Vị trí, vai trò của VHNN trong chương trình Ngữ văn THPT

Một phần của tài liệu Hình thành và củng cố tri thức lí luận văn học cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài (Trang 29 - 31)

6. Cấu trúc Luận văn

1.2.3. Vị trí, vai trò của VHNN trong chương trình Ngữ văn THPT

Trong chương trình môn văn ở trường trung học phổ thông (THPT), phần văn học nước ngoài giữ một vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hoá và xu thế hội nhập ngày càng sâu sắc, toàn diện như ngày nay. Trong chương trình chuẩn môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông đang áp dụng trên phạm vi cả nước, phần văn học nước ngoài chiếm khoảng 7,4% (26 tiết trong tổng số 353 tiết). Tỷ lệ này ở chương trình môn Ngữ văn nâng cao là 7,6% (32 tiết trong tổng số 420 tiết). Đó là một tỉ lệ không nhỏ. Song trong thực tế, việc giảng dạy văn học nước ngoài ở các trường trung học phổ thông hiện nay đang tồn tại nhiều vấn đề. Việc xác định mục đích dạy học văn học nước ngoài ở trường trung học phổ thông không thể tách rời mục đích chung của việc dạy học môn văn. Bên cạnh đó, phải chú ý tới những đặc điểm và khả năng mang tính đặc thù của văn học nước ngoài trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục ở bậc học trung học phổ thông. Những tác giả, tác phẩm văn học nước ngoài được chọn học trong c1ương trình phổ thông, từ bậc trung học cơ sở đến trung học phổ thông đều là những hiện tượng nổi bật, đặc sắc trong văn học các nước, trở thành tài sản tinh thần của nhân loại. Thông qua những tác giả, tác phẩm văn học cụ thể, học sinh hiểu biết thêm về các nền văn hoá, văn học lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề về lý luận văn học sẽ được nhận thức, bổ sung thông qua những tác giả, tác phẩm đặc sắc của văn chương nhân loại. Đây có thể

xem là một thế mạnh, một khả năng riêng của văn học nước ngoài, chỉ có ở văn học nước ngoài.

Những hiện tượng văn học nước ngoài được chọn giới thiệu trong chương trình trung học phổ thông đều là những hiện tượng nổi bật của các nền văn học lớn trên thế giới. Đó là các nền văn học như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản ở châu Á; Hi Lạp, Anh, Nga, Pháp, Đức ở châu Âu, và văn học Mỹ. Dù chỉ là sơ lược, song qua những hiện tượng được chọn học trong chương trình, học sinh có điều kiện tích luỹ thêm những tri thức văn hoá, văn học mở rộng tầm nhìn ra nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Bởi lẽ, với các hiện tượng văn học đặc sắc, đó không chỉ là văn học mà còn là văn hoá. Việc được tiếp xúc với nhiều nền văn hoá, tích luỹ được ít nhiều kiến thức sẽ giúp cho học sinh tự tin hơn khi tiếp xúc, giao lưu, gia nhập vào một không gian sống mang tính toàn cầu trong tương lai. Đây là điều chỉ có văn học nước ngoài mới có khả năng mang lại cho các em.

Bên cạnh việc giúp cho các em có thêm những tri thức mới về các giá trị nội dung tư tưởng, qua mỗi bài giảng về văn học nước ngoài giáo viên còn có khả năng giúp các em có thêm những kiến thức về lý luận văn học, như kiến thức về thể loại, về quá trình hình thành một tác phẩm, sự ảnh hưởng của hoàn cảnh đến sự ra đời của một tác phẩm văn học… Những điều này không phải chỉ có văn học nước ngoài mới làm được. Song không thể phủ nhận, tính chất điển hình về thể loại, về những vấn đề lý luận khác, văn học nước ngoài có nhiều ưu thế hơn. Chẳng hạn, chỉ qua đoạn trích và phần giới thiệu về Ô- đi-xê (Hô-me-rơ) giáo viên có thể giúp các em hiểu thêm về thể loại sử thi cổ đại, một thể loại mà ảnh hưởng của nó có thể tìm thấy trong nền văn học hiện đại. Kiến thức về thể loại thơ của các em sẽ phong phú hơn nhiều khi được tiếp xúc với nhiều hình thức thơ, từ thơ thất ngôn tứ tuyệt đời Đường, thơ Hai-cư của Nhật Bản đến thơ tự do, thơ văn xuôi của A. Pu-skin, R. Ta-go.

Đây là mục đích đã được các nhà soạn thảo chương trình, lựa chọn tác phẩm ý thức một cách sâu sắc. Dĩ nhiên để mục đích đó đạt được như mong muốn, nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: kinh nghiệm, trình độ sự phạm và kiến thức của giáo viên. Bởi lẽ, những tri thức lý luận văn học chỉ được rút ra qua mỗi tác phẩm được học trên cơ sở khái quát, liên tưởng của giáo viên.

Nhìn vào chương trình VHNN ở trường THPT có thể thấy, chương trình đã bao quát được khá nhiều nền văn học của các nước trên thế giới như Hy Lạp, Mĩ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản ... với nhiều tác giả tiêu biểu qua các thời kỳ khác nhau. Đó là những tác phẩm nổi tiếng, kết tinh tư tưởng và phong cách nghệ thuật đặc sắc, giàu giá trị nhân bản, chứa đựng nhiều giá trị lý luận.

Lớp/ chương trình Văn học VN T làm văn Tiếng việt Văn học NN Lý luận văn học Tổng số tiết Lớp 10 (chương trình chuẩn) 43 38 14 10 0 105 Lớp 10 (chương trình nâng cao) 61 51 14 14 0 140 Lớp 11 (chương trình chuẩn) 57 41 15 10 0 123 Lớp 11 (chương trình nâng cao) 62 51 15 12 0 140 Lớp 12 (chương trình chuẩn) 45 35 13 8 4 105 Lớp 12 (chương trình nâng cao) 56 53 16 7 8 140

Cấu trúc chương trình môn văn THPT

Một phần của tài liệu Hình thành và củng cố tri thức lí luận văn học cho học sinh THPT qua dạy học văn học nước ngoài (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w