6. Cấu trúc Luận văn
3.3.2. Giáo án TN2: "Tình yêu và thù hận", Sếch-xpia (SGK 11,
TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN (Trích Rô-mê-ô và Giu-li-et) Sếch - xpia A. Mục tiêu bài học Giúp HS 1. Kiến thức
- Hiểu được tình yêu cao đẹp bất chấp thù hận giữa hai dòng họ của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
- Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại của Rô-mê-ô và Giu-li-ét. Từ đó nhận biết xung đột giữa khát vọng tình cảm cá nhân và hận thù dai dẳng giữa hai dòng họ và quyết tâm hướng tới xây dựng cuộc sống hạnh phúc.
- Nhận thức được sức mạnh của tình yêu chân chính, của tình người cao đẹp, là động lực sẽ giúp con người vượt qua được mọi định kiến và hận thù.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại kịch.
3. Thái độ
- Trân trọng tình yêu chân chính.
B. Phương tiện, phương pháp tiến hành
1. Phương tiện: SGK, SGV, giáo án.
2. Phương pháp: nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, phân tích.
C. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới
Thời đại Phục hưng ở Châu Âu là thời đại “khổng lồ đẻ ra những con người khổng lồ về tư tưởng, văn hoá nghệ thuật, khoa học...”. U. Sếch- xpia là nhà viết kịch vĩ đại, là tên tuổi tiêu biểu nhất. Vở bi kịch "Rô-mê-ô và Giu-li- ét" là minh chứng cho tài năng viết kịch của nhà văn Sếch- xpia. Các em sẽ tìm hiểu đoạn trích "Tình yêu và thù hận" để thấy rõ điều đó.
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt * Hoạt động 1
* Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả ?
- Ứng dụng CNTT để giới thiệu cho học sinh về Sếch- xpia; Rô-mê-ô và Giu-li-ét; đoạn phim "lễ hội hóa trang"...
* Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
* Giới thiệu cho học sinh đặc trưng thể loại bi kịch? * Học sinh tóm tắt tác phẩm? * Vị trí của đoạn trích? I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Sếch - xpia (1564-1616).
- Nhà thơ, nhà viết kịch thiên tài của nước Anh và của nhân loại thời Phục hưng. - Có 37 tác phẩm gồm hài kịch, bi kịch, chính kịch bằng thơ xen văn xuôi
-> Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của khát vọng tự do, của lòng nhân ái bao la và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống của con người.
2. Tác phẩm Rô-mê-ô và Giu-li-ét
a. Hoàn cảnh sáng tác: viết vào khoảng những năm 1594-1595, dựa trên câu chuyện có thật về mối hận thù giữa hai dòng họ Môn-ta-ghiu và Ca-piu-lét tại Vê-rô-na thời trung cổ.
b. Thể loại: bi kịch c. Tóm tắt
Hoạt động 2
* HS đọc phân vai.
* Đoạn trích có mười sáu lời thoại. Sáu lời thoại đầu có gì khác biệt với những lời thoại sau?
* Hình thức các lời thoại đó như thế nào ?
* Tìm những cụm từ chứng minh tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét diễn ra trong bối cảnh hai dòng họ thù địch?
* Nỗi ám ảnh hận thù xuất hiện ở ai nhiều hơn? Vì sao?
- Vị trí: thuộc lớp 2, hồi II của vở kịch.
II. Đọc- hiểu văn bản 1. Hình thức các lời thoại
* 6 lời thoại đầu, về hình thức là những lời thoại của từng người. Họ nói về nhau chứ không nói với nhau -> lời độc thoại nội tâm bày tỏ nỗi lòng suy nghĩ của nhân vật. => nhân vật bày tỏ thành thật, không cần giấu diếm, chứa đựng cảm xúc chân thành, đằm thắm.
- Độc thoại có hàm chứa đối thoại: làm cho lời độc thoại thêm sinh động, nhiều màu sắc. * 10 lời thoại sau là lời đối thoại thông thường.
2. Tình yêu trên nền thù hận
- Sự thù hận của hai dòng họ cứ ám ảnh cả hai người trong suốt cuộc gặp gỡ.
+ Rô-mê-ô: Tôi thù ghét cái tên tôi... Chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn- ta -ghiu...Từ nay tôi sẽ không bao giờ còn là Rô - m ê- ô nữa...
+ Giu-li-ét: Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi. Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi . Nơi tử địa..họ mà bắt gặp anh..
- Nỗi ám ảnh thù hận xuất hiện ở Giu-li-ét nhiều hơn. Nàng lo lắng day dứt không chỉ
* Lời độc thoại nội tâm của Rô-mê-ô diến ra trong bối cảnh thời gian, không gian như thế nào?
* Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô trong đoạn trích (đặc biệt qua lời thoại đầu tiên)
cho mình mà còn cả người yêu.
- Thái độ Rô-mê-ô quyết liệt hơn, chàng sẵn sàng từ bỏ dòng họ mình để đến với tình yêu. Cái chàng sợ là không có được, không chiếm được tình yêu của Giu- li- ét, sợ nàng nhìn mình bằng ánh mắt của sự thù hận ... => Cả hai đều nhắc đến thù hận song không phải để khơi dậy hay khoét sâu hận thù mà chỉ để vượt lên thù hận, bất chấp thù hận -> Quyết tâm xây đắp tình yêu.
3. Tâm trạng của Rô-mê-ô
- Đêm khuya, trăng sáng. Màn đêm thanh vắng với vầng trăng trên trời cao tạo chiều sâu cho sự bộc lộ tình cảm của đôi tình nhân -> Thiên nhiên được nhìn qua các điểm nhìn của chàng trai đang yêu do đó thiên nhiên là thiên nhiên hoà đồng, chở che, trân trọng. - Trăng trở thành đối tượng để Rô-mê-ô so sánh với vẻ đẹp không sánh được của Giu- li-ét.
+ “Vừng dương” lúc bình minh.
+ Sự xuất hiện của “vừng dương” khiến “ả Hằng Nga” trở nên “héo hon”, nhợt nhạt... + “Nàng Giu-li-ét là mặt trời”.
- Mạch suy nghĩ của Rô-mê-ô hướng vào đôi mắt: “Đôi mắt nàng lên tiếng”. Đôi môi lấp lánh của Giu-li-ét cảm nhận như sự mấp
* Diễn biến nội tâm của Giu-li- ét được miêu tả như thế nào? * Phân tích diễn biến tâm trạng của Giu-li-ét? (Đặc biệt qua lời thoại “Chỉ có tên họ chàng là thù địch với em thôi)
máy của làn môi khi nói -> liên tưởng. - “Hai ngôi sao đẹp nhất trên bầu trời”-> so sánh được đẩy lên cấp độ cao hơn bằng sự tự vấn “Nếu mắt nàng...thế nào nhỉ?”
-> khẳng định vẻ đẹp của đôi mắt, của các nét đẹp trên khuôn mặt...
=> khát vọng yêu đương hết sức mãnh liệt “Kìa! Nàng tì má...gò má ấy!”
- Cảm xúc của Rô-mê-ô là cảm xúc của một con người đang yêu và đang được tình yêu đáp lại, đây cũng là sự cộng hưởng kì lạ của những tâm hồn đang yêu...
4. Tâm trạng của Giu-li-ét
- Qua lời độc thoại nội tâm:
+ Vừa gặp Rô-mê-ô, trở về phòng đứng bên cửa sổ thổ lộ nỗi lòng của mình “ Chàng hãy khước từ…hãy thề yêu em đi” “chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi” .
-> Tình yêu mãnh liệt không chút che dấu, không chút ngượng ngùng, suy nghĩ chín chắn, cảm nhận được mối tình có thể sẻ trở ngại bởi sự thù hận của hai dòng họ.
- Qua lời đối thoại với Rô-mê-ô.
+ Anh tới đây bằng cách nào và tới đây làm gì? Câu hỏi để giải toả băn khoăn vì chưa thật tin vào tình yêu mới bất ngờ của chàng. + Anh làm cách nào tới được chốn
* Em có nhận xét gì về ngôn ngữ được tác giả sử dụng ở đây? Những diễn biến nội tâm của Giu-li-ét nói lên tài năng gì của nhà văn?
* Chứng minh rằng tình yêu và thù hận đã được giải quyết xong trong mười sáu lời thoại này?
này..người nhà em bắt gặp nơi đây. -> Câu hỏi hướng tới Rô-mê-ô cũng là để thể hiện nỗi lo lắng giằng xé tâm can Giu-li- ét. Liệu tình yêu của Rô-mê-ô có đủ sức mạnh để vượt qua bức tường rào hữu hình ở gia đình Ca-pu-lét hay không? Tình yêu của chàng có đủ sức mạnh vượt qua bức tường thù hận ở hai gia đình hay không?
+ Em chẳng đời nào muốn họ bắt gặp anh nơi đây -> tế nhị chấp nhận tình yêu của Rô- mê-ô, trái tim nàng đã hoàn toàn hướng về Rô-mê-ô.
=> Qua ngôn ngữ sống động và đầy chất thơ, nhà văn đã thể hiện được diễn biến nội tâm đầy phức tạp nhưng phù hợp với tâm trạng của người đang yêu
<=>Thể hiện một tình yêu mãnh liệt, trong trắng vượt lên trên sự hận thù truyền kiếp của hai dòng họ.
5. Tình yêu bất chấp thù hận
- Thù hận không xuất hiện như một thế lực cản trở tình yêu mà thù hận chỉ hiện qua dòng suy nghĩ của các nhân vật, song không phải là động lực chi phối hành động của nhân vật.
- Tình yêu trong sáng diễn ra trên cái nền của thù hận.
Hoạt động 3
* Qua đoạn trích em hãy rút ra giá trị nội dung và nghệ thuật ?
=> thù hận bị đẩy lùi chỉ còn lại tình đời tình người bao la, phù hợp với lí tưởng nhân văn.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Khẳng định vẻ đẹp của tình người, tình đời theo lí tưởng của chủ nghĩa nhân văn thông qua sự chiến thắng của tình yêu chân chính và mãnh liệt đối với những thù hận dòng tộc. 2. Nghệ thuật
- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
- Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại thể hiện sự phát triển của xung đột kịch.
V. Củng cố, dặn dò
- Nắm vững hoàn cảnh ra đời, nội dung, nghệ thuật của đoạn trích?
- Tại sao có thể nói: “Ca ngợi tình yêu chân chính của con người cũng chính là khẳng định con người” ?
- Học sinh nhận xét về ngôn ngữ, hành động và tâm trạng nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
3.3.3. Giáo án TN 3 SỐ PHẬN CON NGƯỜI (Trích) Sô-lô-khốp A. Mục tiêu bài học Giúp học sinh 1. Kiến thức
- Hiểu rõ tính cách Nga kiên cường, nhân hậu.
- Nắm được nghệ thuật kể chuyện, khắc họa tính cách và sử dụng chi tiết của Sô-lô-khốp.
- Suy ngẫm về số phận con người: Số phận mỗi người thường không phẳng phiu mà đầy éo le, trắc trở. Con người phải có đủ bản lĩnh và lòng nhân hậu để làm chủ số phận của mình, vượt lên sự cô đơn, mất mát, đau thương.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích một tác phẩm truyện ngắn.
3. Thái độ
- Cảm phục, yêu quý con người Nga và tính cách Nga.
B. Phương tiện, phương pháp tiến hành 1. Phương tiện: SGK, SGV, giáo án.
2. Phương pháp: nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, phân tích.
C. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới
Ứng dụng CNTT gồm kênh hình và kênh tiếng để mở ra không gian văn hóa Nga với hình ảnh: mùa thu vàng, xứ sở Bạch Dương, cung điện mùa đông, búp bê Nga Matrioshka. Tất cả diễn ra trên nền nhạc Nga với ca khúc
"Cánh đồng Nga". Nhằm giúp các em tạo tâm thế cần thiết để tiếp cận bài giảng, đến với nền văn học mới - Văn học Nga.
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1
* GV cho học sinh trình bày những nét chính về tác giả? * GV chốt kiến thức, ứng dụng CNTT mở rộng vốn hiểu biết cho các em bằng các hình ảnh: + tác giả Sô-lô-khốp. + Bản đồ Sông Đông, hình ảnh về quê hương sông Đông. + Trang bìa một số tác phẩm nổi tiếng của Sô-lô-khốp bằng tiếng Nga và tiếng Việt.
* GV cho HS nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
*GV sử dụng bản đồ MindMap để mô hình hóa cốt truyện. * Hoạt động 2
- GV hướng dẫn cho HS phân
I. Tiểu dẫn
1. Tác giả Sô-lô-khốp
- 1905 - 1984.
- Là nhà văn Nga lỗi lạc.
+ Nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học. + Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
- Được xếp vào hàng các nhà văn lớn nhất thế kỷ XX.
2. Tác phẩm "Số phận con người"
a. Hoàn cảnh ra đời
- In năm 1957. - Tiểu anh hùng ca.
-> Là cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Nga.
b. Tóm tắt văn bản
- Cốt truyện lồng trong truyện. - HS xác định bố cục của văn bản.
II. Đọc - hiểu văn bản
tích hoàn cảnh và tâm trạng An-đrây sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Va-ni-a?
- GV chia lớp thành 3 nhóm thảo luận 3 vấn đề:
+ cuộc đời Xô-cô-lốp trong chiến tranh;
+ cuộc đời Xô-cô-lốp sau chiến tranh;
+ Qua cuộc đời Xô-cô-lốp, tác giả muốn nói lên điều gì?
* GV ứng dụng CNTT chiếu một vài trích đoạn phim khi Xô-cô-lốp tham gia chiến tranh; cảnh gia đình anh bị bom giặc sát hại; Tôni bị bắn chết -> giúp học sinh sống cùng tác phẩm để cảm nhận tác phẩm: nhận ra sự tàn ác của chiến tranh và nỗi bất hạnh của Xô-cô-lốp.
* Tâm trạng của Xô-cô-lốp những ngày sống ở U-riu-pin-
Xô-cô-lôp sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Va-ni-a
a. Hoàn cảnh
- Vợ và hai con gái chết trong chiến tranh. - Con trai hy sinh vào ngày chiến thắng. - Bản thân bị thương hai lần.
-> Chiến tranh đã cướp đoạt của anh tất cả: người thân, gia đình.
b. Tâm trạng
* Ngày chiến thắng:
- "Tôi đã chôn trên đất người, đất Đức, niềm hy vọng cuối cùng của tôi; ..."
- "Trong người tôi như có cái gì đó vỡ tung ra."
- "Tôi trở về đơn vị như người mất hồn." => Đau đớn khôn nguôi.
- Về đâu bây giờ? Chả nhẽ lại về Vô-rô-ne- giơ ?
- Không được !
+ Trốn chạy khỏi quê hương, trốn chạy nỗi đau, trốn chạy quá khứ.
+ Nỗi đau quá lớn.
* Những ngày sống ở U-riu-pin-xcơ:
xcơ? Tâm trạng của An-đrây Xô-cô-lốp?
* Hoàn cảnh của bé Va-ni-a như thế nào?
- An-đrây Xô-cô-lốp nhận bé Va-ni-a làm con nuôi đã tác động lớn đến hai cha con như thế nào?
- GV sử dụng phương pháp vấn đáp, giúp học sinh khai thác, tìm hiểu các chi tiết:
+ Lời nói dối của Xô-cô-lốp khi bé Va-ni-a hỏi về chiếc áo bành tô?
+ Xô-cô-lốp "nhiều đêm thức
mê cái món nguy hại ấy." => Bế tắc, khủng hoảng.
2. Anđrây Xô-cô-lốp gặp bé Va-ni-a
- Hình ảnh bé Va-ni-a: Chú bé chừng 5-6 tuổi, thằng bé rách bươm xơ mướp, mặt mũi thì bê bết lem luốc... chỉ có cặp mắt như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm.
-> xót thương, yêu mến.
- Cha Va-ni-a chết ở mặt trận, mẹ chết vì bom trên tàu -> côi cút không nơi nương tựa, ai cho gì ăn nấy, bạ đâu ngủ đó.
=> Xô-cô-lốp nhói đau trong tim vì tiếng thở dài của bé. Lo nghĩ, thở dài là việc của người lớn, trẻ con phải luôn tươi cười, sao lại im lặng và thở dài.
- Cảm thương trước hoàn cảnh của bé, Xô- cô-lốp quyết định nhận bé làm con
-> Hai trái tim cô đơn lạnh giá bất chợt ấm lên vì được chụm lại bên nhau.