Câu Trắc nghiệm ghép hợp

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG NGÂN HÀNG câu hỏi TRẮC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC môn CHĂM sóc bà mẹ TRONG kỳ THAI NGHÉN tại KHOA điều DƯỠNG kỹ THUẬT y học, đại học y dược THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 25 - 26)

II. NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

2.3.3. Câu Trắc nghiệm ghép hợp

2.3.3.1. Đại cương

Trắc nghiệm ghép hợp là một dạng đặc biệt của trắc nghiệm nhiều lựa chọn Loại trắc nghiệm này gồm các phần chính nhƣ sau

- Phần hƣớng dẫn là một câu cho biết yêu cầu ghép từng phần tử của một tập hợp các dữ liệu thứ nhất (ở cột bên trái) phù hợp với một phần tử của tập hợp các dữ kiện thứ hai (ở cột bên phải).

- Hai tập hợp các dữ kiện xếp thành hai cột có số lƣợng các phần tử không bằng nhau. Các phần tử ở cột bên trái là những yếu tố để hỏi, còn các phần tử ở cột bên phải là những yếu tố lựa chọn để trả lời. Số lƣợng các phần tử ở cột bên phải bao giờ cũng nhiều hơn số phần tử ở cột bên trái, thông thƣờng nhiều gấp đôi.

2.3.3.2. Ưu nhược điểm Ưu điểm

- Hình thức này có những ƣu điểm của trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Xác suất may rủi để trả lời bằng cách đoán mò rất thấp, không đáng kể.

- Dễ biên soạn, dễ sử dụng.

Nhược điểm

- Nếu danh sách các phần tử trong mỗi mục quá dài, sẽ tốn thời gian để biên soạn. Học sinh sẽ mất nhiều thời gian để đọc cả bản danh mục nhiều lần mới có thể trả lời đƣợc. Nếu quá ít câu học sinh dễ đoán ra.

2.3.3.3. Quy tắc biên soạn

- Mỗi câu trắc nghiệm phải có phần chỉ dẫn rõ mối quan hệ của các cột. Mỗi tập hợp các phần tử, tức là mỗi cột đều phải có tiêu đề.

- Các phần tử trong cùng một cột phải cùng loại, hoặc cùng tính chất. Các phần tử trong mỗi cột đƣợc xếp theo thứ tự 1, 2, 3... cột phải đánh ký hiệu A, B, C, D... - Sử dụng hợp lý số lƣợng các tiền đề và các ý trả lời. Đa số các chuyên gia tán thành với con số tối thiểu là 5 trong mỗi cột. Nếu ít câu quá làm học sinh dễ đoán

16

ra, nếu nhiều câu quá đòi hỏi học sinh phải mất nhiều thời gian để đọc bản danh mục mới có thể trả lời đƣợc.

- Số ý lựa chọn trong danh mục trả lời nên nhiều hơn số tiền đề. Một cách khác cũng có hiệu quả là cho phép một ý trả lời đƣợc sử dụng nhiều hơn một lần.

- Các tiền đề có thể dài nhƣng các câu trả lời phải ngắn gọn. Thông thƣờng học sinh sẽ đọc tiền đề trƣớc sau đó mới xem xét đến danh mục các câu trả lời. Nếu câu trả lời quá dài thì học sinh có thể bị lẫn lộn.

- Một phần tử ở cột bên trái chỉ ghép với một phần tử ở cột bên phải. Nếu không đƣợc thì điều này phải ghi chú.

2.3.3.4.Cách chấm điểm

Trắc nghiệm ghép đôi là một dạng đặc biệt của trắc nghiệm nhiều lựa chọn, do đó có thể chấm điểm giống nhƣ cách chấm điểm của trắc nghiệm nhiều lựa chọn.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG NGÂN HÀNG câu hỏi TRẮC NGHIỆM ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC môn CHĂM sóc bà mẹ TRONG kỳ THAI NGHÉN tại KHOA điều DƯỠNG kỹ THUẬT y học, đại học y dược THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)