Kết cấu phim

Một phần của tài liệu Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (Từ góc nhìn từ sự (Trang 75 - 77)

3. Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh từ góc

3.2. Kết cấu phim

Tương tự như trong văn học, kết cấu phim truyện điện ảnh được coi là sự sắp xếp, tổ chức tất cả các yếu tố nội dung và hình thức để bộ phim trở thành một chỉnh thể thẩm mỹ toàn vẹn.

Trong sự phân chia các loại hình nghệ thuật, điện ảnh cùng với sân khấu, ba lê, Ô-pê-ra, hoạt họa cùng được xếp vào nhóm các nghệ thuật tổng hợp10. Song có lẽ, tính chất tổng hợp ở nghệ thuật điện ảnh là

tối đa và triệt để nhất. Nó bao hàm những yếu tố, những ký hiệu thẩm mỹ của văn học, hội họa, âm nhạc...: “Phim kể chuyện không phải bằng lời nói mà bằng việc sắp xếp và tổ chức những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó đôi khi là cả những văn bản trần thuật viết và những lời kể chuyện có thực…” [16, tr.8]. Kết cấu phim chính là việc lựa chọn, sắp xếp, tổ chức khối “dữ liệu” phong phú ấy thành một chỉnh thể thống nhất, có hiệu quả biểu đạt cao nhất. Phim truyện điện ảnh có kết cấu phức tạp của những ý nghĩa tạo nên từ “truyện kể bằng hình ảnh động” bao hàm nhiều ngôn ngữ khác nhau: nó sáp nhập những thông

10

điệp bằng miệng, những thông điệp bằng nhạc, những âm thanh, hình ảnh, hội họa, hóa trang, đạo cụ…

Trong công trình Nhập môn phân tích phim theo trần thuật học,

tác giả Manfred Jahn cũng đã định nghĩa phương thức kết cấu phim là “cách sắp xếp và tổ chức một bộ phim, được dẫn dắt bởi những nguyên tắc của việc cung cấp thông tin thích đáng, đầy đủ và hiệu quả. Phương thức kết cấu phim lựa chọn những gì nó cần từ những nguồn thông tin khác nhau và sắp xếp, chọn lọc và tổ chức thông tin này cho việc kể câu chuyện của bộ phim”. Phương thức kết cấu phim có quyền năng và vai trò rất quan trọng: “Để kể một câu chuyện của bộ phim, phương thức kết cấu phim có thể tự do chấp nhận, trích dẫn, thể hiện dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau theo sự sắp đặt của chính nó”. Vai trò to lớn của kết cấu phim được Manfred Jahn mô hình hóa qua sơ đồ:

Trong mô hình này, Manfred Jahn đưa ra ba thực thể mang tính lý thuyết, thể hiện cho ba cấp độ “quyền lực” của bộ phim: Phương thức kết cấu phim, Người kể chuyện và Nhân vật. Các hộp (box) tượng trưng cho các “ngưỡng điều khiển và tri nhận”. Riêng “hộp” người kể chuyện được thể hiện bằng những nét đứt quãng bởi nó là yếu tố có thể sẽ vắng mặt trong một hay thậm chí là nhiều bộ phim. Những thực thể ở cấp độ

Phương thức kết cấu phim Người kể chuyện

cao hơn sẽ chi phối và dàn xếp những thực thể ở cấp độ thấp hơn. Đặc biệt, những thực thể ở cấp độ thấp hơn sẽ không bao giờ nhận thấy sự tồn tại của những thực thể ở cấp độ cao hơn nó. Ở mô hình này, nhân vật được coi là tác nhân cơ sở, tiếp đến là người kể chuyện và cao nhất là phương thức kết cấu phim. “Các nhân vật không biết rằng chúng đang là những nhân vật trong câu chuyện của ai đó và chúng không thể phàn nàn nếu những hành động, hình ảnh và sự chuyển động của chúng bị diễn xuyên tạc” [16, tr.8]. Người kể chuyện trong phim (nếu có) cũng sẽ không nhận thức được rằng anh ta / cô ta chỉ là một nguồn thông tin được sử dụng bởi phương thức kết cấu phim, vì những mục đích của chính nó. Và cuối cùng, phương thức kết cấu phim chính là tác nhân có quyền lực cao nhất trong hệ thống thứ bậc của bộ phim. Mọi thông tin của một bộ phim rốt cuộc đều bắt nguồn từ sự sắp xếp, sự lựa chọn, sự tổ chức, sắp đặt của phương thức kết cấu phim.

Một phần của tài liệu Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (Từ góc nhìn từ sự (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)