6. Cấu trúc Luận văn
3.5. Kết luận thực nghiệm
Từ kết quả qua tiết dạy thực nghiệm và làm bài của học sinh lớp đối chứng và thực nghiệm (có sự đối chiếu và so sánh ở bảng trên), đồng thời qua điều tra, quan sát hoạt động học tập của HS, người thực hiện đề tài rút ra một số kết luận sau:
- Việc hướng dẫn, tổ chức một giờ hình thành và củng cố tri thức lí luận văn học cho học sinh THPT qua dạy học VHNN đã đem lại hiệu quả thiết thực khi áp dụng vào thực tiễn. Sự chênh lệch về kết quả giữa hai đối tượng thực nghiệm và đối chứng tuy chưa nhiều nhưng cũng cho thấy ít nhiều có sự tác động tích cực, chuyển biến theo chiều hướng tiến bộ. Quá trình thực nghiệm đòi hỏi phải có sự chuẩn bị công phu, chu đáo từ việc xác định đối tượng, địa bàn cho đến soạn giáo án, đề kiểm tra thực nghiệm. Giáo viên phải
chuẩn bị thật kỹ những nội dung liên quan đến bài học và cách tổ chức giờ học sao cho thật khoa học, hấp dẫn.
- GV cần vận dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy học cho phù hợp với đặc trưng và quy luật nhận thức như: phương pháp thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề kết hợp với thảo luận nhóm...Đồng thời công tác kiểm tra đánh giá cũng cần thay đổi cho phù hợp để tăng hiệu quả giờ học và góp phần vào sự hình thành và củng cố tri thức lí luận cho học sinh.
KẾT LUẬN
1. Môn ngữ văn nói chung và VHNN nói riêng có vai trò rất quan trọng trong việc chuẩn bị hành trang tri thức, kỹ năng cho các em học sinh trên con đường học tập và rèn luyện để bước vào cuộc sống tương lai. Đồng thời, cung cấp cho các em những giá trị văn chương tinh túy của nhân loại, những tri thức văn hóa độc đáo, mới mẻ mang đậm chất nhân văn. Để làm được điều đó thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học VHNN là vô cùng quan trọng. Giáo viên phải bám sát mục tiêu dạy học VHNN và cấu trúc chương trình để hình thành và củng cố tri thức lí luận cho học sinh một cách hiệu quả nhằm cung cấp tri thức cho các em vừa đảm bảo tính khoa học vừa đảm bảo tính nghệ thuật. Các em phải nắm được các tri thức lí luận cần thiết để chủ động trong quá trình đọc hiểu các văn bản VHNN. Qua đó trang bị cho học sinh những tri thức văn học của các nước trên thế giới để các em mở mang tầm tri thức, chuẩn bị tinh thần cho vấn đề giao lưu, hội nhập và phát triển của đất nước.
Việc nhận thức đúng mục đích, chức năng của việc dạy học VHNN là cần thiết trong việc đi tìm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ngữ văn. Tuy nhiên những giải pháp đó thực sự đảm bảo tính khả thi khi xét trên cơ sở từng bộ phận tri thức, từng thể loại cụ thể được dạy trong chương trình. Từ những lí do trên mà vấn đề hình thành và củng cố tri thức lí luận văn học cho học sinh THPT đang là vấn đề GV quan tâm nhiều hiện nay.
Hình thành và củng cố tri thức lí luận văn học cho học sinh THPT là thực hiện vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng bám sát đặc trưng thể loại.
2. Nhằm định hướng cho việc triển khai đề tài, chúng tôi đã tìm hiểu một số công trình lí luận về vấn đề cung cấp tri thức lí luận cho học sinh THPT qua dạy học VHNN. Chúng tôi tìm hiểu các tri thức lí luận văn học nói chung cũng
như các bài học LLVH nói riêng trong chương trình ngữ văn THPT, các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình. Chúng tôi đã điều tra thực trạng việc hình thành và củng cố tri thức lí luận cho học sinh qua dạy học VHNN tại một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Quảng Bình làm cơ sở cho việc đề xuất những nguyên tắc có tính định hướng và những giải pháp cụ thể. Sự đa dạng hóa các hoạt động ngoài giờ và hình thức kiểm tra, đánh giá trong tích hợp hình thành và củng cố tri thức lí luận văn học cho học sinh THPT qua dạy học VHNN. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm và đối chứng một số tiết dạy ở các địa bàn trên, có kiểm tra, thống kê, phân tích kết quả thực nghiệm để từ đó rút ra những kết luận cần thiết. Kết quả thu được tuy chưa cao và chưa hoàn toàn thuyết phục nhưng đã bước đầu cho thấy hiệu quả thực sự từ việc hình thành và củng cố tri thức lí luận cho học sinh qua dạy học VHNN.
3. Từ quá trình hình thành và củng cố tri thức LLVH qua dạy học VHNN trong chương trình ngữ văn THPT, với mong muốn đề tài được hiện thực hóa trong thực tiễn, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau:
- Đối với GV, phải có những kiến thức nhất định về VHNN và nắm đặc trưng thi pháp thể loại cũng như tri thức về LLVH để định hướng và hình thành tri thức lí luận văn học cho học sinh trong các giờ dạy học VHNN.
- Đối với nhà trường, tổ bộ môn cần tăng cường các hoạt động trao đổi về phương pháp giảng dạy các tác phẩm VHNN nói chung, thảo luận về phương pháp hình thành và củng cố tri thức LLVH qua các tác phẩm VHNN nói riêng cũng như đặc trưng thể loại, thi pháp.
- Đối với các cấp ban ngành liên quan, cần có nhiều chuyên đề bồi dưỡng về lí luận dạy học văn nói chung cũng như bồi dưỡng VHNN nói riêng, đặc biệt là việc cung cấp tri thức lí luận văn học .
4. Hình thành, bổ sung tri thức LLVH cho học sinh qua dạy học văn nói chung, VHNN nói riêng là một công việc thường xuyên đòi hỏi ở người GV ý
thức trách nhiệm, tri thức, kỹ năng sư phạm. Những nguyên tắc, nội dung, phương pháp mà chúng tôi đề xuất trong luận văn đã được rút ra trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm sự phạm. Tuy nhiên, trong thực tế không có một phương pháp nào là tối ưu, tuyệt đối. Vì vậy, tính hiệu quả của những phương pháp đã nêu phụ thuộc nhiều vào sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo của mỗi giáo viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Viết Chữ (2005), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
(theo loại thể), Nxb ĐHSP Hà Nội.
2. Nguyễn Viết Chữ (2010), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương
trong nhà trường, Nxb Giáo dục Việt Nam.
3. Trương Dĩnh (1997), Giáo trình phương pháp dạy học văn ở trường phổ thông, Tủ sách ĐHSP Huế.
4. Phan Huy Dũng (2009), Tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông, một góc nhìn, một cách đọc, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Trần Thanh Đạm (chủ biên, 1978), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb giáo dục, Hà Nội.
6. Hà Minh Đức (chủ biên, (2008), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục.
7. Nguyễn Văn Đường (chủ biên, 2006), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Đường (chủ biên, 2009), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11, tập 1 và tập 2, Nxb Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Đường (chủ biên, 2009), Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập 1 và tập 2, Nxb Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Bích Hải (2009), Đến với tác phẩm văn chương phương Đông (Trung Quốc - Nhật Bản - Ấn Độ), Nxb Giáo dục.
11. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên, 2006). Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên, 2006), Sách giáo khoa Ngữ văn 10,
tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên, 2006), Sách giáo khoa Ngữ văn 10,
14. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên, 2007), Sách giáo khoa Ngữ văn 11,
tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên, 2007), Sách giáo khoa Ngữ văn 11,
tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên, 2009), Sách giáo khoa Ngữ văn 12,
tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên, 2009), Sách giáo khoa Ngữ văn 12,
tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên, 2006), Sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
19. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên, 2006), Sách giáo viên Ngữ văn 10,
tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
20. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên, 2007), Sách giáo viên Ngữ văn 11,
tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
21. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên, 2007), Sách giáo viên Ngữ văn 11, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên, 2008), Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên, 2008), Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
24. Phan Trọng Luận (chủ biên, 1998), Phương pháp dạy học văn, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
25. Phương Lựu (chủ biên, 2002), Lí luận văn học, tập 1, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
26. Phương Lựu (chủ biên, 2002), Lí luận văn học, tập 3, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội
27. Lưu Xuân Mới, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học sư phạm.
28. Hoàng Phê chủ biên, (2000), Nxb Viện ngôn ngữ học.
29. Phan Quang, (2008), Sử thi - Huyền thoại Đông Tây, Nxb Văn học, Hà Nội.
30. Trần Đình Sử (chủ biên, 2006), Giáo trình lí luận văn học, tập 2, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
31. Lưu Đức Trung (tuyển chọn và giới thiệu, 2002), Hợp tuyển văn học Châu Á, tập 2, Văn học Ấn độ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
32. V.A.Nhikônxki (1978), Phương pháp giảng dạy văn học ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục.
PHỤ LỤC Phụ lục 1
PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO GIÁO VIÊN
Câu 1. Khi giảng dạy các văn bản văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn THPT thầy (cô) cảm thấy thế nào ?
a. Rất hứng thú. b. Khá hứng thú.
c. Ít hứng thú. d. Không hứng thú.
Câu 2. Trong quá trình dạy học các văn bản VHNN, theo thầy (cô) việc hình thành và củng cố tri thức LLVH cho học sinh THPT có cần thiết không ?
a. Rất cần thiết. b. Cần thiết.
c. Không cần thiết.
Câu 3. Đánh giá của thầy (cô) về khả năng của VHNN trong việc cung cấp tri thức LLVH cho học sinh THPT ?
a. Rất tốt. b. Tốt.
c. Bình thường.
Câu 4. Những khó khăn thầy (cô) thường gặp khi hình thành và củng cố tri thức LLVH cho học sinh THPT qua dạy học văn bản văn học nước ngoài ?
a. Thiếu tài liệu nghiên cứu, giảng dạy. b. Không được tập huấn chuyên sâu. c. Chưa hiểu sâu về tác phẩm.
Câu 5. Để hình thành và củng cố tri thức lí luận văn học cho học sinh THPT qua dạy học các văn bản văn học nước ngoài, thầy (cô) quan tâm đến vấn đề nào nhất?
a. Cảm hứng sáng tạo của nhà văn. b. Đặc trưng thể loại.
c. Những giá trị nội dung, tư tưởng. d. Vẻ đẹp ngôn từ và kết cấu văn bản.
Câu 6. Trong quá trình dạy, học văn bản văn học nước ngoài, thầy (cô) thường vận dụng phương pháp nào để hình thành và củng cố tri thức LLVH cho học sinh THPT ?
a. Thuyết trình.
b. Phát vấn, đối thoại, sinh hoạt nhóm. c. Sử dụng bản đồ tư duy.
d. Tổng hợp các phương pháp.
Câu 7. Theo thầy (cô), trong quá trình hình thành và củng cố kiến thức lí luận văn học cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài có cần quan tâm đến các yếu tố ngoài văn bản sau đây hay không?
a. Điều kiện lịch sử - xã hội sản sinh tác phẩm. b. Môi trường văn hóa.
c. Ảnh hưởng của tác phẩm với cộng đồng.
Câu 8. Trong quá trình dẫn dắt học sinh hình thành và củng cố kiến thức lí luận đối với các văn bản văn học nước ngoài thầy (cô) có thường xuyên lưu ý đến đối tượng học sinh không ?
a. Rất thường xuyên. b.Thường xuyên. c. Ít thường xuyên. d. Không thường xuyên.
Câu 9. Theo thầy (cô) học sinh có hứng thú khi được hình thành và củng cố tri thức LLVH qua các văn bản VHNN ?
a. Rất hứng thú. b. Khá hứng thú. c. Ít hứng thú. d. Không hứng thú.
Câu10. Đánh giá của thầy (cô) về kết quả tiếp nhận tri thức LLVH của
học sinh THPT qua dạy học các văn bản VHNN ?
a. Rất tốt. b. Tốt.
c. Bình thường.
Cám ơn thầy, cô đã tham gia trả lời các câu hỏi của chúng tôi.
•• •
Phụ lục 2
KẾT QUẢ KHẢO SÁT GIÁO VIÊN
Câu Các phương án A B C D Số lượng TL% Số lượng TL % Số lượng TL % Số lượng TL % 1 16 24.6 31 47.7 10 15.4 8 12.3 2 45 69.2 20 30.8 0 0 0 0 3 47 72.3 16 24.6 2 3.1 0 0 4 18 27.7 22 33.9 6 9.2 19 29.2 5 11 16.9 30 46.2 18 27.7 6 9.2 6 10 15.4 24 36.9 9 13.9 22 33.8 7 27 41.5 25 38.5 13 20.0 0 0 8 20 30.8 27 41.5 11 16.9 7 10.8 9 32 49.2 23 35.4 10 15.4 0 0 10 19 29.2 28 43.1 18 27.7 0 0
Phụ lục 3
PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH THPT
Câu 1. Lí do em yêu thích các văn bản văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn THPT ?
a. Đó là những tác phẩm hay, tiêu biểu.
b. Giúp các em có thêm kiến thức về văn học các nước trên thế giới. c. Thầy cô giáo giảng dạy nhiệt tình và hiệu quả.
d. Cả a, b và c.
Câu 2. Khi tìm hiểu văn bản văn học nước ngoài chương trình ngữ văn THPT, em có chú ý đến thể loại của văn bản không ?
a. Thường xuyên chú ý. b. Chú ý.
c. Không chú ý.
Câu 3. Trong các thể loại của VHNN chương trình ngữ văn THPT, thể loại nào em cảm thấy khó học nhất ?
a. Thể loại tự sự. b. Thể loại trữ tình. c. Thể loại kịch.
Câu 4. Nguyên nhân nào khiến em khó khăn khi học các văn bản văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn THPT ?
a. Không nắm được đặc trưng thể loại, thi pháp. b. Tác phẩm VHNN khó phân tích, lí giải. c. Giáo viên dạy không nhiệt tình, khó hiểu.
Câu 5. Khả năng nhận thức và hiểu biết của em về đặc điểm nổi bật của các thể loại tự sự, thơ trữ tình, kịch ?
a. Hiểu đầy đủ. b. Hiểu tương đối.
c. Khó hiểu. d. Không hiểu.
Câu 6. Trong quá trình tìm hiểu các văn bản văn học nước ngoài, em
thường xuyên chú ý đến sự khác biệt giữa các hình thức thơ luật/ thơ tự do không?
a. Có. b. Không.
Câu 7. Khi học các văn bản văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn THPT, thầy (cô) có thường xuyên hướng dẫn các em hình thành và củng cố tri thức lí luận không ?
a. Rất thường xuyên. b. Thường xuyên. c. Ít thường xuyên.
Câu 8. Những tri thức văn học thầy (cô) thường chú ý khai thác nhiều khi hướng dẫn các em tìm hiểu văn bản văn học nước ngoài trong chương trình ngữ văn THPT ?
a. Tri thức văn học sử. b. Tri thức lí luận văn học. c. Tri thức văn hóa.
d. Tri thức ngôn ngữ.
Câu 9. Khi hướng dẫn các em đọc hiểu văn bản văn học nước ngoài, theo em thầy (cô) có cần thiết chốt lại lần nữa tri thức lí luận về đặc trưng thể loại không ?
a. Rất cần thiết. b. Cần thiết.
Câu 10. Trong quá trình thầy (cô) hình thành và củng cố tri thức lí luận văn học qua các văn bản VHNN, theo em có cần đến các yếu tố ngoài văn bản sau đây hay không?
a. Điều kiện lịch sử - xã hội sản sinh tác phẩm. b. Môi trường văn hóa.
c. Ảnh hưởng của tác phẩm với cộng đồng. d. Cả a,b và c.
Phụ lục 4
KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỌC SINH
Câu Các phương án A B C Đ Số lượng TL % Số lượng TL % Số lượng TL % Số lượng TL % 1 95 29.9 75 23.6 78 24.5 70 22.0 2 69 21.7 222 69.8 27 8.5 0 0