Những hoạt động chính của Ngân hàng giai đoạn 2007

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 31)

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh toán quốctế của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

1.3Những hoạt động chính của Ngân hàng giai đoạn 2007

Với lịch sử hơn 20 năm thành lập, dưới sự chỉ đạo của NHTMCPCT VN cùng sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên của chi nhánh, NHTMCPCT - CNĐĐ đã ngày càng hoàn thiện các nghiệp vụ ngân hàng của mình. Để theo kịp sự phát triển của nền kinh tế và xu hướng phát triển của hệ thống ngân hàng, từ các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, chi nhánh cũng đã dần dần bổ sung các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại. Các nghiệp vụ chính của ngân hàng bao gồm :

- Huy động vốn từ tiết kiệm dân cư, các tổ chức kinh tế và nhận điều chuyển vốn từ chi nhánh Hà Nội bằng cả nội tệ và ngoại tệ.

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn, cho vay cầm cố chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay tiêu dùng, thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.

- Mở tài khoản thanh toán và tổ chức thanh toán cho khách hàng. - Mua bán ngoại tệ và thực hiện thanh toán quốc tế. Các công tác thanh toán quốc tế mà chi nhánh sử dụng bao gồm :

• Dịch vụ thanh toán và chuyển tiền kiều hối.

• Dịch vụ phát hành và thanh toán L/C.

• Các dịch vụ mua bán ngoại tệ.

Giai đoạn 2007 - 2010 đối với chi nhánh là một giai đoạn có nhiều biến chuyển và đổi mới. Trong năm 2007, trước tác động của việc Việt Nam ra nhập WTO, NHTMCPCT Việt Nam nói chung và NHTMCPCT - CNĐĐ nói riêng đã có nhiều bước cải cách quan trọng trong bộ máy tổ chức và đẩy mạnh các hoạt động chính của mình. Đặc biệt trong đó là các hoạt động liên quan đến mảng tài chính quốc tế, xuất nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển vốn và hoạt động thương mại quốc tế.

Đối với năm 2008, kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thách thức thì sang năm đến 2009 kinh tế nước ta đã có những chuyển biến tích cực, như đà suy giảm được ngăn chặn, chỉ số giá tiêu dùng tăng có 6,88%, tăng trưởng kinh tế đạt 5,32%. Tuy nhiên, nếu xét một cách toàn diện, thị trường tài chính tiền tệ vẫn còn chưa ổn định( diễn biến giá vàng ngoại tệ lên xuống phức tạp, ảnh hưởng đến các nhà đầu tư và tâm lý người dân). Đứng trước nguy cơ tăng trưởng tín dụng vượt quá so với tốc độ tăng GDP, NHNN đã đưa ra một số biện pháp ngăn chặn như : nâng lãi suất cơ bản, kiểm soát chặt chẽ cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản, … nhằm giúp các tổ chức tín dụng đảm bảo tính thanh khoản và kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng. Đây cũng là năm đầu tiên Vietinbank hoạt động theo mô hình ngân hàng cổ phần, và đã có nhiều sự đổi mới tích cực mang tính đột phá. Sự linh hoạt

trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của NHTMCPCT và Ban lãnh đạo chi nhánh đã giúp cho hoạt động của chi nhánh có những kết quả khả quan, vượt qua được thời kỳ khó khăn chung của nền kinh tế, góp phần vào sự hồi phục và phát triển của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng.

Năm 2010, NHTMCPCT Việt Nam tiếp tục bám sát mục tiêu chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, phát triển tích cực các mặt hoạt động kinh doanh theo phương châm "An toàn, Hiệu quả, Hiện đại, Tăng trưởng bền vững". Hơn nữa, việc Vietinbank là ngân hàng duy nhất đứng trong “top” 10 giải thưởng sao vàng Đất Việt năm 2010 ( giải thưởng dành cho Thương hiệu tiêu biểu VN trong hội nhập kinh tế quốc tế ) một lần nữa khẳng định vị thế hàng đầu của VietinBank trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Đánh giá được thế mạnh hiện tại, tiềm lực tài chính trong tương lai cũng như năng lực quản trị điều hành của VietinBank, nhiều tổ chức tài chính quốc tế hàng đầu trên thế giới quan tâm và muốn trở thành cổ đông chiến lược. Trong thời gian sắp tới, cùng với NHTMCPCT Việt Nam, chi nhánh sẽ tiến hành bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài (là các định chế tài chính hàng đầu) nhằm tăng cường hợp tác về vốn, nâng cao năng lực quản trị, công nghệ, kiểm soát an toàn rủi ro, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, mở ra cánh cửa hội nhập và phát triển ra thế giới, hướng tới một tập đoàn tài chính mạnh trong khu vực vào năm 2015.

Một phần của tài liệu Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Công thương Đống Đa Thực trạng và giải pháp (Trang 30 - 31)