3. Thực trạng về thanh toán quốctế tại Ngân hàng TMCP Công thương – Chi nhánh Đống Đa
3.3.2. Thực trạng TTQT đối với từng loại hình thanh toán chuyển tiền, nhờ thư và tín dụng chứng từ.
tiền, nhờ thư và tín dụng chứng từ.
Bảng 2.9. Bảng thu nhập từ hoạt động chuyển tiền, nhờ thu và thanh toán tín dụng chứng từ
(ĐV: triệu đồng )
Loại hình dịch vụ TTQT 2008 2009 2010 Tổng
Thu nhập từ hoạt đông tín
dụng chứng từ 1320 1800 2600 5720
Thu nhập từ dịch vụ chuyển
tiền 600 895 1360 2855
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHTMCPCT - CNĐĐ 2008 – 2010)
Bảng 2.9 đưa ra thu nhập của NHCT Đống Đa trong TTQT đối với mỗi loại hình dịch vụ nhờ thu, tín dụng chứng từ và chuyển tiền. Trong đó, thu nhập từ hoạt động tín dụng chứng từ luôn chiếm phần lớn nhất, chiếm hơn 40%. Để thấy rõ hơn cơ cấu thu nhập của 3 loại hình dịch vụ TTQT này ta có 2 biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu thu nhập từ dịch vụ nhờ thu, tín dụng chứng từ và chuyển tiền năm 2008, 2009, 2010.
Biểu đồ 2.2. Phần trăm thu nhập các hoạt động TTQT trong 3 năm (2008 – 2010)
Biểu đồ 2.1 và 2.2, thể hiện cơ cấu và phần trăm thu nhập từ các hoạt động nhờ thu, chuyển tiền, tín dụng chứng từ. Qua đó, có thể thấy rõ ràng thu nhập từ hoạt động tín dụng chứng từ chiếm 62,2% trong tổng thu nhập dịch vụ TTQT từ năm 2008 đến hết 2010 và luôn đạt mức trên 1,3 tỷ đồng. Đến năm 2010, thu nhập từ hoạt động này đạt lên đến 2,6 tỷ đồng, gấp đôi so với năm 2008. Tiếp sau đó là thu nhập từ dịch vụ chuyển tiền chiếm 31%, và cuối cùng là dịch vụ nhờ thu chỉ chiếm 6,8%. Có thể nói rằng, NHTMCPCT - CNĐĐ đã xây dựng được lòng tin từ khách hàng nên hoạt động thanh toán bằng L/C mới có thể đạt được một kết quả cao là 5,72 tỷ đồng trong 3 năm. Thanh toán tín dụng chứng từ là một nghiệp vụ rất phức tạp, đòi hỏi ngân hàng phải có kiến thức và kinh nghiệm xử lý các hồ sơ, chứng từ, đồng thời có thể đưa ra các gói tài trợ xuất nhập khẩu cho khách hàng của mình. Đối với hoạt động thanh toán nhờ thu, thu nhập chỉ chiếm gần 7%, đạt 625 triệu đồng trong 3 năm gần đây. Đây là một nghiệp vụ đang được quan tâm hơn tại NHTMCPCT - CNĐĐ, nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều đối tác. Một phần lý do của vấn đề này là do đặc trưng của phương thức thanh toán này ngân hàng chỉ đóng vai trò là người thu hộ tiền cho nhà xuất khẩu, do đó, mức phí thu được không cao. Nhìn từ biểu đồ 2.2, có thể thấy dù ở trong thời gian nào, hoạt động thanh toán nhờ thu cũng luôn mang lại thu nhập nhỏ hơn nhiều so với 2 hoạt động còn lại là chuyển tiền và thanh toán bằng L/C. Mặt khác, phương thức TTQT chuyển tiền tuy phí ngân hàng thu được trong mỗi lần giao dịch là rất nhỏ, nhưng với số lần giao dịch nhiều và số tiền giao dịch lớn ( 32.502 triệu USD vào năm 2009 và 33.134 triệu USD vào năm 2010 – số liệu từ bảng 2.5 ) nên số tiền ngân hàng thu về cao hơn so với nhờ thu. Tuy nhiên, lợi nhuận từ
nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền luôn chỉ ~ 50% so với nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ.