4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh toán quốctế của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
1.4.3 Hoạt động TTQT
Về kinh doanh ngoại tệ: Bảng 2.5 cho thấy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh có xu hướng biến động thất thường. Với sự sụt giảm vào năm 2007 và tăng trở lại vượt mức 2006 vào năm 2008. Tuy nhiên, sang đến năm 2009, 2010, mặc cho giá ngoại tệ không ngừng tăng lên, doanh số mua bán ngoại tệ đã trở lại với sự ổn định, từ 50.000 triệu đồng đến 51.400 triệu đồng một năm.
Bảng 2.5. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHTMCPCT - CNĐĐ
( Đơn vị : triệu đồng )
Chi trả kiều hối Số món Doanh số
2006 46933 47461
2007 45300 46100
2008 51.959 51.508 632 2.877,292
2010 51.400 50.700 732 2.013,269
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHTMCPCT - CNĐĐ 2006 - 2010)
Tuy trong năm 2009 và 2010, giá ngoại tệ không ngừng tăng lên, thậm chí tăng rất cao trong năm 2010, nhưng hoạt động mua bán ngoại tệ của NHCT Đống Đa vẫn giữ ổn định qua các năm
Về thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại :
Bảng 2.6. Tình hình luân chuyển tiền trong hoạt động TTQT
( Đơn vị : triệu USD )
Phương thức thanh toán
2006 2007 2008 2009 2010
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền
Chuyển tiền 27.890 29.512 32.469 32.502 33.134 Nhờ thu 1.276 1.266 1.217 1.192 1.156 L/C 60.194 63.527 65.032 67.140 69.346 * L/C nhập 56.156 57.216 58.614 60.221 62.563 * L/C xuất 4.038 6.311 6.418 6.919 7.145 TỔNG 89.360 94.305 98.718 100.834 103.636
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHTMCPCT - CNĐĐ 2006 - 2010)
Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại đạt hơn 103 tỷ USD, tăng 2,802 tỷ USD so với năm 2009, và tăng 14,272 tỷ USD so với năm 2006 ( thời điểm Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO ). Điều này cho thấy hoạt động TTQT tại Chi Nhánh luôn luôn được chú trọng do đó có được sự phát triển đáng kể qua các năm từ 2006 đến 2010. Nổi bật trong đó, hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ luôn là phương thức có doanh số cao nhất với hơn 60 tỷ USD.