6. Cấu trúc Luận văn
1.2.2. Nhận thức của giáo viên, học sinh về tính cần thiết của việc
hình thành, củng cố tri thức lí luận qua giờ dạy, học văn
Lý luận văn học có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình cảm nhận, phân tích tác phẩm văn học. Tri thức lí luận được xem là công cụ, phương pháp để chiếm lĩnh tác phẩm văn học. Có kiến thức LLVH học sinh sẽ có phương pháp để tiếp cận tác phẩm và phân tích sâu hơn về tác phẩm, gợi mở hướng khai thác văn bản. Vì vậy cung cấp kiến thức lý luận cho học sinh là một yêu cần thiết trong dạy học văn ở trường THPT. Nhận thức rõ điều này, trong chương trình Ngữ văn THPT, bên cạnh các bài đọc hiểu văn bản văn học, còn có một số bài về lý luận văn học. Chương trình hiện hành có 13/175 tiết lí luận văn học cho 3 khối lớp. Trong đó, chương trình lớp 10 có 4 tiết với hai bài: Văn bản văn học (2 tiết); Nội dung và hình thức của văn bản văn học (2 tiết); chương trình lớp 11 có 4 tiết với hai bài: Một số thể loại văn học: thơ, truyện (2 tiết); Một số thể loại văn học: kịch, nghị luận (2 tiết). Chương trình lớp 12 có 5 tiết với 2 bài: Quá trình văn học và phong cách văn học (2 tiết), Giá trị văn học và tiếp nhận văn học (3 tiết). Có thể thấy, tuy số lượng số tiết không nhiều, song sự có mặt của những bài lý luận văn học trong chương trình THPT góp phần hình thành cho các em một số tri thức
giản yếu về lý luận văn học. Thông qua các bài học về lý luận văn học, một số kiến thức về lý luận văn học, như: văn bản văn học, nội dung và hình thức văn bản văn học, quá trình văn học, thể loại văn học, tiếp nhận văn học đã được hình thành ở các em. Tuy nhiên, chừng đó là chưa đủ. Vì vậy, việc củng cố những tri thức lý luận qua những bài đọc hiểu văn bản văn học, trong đó có VHNN, là hết sức cần thiết. Nhiều vấn đề lý luận văn học được liên hệ, mở rộng, nâng cao, củng cố. Bằng cách đó, kiến thức về lý luận văn học của các em không chỉ được củng cố, mà còn được bổ sung.
Để có cái nhìn khách quan về nhận thức của người dạy, người học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát điều tra GV và HS một số trường trên địa bàn tỉnh Quảng Bình theo hình thức trắc nghiệm khách quan (xem phụ lục). Trả lời câu hỏi về tính cần thiết của việc cung cấp kiến thức lý luận văn học cho học sinh, có 69.2 % số GV được hỏi cho là rất cần thiết, 30.8 % cho là cần thiết. Tuy nhiên, khi trả lời câu hỏi, vấn đề nào của lý luận văn học được thầy, cô quan tâm nhất trong giảng dạy, có 36.2 % GV quan tâm đến đặc trưng thể loại. Số còn lại không trả lời, hoặc trả lời phân tán. Điều này cho thấy, mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc cung cấp tri thức lý luận cho học sinh, song hầu hết GV còn lúng túng trong việc xác định những tri thức cơ bản, và phương pháp cung cấp thông qua dạy học VHNN.
Khảo sát HS về một số vấn đề liên quan, kết quả cho thấy, có 49.2 % học sinh được hỏi cho rằng các em muốn được thầy cô củng cố tri thức lí luận qua đọc hiểu các văn bản VHNN. Có thể chưa có được một nhận thức đầy đủ, song nhiều học sinh đã thấy được tầm quan trọng của việc hình thành, củng cố tri thức lí luận qua các giờ đọc hiểu VHNN. Vốn tri thức về lý luận văn học của các em học sinh THPT còn ít ỏi. Tìm hiểu khả năng nhận thức và hiểu biết của học sinh về đặc điểm nổi bật của các thể loại tự sự, trữ tình, kịch cho thấy, có 20.4 % HS cho rằng hiểu; 40.3 % HS cho rằng tương đối hiểu;
33.0 % HS cho rằng khó hiểu và 6.3 % HS cho rằng không hiểu. Có 74.8 % HS nhận ra sự khác biệt giữa hình thức thơ cách luật và thơ tự do, và 25.2 % cho rằng không có sự khác biệt nào giữa hai hình thức thơ. Điều này có nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân từ phía học sinh, có nguyên nhân từ phía GV. Dù là nguyên nhân nào, thì đó cũng là thực trạng đáng báo động.