 % GV được hỏi cảm thấy rất hứng thú với các văn bản VHNN trong chương trình; có 47.7 % GV cảm thấy khá hứng thú khi dạy các văn bản VHNN. Số GV cảm thấy ít hứng thú có đến 15.4 % và 12.3 % GV cảm thấy không hứng thú khi dạy các văn bản VHNN (Xem phụ lục). Các văn bản VHNN trong chương trình ngữ văn THPT là những tác phẩm tiểu biểu của văn chương nhân loại, song tỉ lệ giáo viên cảm thấy rất hứng thú khi giảng dạy văn học nước ngoài lại không nhiều. Đó là một thực tế nên suy nghĩ và cần tìm hiểu nguyên nhân. Trả lời câu hỏi về về tính cần thiết của việc hình thành và củng cố tri thức lí luận cho học sinh khi dạy học văn học nước ngoài có 69.2 % GV cho là rất cần thiết. 30.8 % GV cho là cần thiết. Điều đó cho thấy đa số GV đều nhận thấy tầm quan trọng của việc hình thành và củng cố tri thức lí luận cho học sinh. Bởi lẽ thực tế giảng dạy đã cho thấy, nếu các em nắm được tri thức lí luận sẽ có được chìa khóa để giải mã tác phẩm và nâng cao tầm đón nhận tri thức văn học. Về khả năng của VHNN trong việc hình thành và củng cố tri thức lí luận cho học sinh THPT có 72.3 % GV cho rằng VHNN có khả năng rất tốt trong việc hình thành và củng cố tri thức lí luận cho học sinh; 24.6 % GV cho là tốt. Bên cạnh đó, có 3.1 % GV cho là bình thường (Xem phụ lục). Như vậy đa số giáo viên đều

thấy được ưu thế của văn học nước ngoài trong việc hình thành, củng cố tri thức lý luận văn học cho học sinh.

Tìm hiểu những khó khăn GV thường gặp trong việc hình thành và củng cố tri thức lí luận cho học sinh THPT qua dạy học VHNN, đa số GV đều cho rằng do thiếu tài liệu nghiên cứu và không được tập huấn chuyên sâu, đồng thời học sinh ít quan tâm và không hứng thú. Trên thực tế, hầu hết các đợt tập huấn và bồi dưỡng thường xuyên đều dành nhiều thời gian cho việc dạy học văn học Việt Nam, rất ít đề cập đến VHNN. Bên cạnh đó, học sinh không chịu khó đọc để tìm hiểu văn bản cùng với tâm lí không thi nên học sinh không chú tâm để tích lũy kiến thức... Những điều đó phần nào làm giảm hứng thú của giáo viên khi giảng dạy các văn bản VHNN và hạn chế kết quả tiếp nhận tri thức của học sinh.

Tìm hiểu những tri thức lý luận văn học được GV quan tâm nhất khi hình thành và củng cố tri thức lí luận văn học cho học sinh THPT qua dạy học VHNN, có 36.2 % GV được hỏi chú trọng và quan tâm đến đặc trưng thể loại. Trong quá trình hướng dẫn học sinh đọc hiểu, giáo viên chú ý tới một số phương diện, như giá trị nội dung tư tưởng của văn bản (27.7 %); cảm hứng sáng tạo của nhà văn (16.9 %); vẻ đẹp ngôn từ, kết cấu (19.2 %).

Về phương pháp giảng dạy, tỉ lệ giáo viên sử dụng phương pháp phát vấn, đối thoại và sinh hoạt nhóm nhằm phát huy tính chủ động và sáng tạo của học sinh chiếm 36.9 %. Có 38.9 % GV sử dụng kết hợp các phương pháp gồm thuyết trình, phát vấn + đối thoại + sinh hoạt nhóm và sử dụng bản đồ tư duy. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều giáo viên chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình (15.4 %). Trên thực tế, không có phương pháp nào là vạn năng và toàn diện. Vì vậy GV phải vận dụng và phối hợp một cách linh hoạt các phương pháp khác nhau trong tiết học để truyền đạt nội dung bài học cho học sinh đảm bảo mục tiêu bài dạy. Kết quả khảo sát cho thấy, có 41.5 % GV được hỏi

trả lời là có ý thức thường xuyên lưu ý, dẫn dắt học sinh hình thành và củng cố tri thức lí luận; 16.9 % GV cho rằng không thường xuyên có ý thức đó. Thực tế này cho thấy, không đầy một nửa GV được hỏi có ý thức hình thành, củng cố tri thức lý luận cho các em qua dạy học VHNN. Trong khí đó, đây phải là ý thức thường trực, hàng ngày của GV. Đánh giá của giáo viên về hiệu quả tiếp nhận tri thức LLVH của học sinh qua dạy học các văn bản VHNN, có 29.2 % GV được hỏi cho là rất tốt; 43.1 % GV đánh giá tốt; 27.7 % GV cho là bình thường. Theo đó, hiệu quả tiếp nhận, bổ sung tri thức LLVH qua dạy học VHNN được GV nhìn nhận khá tích cực (Xem phụ lục).

Kết quả điều tra, khảo sát việc hình thành và củng cố tri thức lí luận văn học cho học sinh THPT qua dạy học VHNN phần nào cho thấy những khó khăn cũng như thực trạng dạy học VHNN ở trường THPT hiện nay, trong đó có mục đích hình thành củng cố tri thức LLVH cho học sinh. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng đó về phía GV là ý thức trách nhiệm, sự non yếu về phương pháp dạy học VHNN.

Tiểu kết chương 1

Với mục đích xác định cơ sở khoa học cho đề tài, trong chương 1, chúng tôi đã trình bày một số vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tế dạy học VHNN ở trường THPT, trong đó có việc tích hợp hình thành, củng cố tri thức LLVH cho học sinh. Những phân tích, dẫn giải đều được dựa trên những số liệu khảo sát, điều tra GV và HS ở một số trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Nhiều vấn đề đặt ra ở chương 1 có ý nghĩa gợi mở để chúng tôi trình bày một số định hướng trong việc hình thành, củng cố tri thức LLVH qua dạy học VHNN ở trường THPT, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn văn nói chung, VHNN nói riêng trong trường THPT hiện nay.

Chương 2

NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH, CỦNG CỐ TRI THỨC LLVH CHO HỌC SINH THPT QUA DẠY HỌC VHNN

Một phần của tài liệu Hình thành và củng cố tri thức lí luận văn học cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài (Trang 31 - 35)