Tiếp thu, bổ sung và cải biên về đường dây cốt truyện chính

Một phần của tài liệu Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (Từ góc nhìn từ sự (Trang 35 - 43)

3. Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh từ góc

3.1. Tiếp thu, bổ sung và cải biên về đường dây cốt truyện chính

Như chúng tôi đã phân tích ở phần trên, cốt truyện là thứ “chất liệu” đầu tiên mà nhà làm phim chuyển thể muốn “vay mượn” từ tác phẩm văn học. Tác phẩm văn học được lựa chọn để chuyển thể phần lớn có cốt truyện hay, hấp dẫn, giàu sức rung cảm hoặc chí ít cũng phải có tính chất “chuyện”. Tuy nhiên, do cốt truyện phim và cốt truyện văn học có đặc trưng và yêu cầu khác nhau nên công việc của nhà làm phim chuyển thể không đơn giản chỉ là “dịch” nội dung tác phẩm từ ngôn ngữ viết của văn học sang ngôn ngữ hình ảnh của phim truyện điện ảnh. Ngay khi xây dựng “bộ khung” (cốt truyện) cho tác phẩm, nhà làm phim đã phải có những cải biên cho phù hợp với phương thức tự sự và đặc điểm về cách thức tiếp nhận của nghệ thuật điện ảnh.

Những cách thức mà nhà làm phim chuyển thể thực hiện rất đa dạng mà trước tiên và quan trọng nhất là lựa chọn và xây dựng đường dây chính của cốt truyện. Thông thường, đường dây chính của cốt truyện văn học – những mối quan hệ của nhân vật chính, những xung đột, biến cố lớn thúc đẩy nhân vật chính hành động, bộc lộ tính cách và thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm – sẽ được nhà làm phim tiếp thu và đưa vào cốt truyện phim.

Tuy nhiên, không phải đường dây chính của tác phẩm văn học nào cũng sáng rõ, tập trung, nổi bật… và đủ “sức nặng” như yêu cầu của cốt truyện phim. Đặc biệt, trong các thể loại văn xuôi tự sự, cốt truyện truyện ngắn và cốt truyện tiểu thuyết có những đặc trưng và yêu cầu rất khác nhau. Truyện ngắn có dung lượng nhỏ và hình thức ngắn gọn nên cốt truyện truyện ngắn hiếm khi có đầy đủ các thành phần: mở đầu – thắt nút – phát triển – cao trào – mở nút. Đa số truyện ngắn chỉ trình bày một “cung đoạn” ngắn trong cuộc đời nhân vật, thậm chí chỉ nêu lên một tình huống – nơi nhân vật buộc phải hành động, bộc lộ tính cách và thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm. Ngược lại, tiểu thuyết là thể loại văn xuôi tự sự cỡ lớn, không bị giới hạn về dung lượng tác phẩm nên thường có cốt truyện phức tạp với nhiều tuyến nhân vật. Trong cốt truyện tiểu thuyết thường có đường dây chính và các đường dây phụ đan xen, bện xoắn vào nhau, thậm chí có những bộ tiểu thuyết lớn có nhiều đường dây chính cùng song song phát triển. Tùy vào độ “dày” – “mỏng” của cốt truyện văn học mà người viết kịch bản chuyển thể phải quyết định lược bỏ bớt hay bổ sung vào cốt truyện văn học gốc. Thông thường, đối với chuyển thể tiểu thuyết thành phim, nhà biên kịch phải lược bỏ bớt một số chi tiết, sự kiện, một số đường dây phụ không thực sự gắn bó chặt chẽ và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của đường dây chính trong truyện phim để cốt truyện phim được tập trung, sáng rõ, khán giả không bị phân tán – không bị buộc phải theo dõi quá nhiều sự kiện, biến cố trong một khoảng thời gian có hạn. Với những bộ tiểu thuyết đồ sộ (đại tiểu thuyết), có quá nhiều tuyến truyện, nhiều nhân vật, sự kiện, biến cố… như: Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Iliat và Ôđixê…, nhà làm phim chỉ có thể chọn lọc một trường đoạn nhất định hoặc một tuyến truyện để chuyển thể thành phim truyện điện ảnh. Ngược lại, khi chuyển thể truyện ngắn thành phim, nhà biên kịch thường phải bổ sung thêm các sự kiện, xung đột, biến cố… hoặc thậm chí là bổ sung thêm các đường dây phụ xung

quanh đường dây chính để cốt truyện phim được “đầy đặn”, thu hút sự chú ý của khán giả vào mạch diễn biến của bộ phim. Chúng ta có thể thấy rõ những cách thức khác nhau mà nhà làm phim chuyển thể thực hiện đối với cốt truyện văn học gốc qua trường hợp phim Thời xa vắngMùa len trâu.

Tiểu thuyết Thời xa vắng của nhà văn Lê Lựu là tác phẩm ôm chứa một dung lượng hiện thực khá lớn. Nó phản ánh cả một chặng đường lịch sử dài hơn 30 năm của dân tộc: từ kháng chiến chống Pháp đến khi đất nước hoàn toàn thống nhất, hòa bình được lặp lại. Lịch sử đất nước, dân tộc được phản ánh thông qua số phận nhân vật chính – Giang Minh Sài – và nội dung cuốn tiểu thuyết bám theo khá sát số phận nhân vật: từ khi Sài mới 13 - 14 tuổi, bị gia đình bắt lấy vợ sớm theo phong tục lạc hậu của nông thôn miền Bắc xưa đến khi Sài trưởng thành, yêu Hương – cô bạn gái xinh đẹp, thông minh, học cùng lớp – nhưng không vượt qua nổi những “áp lực vô hình” từ quan niệm cổ hủ, ấu trĩ của gia đình, dòng họ, xóm làng…, của cả xã hội trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt; Sài phải “trốn chạy” bằng cách nhập ngũ, dấn thân ra mặt trận để rồi khi chiến tranh kết thúc, bước ra khỏi cuộc chiến với rất nhiều vinh quang hào nhoáng, Sài được “giải phóng”, được ly dị vợ thì anh lại bước vào một bi kịch mới của “anh nhà quê lấy vợ thành thị” với không ít những chua chát, cay đắng do sự khác biệt về lối sống, suy nghĩ… Tác phẩm không chỉ phản ánh những xung đột, biến cố trong suốt cuộc đời nhân vật chính Giang Minh Sài mà còn có nhiều tuyến truyện phụ về các nhân vật khác xung quanh nhân vật chính: Hương, Châu, Chính uỷ Đỗ Mạnh… Khi chuyển thể tiểu thuyết Thời xa vắng thành phim, đạo diễn Hồ Quang Minh và nhà văn Lê Lựu đã cắt bỏ hoàn toàn phần 2 của cuốn tiểu thuyết - phần kể về quãng đời của Sài sau khi chiến tranh kết thúc; Sài ly dị Tuyết, lấy Châu - một thiếu nữ Hà Nội xinh đẹp, sắc sảo và lại một lần nữa thất bại bởi mắc phải sai lầm “yêu cái mình không có”. Việc cắt bỏ phần 2 của cuốn tiểu thuyết không phải bởi

nó kém hấp dẫn mà trái lại, bi kịch “yêu cái mình không có” của anh chàng Giang Minh Sài cũng là một “câu chuyện” rất chân thực, sống động, để lại nhiều suy ngẫm trong lòng độc giả… Tuy nhiên, dung lượng 90 phút đến 120 phút của một phim truyện nhựa không cho phép nhà làm phim ôm đồm quá nhiều sự kiện, xung đột, biến cố, mâu thuẫn… trong “câu chuyện” của mình. Ngay đối với phần 1 của cuốn tiểu thuyết, nhà làm phim cũng chỉ giữ lại đường dây cốt truyện chính về bi kịch phải “yêu cái người khác yêu” của nhân vật chính Giang Minh Sài trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt của đất nước và lược bỏ bớt các đường dây phụ của cốt truyện tiểu thuyết như: chuyện về cuộc sống gia đình riêng của Hương, chuyện về chính uỷ Đỗ Mạnh…; lược bỏ bớt một số chi tiết, sự kiện không thực sự gắn bó chặt chẽ với đường dây chính của cốt truyện: kỷ niệm về lần Sài vào rừng lấy rau với Thêm và cái chết đầy ám ảnh của Thêm; cuộc sống lặng lẽ, nhẫn nhịn chịu đựng của Sài khi ở quân ngũ, những thành tích trong tăng gia sản xuất và chiến đấu của Sài… Người viết kịch bản chuyển thể phim Thời xa vắng chính là tác giả tiểu thuyết Thời xa vắng – nhà văn Lê Lựu. Có thể nói, ông đã vượt lên trên những tình cảm chủ quan của nhà văn đối với đứa con tinh thần của mình để thực hiện việc chuyển thể cuốn tiểu thuyết lên màn ảnh từ quan điểm của một nhà biên kịch thực thụ. Nhờ vậy, bộ phim Thời xa vắng có được cốt truyện thật sự tập trung, dồn nén, giàu sức rung cảm… Đó là yếu tố không thể thiếu góp phần vào thành công của bộ phim.

Khác với trường hợp phim Thời xa vắng, bộ phim Mùa len trâu được chuyển thể từ hai truyện ngắn: Một cuộc biển dâuMùa len trâu của nhà văn Sơn Nam. Hai truyện ngắn trên đều rất ngắn gọn và có nội dung khá đơn giản. Truyện ngắn Một cuộc biển dâu kể về cảnh ngộ thương tâm của hai cha con Kìm: Lão Bích ốm và chết giữa lúc hai cha con đang lênh đênh trên cánh đồng ruộng xạ mùa nước nổi, bốn bề là nước, không thấy đâu là bờ bến; đi

mãi thằng Kìm mới gặp được ông bà Hai Tích xin giúp đỡ chôn xác cha nó; ông bà Hai chôn xác cha Kìm bằng cách dằn đá neo cái xác dưới đáy ruộng chờ mùa nước giựt… Truyện Mùa len trâu kể về phong tục đưa trâu đi len (đi đến vùng đất cao để tìm cỏ cho trâu ăn) vào mùa nước nổi của người dân Nam Bộ và thằng Nhi – con vợ chồng chú Tư Đinh, sau một mùa len trâu đã nhiễm nhiều thói hư, tật xấu nhưng đã khôn lớn, trưởng thành hơn.

Những “câu chuyện” trong Mùa len trâuMột cuộc biển dâu đều rất xúc động, ấn tượng và đã trở thành những nội dung quan trọng của truyện phim Mùa len trâu: chuyện về sự trưởng thành của một thiếu niên qua một mùa vật lộn với sông nước và chuyện về phong tục thuỷ táng, thiên táng (mai táng người chết trên cây, dưới nước) của người dân Nam Bộ vào mùa nước lũ về… Tuy nhiên, nếu chỉ có chừng ấy thôi thì chưa đủ để làm nên một truyện phim thực sự, chưa đủ để lôi kéo khán giả của nghệ thuật thứ 7 ngồi lại trước màn ảnh suốt hơn một tiếng rưỡi đồng hồ, để hoà mình vào thế giới truyện phim. Đạo diễn – nhà biên kịch Nguyễn Võ Nghiêm Minh đã bổ sung khá nhiều tình tiết, sự kiện, hình ảnh… để làm nên một câu chuyện đầy đặn, trọn vẹn về kinh nghiệm sống và ý nghĩa của cái chết, về mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên… Nhìn lại phân đoạn của cốt truyện phim

Mùa len trâu, ta sẽ thấy rõ điều đó.

Mùa len trâu: Phân đoạn cốt truyện4

1. Hình ảnh một ngôi nhà nhỏ trơ trọi giữa biển nước bao la của cánh

đồng mùa nước nổi. Lam (cháu nội Kìm) tròn xoe mắt khi bắt gặp dưới đường cày mấy mẩu xương lặc lìa cột chặt vào một chiếc cối đá.

C. Tên phim, danh sách diễn viên, đạo diễn,… ở đầu phim. 2. a. Kìm dắt trâu đi chăn

4

Theo cách phân chia đoạn các bộ phim thường dùng, chúng tôi ký hiệu danh sách các diễn viên, đạo diễn, người quay phim ở đầu phim bằng chữ “C” và cuối phim bằng chữ “E”, tất cả các đoạn thì đánh số thứ tự. Các chữ số tương ứng với các phần chính, mỗi phần chính bao gồm nhiều cảnh và mỗi cảnh lại được đánh

b. Những người dân phải khênh xác trâu chết vì mùa nước nổi, không có cỏ cho trâu ăn.

c. Những tay len trâu qua nhà gạ cha Kìm để hai con trâu của gia

đình cho họ đưa đi len.

d. Cha mẹ Kìm bàn bạc về việc cho hai con trâu của nhà đi theo đoàn

len trâu.

3. a. Kìm về, không tìm được cỏ cho trâu ăn

b. Cha Kìm quyết định cho Kìm đưa 2 con trâu của nhà qua núi Ba

Thê theo đoàn len trâu.

c. Hai cha con thắp hương cầu trước bàn thờ gia tiên.

d. Buổi tối, Kìm nằm nghe cha mẹ nói chuyện, nghe cha Kìm kể về

những vui thú, lãng mạn của đời chăn trâu.

4.a. Sáng sớm, Kìm dắt trâu đi tìm đoàn len trâu

b. Kìm và hai con trâu đi mãi, đi mãi giữa đồng nước bao la, không

thấy đâu là bờ bến.

c. Đêm đến, Kìm cho trâu nghỉ trên một cù lao nhỏ giữa đồng nước. 5.a. Kìm cho trâu nhập vào đoàn len trâu.

b. Hình ảnh đàn trâu hàng trăm con lội giữa dòng nước, đen đầu đặc nước. c. Đêm đầu tiên, Kìm chứng kiến cảnh ông Lập - đầu đảng len trâu

cưỡng bức một cô gái trẻ.

6. Một con trâu trong đàn chết, những người len trâu làm thịt, lột da,

làm lễ cúng tế, uống rượu thề.

7.Những người len trâu đút lót tiền cho lính Tây.

8.a. Buổi tối, những tay len trâu uống rượu, hát hò bên bếp lửa.

b. Kìm học uống rượu, đánh bạc, hút thuốc từ những người len trâu. c. Đánh nhau đẫm máu giữa các nhóm len trâu.

9.a. Mùa cạn, Kìm trở về nhà cùng một con trâu và một bộ da của con

trâu đã bị chết.

b. Đêm xuống, hai cha con Kìm ngồi uống rượu trò chuyện.

10. Con trâu còn lại của gia đình Kìm bị người ta đến bắt nợ, cha mẹ

Kìm phải lên xứ U Minh kiếm sống.

11.a. Mùa nước nổi lại đến, Kìm cùng Đẹt - một tay len trâu người

Khmer nhận trâu của các gia đình đi len.

b. Trang (vợ Đẹt) và Thiều (con trai Đẹt) đến ở cùng Đẹt và Kìm c. Kìm gặp lại Quang - một người bạn trong nhóm len trâu trước kia,

nghe Quang kể về cảnh ngộ ốm đau, đơn độc của cha Kìm.

12.a. Kìm lên xứ U Minh tìm cha, hai cha con lênh đênh trên con

thuyền nhỏ giữa đồng nước.

b. Trước lúc chết, cha Kìm kể cho Kìm nghe sự thật về mẹ đẻ của Kìm. c. Một người đàn bà (bà Hai) thấy Kìm đơn độc giữa đồng nước với

xác người cha vừa mất, dẫn Kìm về nhà.

13. a. Vợ chồng ông bà Hai tranh cãi về việc đem chiếc cối đá – tài sản

duy nhất của gia đình cho Kìm chôn xác cha.

b. Vợ chồng ông bà Hai giúp Kìm chôn xác cha bằng cách bó chiếu,

buộc vào cối đá, neo dưới ruộng.

14.a. Kìm trở lại với đoàn len trâu.

b. Nhóm người của Lập tìm đến. Kìm và Lập nói chuyện về những

ân oán giữa Lập và cha Kìm.

15.a. Kìm rời bỏ nhóm len trâu (vị thầm yêu Trang - vợ Đẹt), đi tìm ông

bà Hai để trả nợ.

b. Bà Hai đã chết, xác phải bó chiếu treo trên ngọn cây. c. Kìm và ông Hai đi hạ xác bà Hai, đem neo dưới nước. d. Mùa nước cạn, Kìm và ông Hai đi tìm xác cha Kìm.

16. a. Ông Hai chết.

b. Kìm đem xác ông Hai chôn ở một cù lao nhỏ. 17.a. Trang và con trai tìm đến Kìm.

b. Trang để lại Thiều nhờ Kìm nuôi giúp rồi bỏ đi. 18. Kìm ở lại mảnh đất đó, nuôi Thiều khôn lớn.

E. Danh sách diễn viên, đạo diễn, người quay phim… ở cuối phim.

Cốt truyện phim Mùa len trâu giản dị nhưng sâu sắc, đầy ám ảnh. Nói về công việc của mình, đạo diễn – nhà biên kịch Nguyễn Võ Nghiêm Minh chia sẻ: “Chữ gợi hứng (insprired) rất chính xác, thay vì chuyển thể (adapted) vì tôi chỉ lấy không khí và một vài nhân vật từ tập truyện này để viết kịch bản theo những cảm nhận của riêng tôi”5. Quả thật, ngoài những tình tiết, tình huống của hai truyện ngắn Mùa len trâuMột cuộc biển dâu, nhà làm phim đã bổ sung thêm khá nhiều tình tiết, sự kiện, hình ảnh để làm nên một cốt truyện phim hoàn chỉnh và đặt toàn bộ câu chuyện vào bối cảnh lịch sử của xã hội miền Nam thời thuộc Pháp. Vì vậy, phim Mùa len trâu, ngoài ý nghĩa về cảnh sắc thiên nhiên, phong tục tập quán của miền Tây Nam Bộ còn mang theo nhiều suy ngẫm của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh – Đó là triết lý về hình tượng nước như một biểu tượng hỗn hợp (mixed metaphor) của sự sống và sự chết, đồng thời là biểu tượng của thời gian trôi qua. Đó là suy ngẫm về xã hội miền Nam thời thuộc Pháp với “những thanh niên bản xứ, bất lực dưới sự đè ép của một cường lực từ bên ngoài, đã xoay ra phát tiết nam tính bạo tợn của mình trong sự tranh chấp lẫn nhau và đối với phụ nữ”… Có thể nói, truyện phim Mùa len trâu mang theo nhiều sáng tạo của Nguyễn Võ Nghiêm Minh và là một cách đọc của riêng ông đối với truyện ngắn của nhà văn Sơn Nam. Song, nếu không có những “gợi hứng” từ tập truyện Hương rừng Cà Mau, không có những ám ảnh về nước lũ phù sa sông Cửu Long tràn

ngập trong tập truyện với rất nhiều tầng lớp ẩn dụ… thì chắc chắn không có một Mùa len trâu sâu sắc và ấn tượng đến thế.

Một phần của tài liệu Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (Từ góc nhìn từ sự (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)