học kinh nghiệm cho Việt Nam.
•Kế toán Pháp:
Về cơ bản, nguyên tắc ghi nhận doanh thu và cách xác định doanh thu giống Việt Nam, điểm khác lớn nhất là: Theo kế toán Pháp, hoàn nhập khấu hao và hoàn nhập dự phòng được coi là thu nhập (các tài khoản 781: hoàn nhập khấu hao và dự phòng - thu nhập kinh doanh, tài khoản 786: hoàn nhập khấu hao và dự phòng - thu nhập tài chính và tài khoản 786: hoàn nhập khấu hao và dự phòng - thu nhập đặc biệt), trong khi kế toán Việt Nam, hoàn nhập dự phòng làm giảm chi phí (hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi làm giảm chi phí bán hàng..). Sự khác biệt này không làm ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận, vì Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí. Việc tăng doanh thu hay giảm chi phí một lượng bằng nhau sẽ làm Lợi nhuận tăng lên một lượng như vậy. Nhưng đứng trên góc độ của nhà đầu tư, mặc dù việc lợi nhuận tăng một lượng như nhau nhưng việc xem xét tăng doanh thu và giảm chi phí sẽ đưa các nhà đầu tư đến những quyết định khác nhau.
• Kế toán Mĩ:
Về cơ bản, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ở Mĩ giống việt nam. Chỉ có một số điểm khác biệt:
- Hệ thống tài khoản:
Kế toán Mĩ không áp dụng 1 hệ thống tài khoản bắt buộc, mà căn cứ vào kĩnh vực kinh doanh, qui mô và yêu cầu quản lí để lựa chọn cho mình 1 hệ thống tài khoản thích hợp.
- Chiết khấu thương mại:
Không ghi lại trên sổ sách vì đã phản ánh trong giá bán thực tế của doanh nghiệp trong khi Việt nam theo dõi riêng trên tài khoản 521 để có thể nắm rõ các khoản chiết khấu. Ví dụ: một lô hàng trị giá $5000, được hưởng chiết
khấu thương mại 20% thì giá mua thực tế là $4000, khi đó cả 2 bên mua cùng ghi giá là $4000. Còn ở Việt Nam, doanh nghiệp vẫn ghi doanh thu là $5000, nhưng sẽ phản ánh vào tài khoản 521 là $1000.
- Kế toán bán hàng của Mỹ không có thuế GTGT.
•So sánh chuẩn mực kế toán quốc tế và kế toán Việt Nam.
Để việc so sánh và quản trị được tốt hơn, theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRSs), lãi lỗ hoạt động kinh doanh là các khoản lãi lỗ từ các hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, nó không bao gồm các khoản thu nhập và chi phí tài chính. Chi phí tài chính theo thông lệ quốc tế chỉ đơn giản là chi phí lãi vay và các chi phí trực tiếp liên quan đến vay tiền bao gồm cả việc lãi lỗ do thay đổi tỷ giá ngoại tệ phát sinh từ việc vay tiền như một khoản chi phí lãi vay. Các chi phí khác và thu nhập khác theo hệ thống kế toán quốc tế (IAS) bao gồm như bất động sản đầu tư theo mô hình giá trị hợp lý, các khoản chênh lệch giá trị hợp lý cuối kỳ so với đầu kỳ được ghi nhận là lãi lỗ trong báo cáo tài chính kỳ đó. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), chỉ áp dụng phương pháp giá gốc trừ đi khấu hao lũy kế. Do vậy, không có khoản lãi, lỗ này phát sinh.
Trường hợp tài sản cố định được chính phủ cho tặng, theo IAS, doanh nghiệp chỉ được ghi nhận như một khoản thu nhập trong các kỳ liên quan để phù hợp với các chi phí liên quan (khấu hao) mà chúng được nhận để bù đắp. Theo VAS, nó được ghi nhận toàn bộ thu nhập vào kỳ nhận được tài sản. Trên đây là một số điểm khác biệt giữa chuẩn mực kế toán quốc tế và kế toán Việt Nam. Việt Nam đang từng bước thay đổi chuẩn mực để phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế hơn.