6. Cấu trúc Luận văn
2.3.1. Các phương pháp vận dụng trong giờ dạy, học
2.3.1.1. Phương pháp thuyết trình
Phương pháp thuyết trình là một trong những phương pháp phổ biến trong dạy học văn nói chung và dạy học VHNN nói riêng. Phương pháp này có những ưu điểm đó là trong thời gian ngắn giáo viên có thể truyền đạt những nội dung lý thuyết tương đối khó, phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin mà học sinh tự mình không dễ dàng tìm hiểu được một cách thấu đáo. Đối với những đơn vị kiến thức lí luận thì phương pháp này có nhiều ưu thế. Giúp học
sinh nắm được cách tư duy logic, cách sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt những vấn đề khoa học một cách chính xác, rõ ràng, súc tích thông qua cách trình bày của giáo viên.
Để thu hút sự chú ý của học sinh và tích cực hóa vai trò của phương pháp thuyết trình, giáo viên nên hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà, như: soạn bài theo hướng dẫn học bài ở SGK, đọc và tìm hiểu tài liệu, hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu... Nếu học sinh chuẩn bị ở nhà tốt thì vấn đề thuyết trình của giáo viên sẽ được học sinh tiếp nhận một cách hiệu quả hơn. Khi bắt đầu bài giảng giáo viên cần nêu rõ mục tiêu của bài học và cuối bài giảng cần củng cố nội dung bài học cho học sinh. Trao đổi những vấn đề học sinh chưa hiểu, mở rộng kiến thức thêm cho các em nếu có thời gian. Thuyết trình nếu được xen kẽ vấn đáp, thảo luận một cách hợp lý thì sẽ tăng thêm phần hứng thú nhằm kích thích tư duy của học sinh. Những kiến thức lí luận văn học trừu tượng nhờ khả năng và tài nghệ sư phạm của giáo viên có thể làm cho nó cụ thể, sinh động hơn. Học sinh có thể học được cách lập luận, trình bày, giảng giải các vấn đề như sự kiện lịch sử, thi thức thể loại, khái niệm, nguyên tắc,... Nếu giáo viên biết cách sử dụng ngôn ngữ truyền cảm, giọng điệu, phong cách sư phạm phù hợp thì càng thuận lợi trong việc hình thành kiến thức cho học sinh.
2.3.1.2. Phương pháp gợi mở
Trong các phương pháp dạy học văn, mỗi phương pháp có những thế mạnh riêng. Phương pháp gợi mở là một trong những phương pháp dạy học tích cực, có nguồn gốc lâu đời. Gợi mở là cách thức người dạy thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở, tổ chức, hướng dẫn học sinh tự mình từng bước tìm tòi phát hiện, phân tích từng yếu tố để khái quát và chiếm lĩnh giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm một cách sáng tạo, tích cực. Nếu giáo viên chú trọng đến sự phát triển năng lực trí tuệ, phương pháp gợi mở sẽ có những khả năng
riêng biệt đó chính là bằng hình thức gợi mở, giáo viên sẽ tạo một không khí thoải mái, nhẹ nhàng cho học sinh tự do bộc lộ suy nghĩ, nhận thức của mình. Những tín hiệu phản hồi giáo viên kịp thời nhận được ở trên lớp. Giáo viên sẽ hiểu học sinh cụ thể hơn. Tính cách, phẩm chất, trí tuệ, tâm hồn, khả năng cảm thụ văn chương của học sinh thể hiện trong quá trình đàm thoại. Năng lực độc lập làm việc, sự tìm tòi suy nghĩ, thói quen của học sinh được phát huy một cách tích cực. Đối với quá trình hình thành và củng cố tri thức lí luận cho học sinh, khi xây dựng hệ thống câu hỏi gợi mở, giáo viên cần chú ý vào các yếu tố: căn cứ vào đặc trưng bài học và phương hướng phân tích tác phẩm để lựa chọn câu hỏi cho phù hợp; Dựa vào những giá trị đặc sắc, nổi bật của nội dung và hình thức tác phẩm để khai thác; Dựa vào khả năng và tầm tiếp nhận tri thức của các em để kích thích các em tích cực tham gia vào hoạt động giờ học; Dựa vào kiến thức hiểu biết của giáo viên cũng như năng lực sư phạm và khả năng tổ chức bài học để tổ chức bài giảng hiệu quả. Câu hỏi gợi mở gồm các dạng chủ yếu sau: câu hỏi chuẩn bị (học sinh tự học ở nhà), câu hỏi nhập cảm, câu hỏi phân tích, câu hỏi tổng hợp, câu hỏi củng cố, câu hỏi ôn tập. Phương pháp gợi mở có thể đạt được hiệu quả trên nhiều phương diện. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến việc hình thành, củng cố tri thức LLVH cho các em. Ví dụ, khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ Tôi yêu em của Pu- skin, giáo viên có thể gợi mở cho các em bằng những câu hỏi như sau:
1. Sau khi đọc bài thơ, âm hưởng và cảm xúc chủ đạo em cảm nhận được là gì ?
2. Em hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? xác định bố cục bài thơ? 3. Điệp khúc nào làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ ?
4. Giọng điệu trữ tình chuyển biến như thế nào trong bài thơ? 5. Em cảm nhận được điều gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình?
6. Em có suy nghĩ gì về đặc điểm của thơ trữ tình qua bài "Tôi yêu em" của Pu-skin?
Thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở đó, một số vấn đề về đặc điểm thơ trữ tình được học sinh nhận thức, khắc sâu qua đọc hiểu bài thơ Tôi yêu em. Phương pháp này sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và tự nhận thức của học sinh.
2.3.1.3. Phương pháp nêu vấn đề kết hợp với thảo luận nhóm
Dạy học nêu vấn đề là hoạt động dạy học sáng tạo, nó khác với bản chất của dạy học truyền thống. Một nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là song song với việc lĩnh hội tích cực về kiến thức là sự phát triển những năng lực sáng tạo ở học sinh. Dạy học nêu vấn đề chính là dựa vào những quy luật của tư duy, đặc biệt là tư duy sáng tạo. Trong dạy học nêu vấn đề, kiến thức không có sẵn mà thông qua những tình huống có vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Như vậy muốn hình thành và củng cố tri thức lí luận cho học sinh giáo viên cần dẫn dắt các em phát hiện những mâu thuẩn và tình huống có vấn đề. Mâu thuẩn đó có thể là giữa cái cũ và cái mới, giữa cái chưa biết và đã biết; giữa quan điểm của học sinh với tác giả; hoặc giữa các học sinh với nhau trước một vấn đề đặt ra của văn bản; cũng có thể là mâu thuẩn giữa tính cách nhân vật và hoàn cảnh...Với mục đích hình thành, củng cố tri thức LLVH, giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề. Hệ thống câu hỏi phải bám sát tác phẩm, phản ánh bản chất của tác phẩm, vừa phù hợp với tầm tiếp nhận của học sinh; cần định hướng vào những vấn đề khái quát, cốt lõi tư tưởng của tác phẩm và chỉ ra được mối liên hệ hữu cơ giữa những yếu tố cụ thể với những vấn đề khái quát như tư tưởng, chủ đề, quan điểm của tác giả, các giá trị, các lớp ý nghĩa của tác phẩm; câu hỏi phải mang tính hệ thống liên tục.
Kết hợp nêu vấn đề và thảo luận nhóm là một trong những cách được giáo viên sử dụng khi cung cấp tri thức lí luận cho học sinh thông qua dạy học
VHNN. Giáo viên có thể tiến hành bằng cách chia học sinh ra từng nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 - 6 học sinh. Giáo viên nêu vấn đề, các nhóm làm việc độc lập khoảng 2-3 phút. Sau đó các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến về vấn đề mình bàn luận. Trong khi trình bày, nhóm nào không đồng ý với ý kiến của nhóm bạn thì sẽ phản biện và nêu ra ý kiến riêng của nhóm mình. Điều quan trọng là phải nêu vấn đề thế nào để khơi gợi sự hứng thú, sự tích cực tham gia giải quyết của học sinh. Ví dụ, khi dạy bài Thuốc của Lỗ Tấn, GV nêu vấn đề để các em thảo luận, nhằm mục đích kích thích hứng thú, giúp HS phát hiện ra những chi tiết, tình huống có vấn đề trong tác phẩm. Chẳng hạn:
- Theo em, hình tượng người cách mạng Hạ Du hiện lên qua chi tiết nào? Qua cuộc bàn luận trong quán trà về Hạ Du, Lỗ Tấn muốn nói lên điều gì?
- Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người mang ý nghĩa gì? - Em có suy nghĩ gì về không gian nghệ thuật của truyện?
- Em hãy cho biết ý nghĩa của vòng hoa trên nấm mộ người tử tù?
- Câu hỏi của bà mẹ trước vòng hoa trên nấm mộ người tử tù "Thế này là thế nào?" có ý nghĩa gì?
Phương pháp thảo luận nhóm giúp học sinh phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo và nhận ra được trình độ hiểu biết của mình, đồng thời có điều kiện để học hỏi, trao đổi với bạn bè. Đối với các văn bản VHNN, việc tổ chức cho các em học theo nhóm là một trong những thuận lợi để các em có dịp giao lưu học hỏi với các bạn. Nhưng muốn điều đó đạt hiệu quả thì giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bị tốt mọi điều kiện. Về phía giáo viên, cần tìm hiểu kỹ văn bản, suy nghĩ và dự kiến những nội dung sẽ cho học sinh hoạt động nhóm. Câu hỏi phải định hướng vào những vấn đề cơ bản của văn bản như: thái độ, tình cảm của nhân vật, ý nghĩa nội dung, giá trị nghệ thuật...Từ đó giúp học sinh xác định chủ đề, tư tưởng văn bản. Việc tổ chức thảo luận
nhóm cũng cần phải linh hoạt. Chẳng hạn, khi tìm hiểu cuộc sống của nhân vật Xô-cô-lốp từ khi gặp bé Va-ni-a, giáo viên chia lớp thành 3 nhóm: Nhóm 1: So sánh cuộc sống của Xô-cô-lốp trước và sau khi gặp bé Va-ni-a; Nhóm 2: Khi nhận bé Va-ni-a làm con nuôi, cuộc sống của Xô-cô-lốp có gì thay đổi; Nhóm 3: Thông qua sự thay đổi cuộc sống của Xô-cô-lốp, tác giả muốn nói lên điều gì? Học sinh thảo luận, trình bày, góp ý bổ sung. Từ đó các em nhận ra được điều mà nhà văn gửi gắm: "chỉ có tình thương mới chữa lành được vết thương trong trái tim". Chính lòng nhân ái đã giúp cho hai con người côi cút có thể vượt qua được sự cô đơn, sống cuộc sống đầy tình thương của con người. Giáo viên vừa chốt lại vấn đề vừa củng cố kiến thức cho các em. Như vậy, kết hợp phương pháp nêu vấn đề với đối thoại, tranh luận trong hoạt động nhóm sẽ làm cho giờ học sôi nổi, sinh động vừa kích thích tư duy độc lập của học sinh, nhằm lôi cuốn các em vào môi trường học tập. Các em có điều kiện trình bày suy nghĩ của mình bằng ngôn ngữ trao đổi, đàm thoại. Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và chiếm lĩnh tri thức, trong đó có những tri thức lý luận đã được tích hợp.
2.3.1.4. Ứng dụng công nghệ thông tin và bản đồ tư duy
Trong xu thế hội nhập và phát triển như hiện nay, vai trò của VHNN trong nhà trường phổ thông ngày càng được chú trọng, vì đó là cầu nối giữa văn học Việt Nam và văn học các nước trên thế giới, góp phần tạo nên mối quan hệ giao tiếp liên văn hóa bắt đầu trên từng trang sách học đường. Để đảm nhận tốt nhất vai trò cầu nối văn hóa, VHNN cần nhiều phương tiện, biện pháp hỗ trợ tối ưu hóa trong quá trình dạy học. CNTT là một trong những phương tiện quan trọng trong dạy học hiện đại, đặc biệt là sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft PowerPoin và phần mềm MindMap. Có nhiều cách ứng dụng CNTT trong dạy học văn.
Trước hết chúng ta có thể khai thác và sử dụng công cụ tìm kiếm Google để tìm kiếm thông tin phục vụ cho việc giảng dạy. Đó là những hình ảnh, tri thức liên quan đến tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài. Ví dụ khi dạy trích đoạn kịch Tình yêu và thù hận của Sếch-xpia, giáo viên có thể dùng máy chiếu để giới thiệu với học sinh về Sếch-xpia, hình ảnh về thời phục hưng ở nước Anh, một số đoạn trong vở bi kịch, tượng Rô-mê-ô và Giu-li-ét... Hoặc khi đọc hiểu thơ Hai-cư của Ba-sô, giáo viên giới thiệu cho học sinh một vài hình ảnh về nước Nhật và văn hóa Nhật, như: hình ảnh những ngôi chùa nép mình trên núi, hoa anh đào, hình ảnh người lữ khách... Khi dạy bài Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu, giáo viên có thể minh họa cho các em về di tích danh lam thắng cảnh Lầu Hoàng Hạc ở Trung Quốc. Với những cách giới thiệu và sử dụng hợp lí CNTT, học sinh sẽ có được tâm thế hào hứng để đến với bài học.
Bên cạnh đó, chúng ta có thể dùng phần mềm powerpoint để thiết kế bài giảng và các trò chơi khởi động nhằm gây hứng thú cho học sinh. Từ đó giúp các em có những cảm nhận ban đầu về văn hóa, phong tục, lối sống, thiên nhiên gắn liền với tác giả, tác phẩm mà các em đang đọc hiểu. Ví dụ, khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ Tôi yêu em của nhà thơ Pu-skin, giáo viên có thể tạo các slide để giới thiệu với các em về nước Nga thế kỉ XIX (hình ảnh động) nhằm giúp các em hình dung được bối cảnh lịch sử xã hội nước Nga lúc bấy giờ; Hình ảnh rừng Bạch Dương là đặc trưng cho thiên nhiên nước Nga; Chân dung nhà thơ Pu-skin; Tuyển tập thơ của Pu-skin và bài thơ "Tôi yêu em". Những hình ảnh đó diễn ra trên nền nhạc Nga qua bài hát Chiều Mátxcơva ... với cách giới thiệu bài học như thế các em sẽ có được những cảm xúc thật tuyệt khi đọc hiểu bài thơ Tôi yêu em. Nhờ đó hứng thú học tập được tăng lên rõ rệt. Với cách sử dụng phần mềm này, giáo viên sẽ giúp các em thuận lợi trong việc tìm hiểu và cảm thụ một tác phẩm của một nền văn hóa ở
những đất nước xa xôi. Bên cạnh đó, một trong những nguyên tắc cơ bản của dạy học văn nói chung và VHNN nói riêng là gắn liền với thể loại.
Xuất phát từ đặc trưng thể loại để hỗ trợ cho việc đọc hiểu văn bản. Giáo viên có thể sử dụng phần mềm MindMap để hình thành và củng cố tri thức cho các em. Nhằm hướng các em đến một phương cách học tập tích cực và tự chủ, chúng ta không chỉ giúp các em khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp các em hệ thống được những kiến thức đó. Một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là bản đồ tư duy. Bản đồ tư duy (Mind Map) là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Với mục đích hình thành, bổ sung tri thức lý luận, bản đồ tư duy sẽ phát huy được ưu thế của mình trong việc hệ thống tri thức cho các em một cách khái quát. Ví dụ:
Ngoài ra giáo viên có thể sử dụng phần mềm MindMap để hướng dẫn học sinh tóm tắt các tác phẩm có dung lượng lớn như Tam quốc diễn
nghĩa"của La Quán Trung; hoặc Số phận con người của Sô-lô-khốp. Từ đó, giúp các em có được nhận thức rõ ràng hơn về đặc điểm của tác phẩm tự sự. Ví dụ:
Tóm lại, ứng dụng CNTT trong việc hình thành và củng cố tri thức lí luận văn học cho học sinh qua dạy học VHNN là phương pháp có tính khả thi. Hiệu quả của phương pháp này, trước hết là tạo hứng thú học tập cho học sinh. Từ đó, định hướng các em vào những vấn đề trọng tâm của bài học. Những tri thức LLVH được các em tiếp nhận qua nhiều con đường, trong đó có con đường trực quan qua những hình ảnh, sơ đồ được giáo viên thể hiện. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với việc sử dụng bản đồ tư duy Mindmap