Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện số dư khoản mục và các loại nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) (Trang 34 - 38)

D) Đánh giá bộ phận kiểm toán nội bộ

2.1.3.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện số dư khoản mục và các loại nghiệp vụ

các loại nghiệp vụ

2.1.3.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện số dư khoản mục và các loại nghiệp vụ và các loại nghiệp vụ

Để đánh giá rủi ro tiềm tàng trên phương diện số dư khoản mục và các loại nghiệp vụ trên các cơ sở dẫn liệu chính, KTV xem xét bản chất của các khoản mục kết hợp với đặc thù sản xuất kinh doanh của mỗi công ty để xem xét khả năng sai phạm có thể xảy ra đối với từng khoản mục. Bên cạnh đó, dựa vào việc phân tích sơ bộ BCĐKT của hai công ty, KTV rút ra kết luận về rủi ro tiềm tàng đối với một số khoản mục chính tài chính

Đối với khoản mục tiền:

•Tính có thực: Sai phạm phổ biến với khoản mục tiền là chúng thường được ghi tăng lên để tằng khả năng thanh khoản hoặc để tăng chi phí.

•Tính trọn vẹn: Các nghiệp vụ có thể ghi chép thiếu hoặc phản ánh thiếu có thể là cố tình hoặc vô tình.

•Tính giá: Công ty A có nhiều nghiệp vụ xuất khẩu vì thế các nghiệp liên quan hạch toán ngoại tệ nhiều. Vì thế, có khả năng xảy ra gian lận lớn.

Rủi ro đối với khoản phải thu :

•Tính có thực: Các khoản phải thu có thể được ghi tăng lên để che đậy sự biển thủ. Các nhân viên thu bán hàng có thể lấy tiền và không ghi chép lại các biên lai thu tiền. Cũng có thể bị ghi giảm nhằm biển thủ công quỹ.

•Tính trọn vẹn: Các khoản phải thu có thể bị ghi thiếu, bỏ sót để làm thay đổi khả năng thanh toán của công ty.

•Tính phân loại và trình bày: Khoản phải thu có thể bị phân loại nhầm vào khoản phải thu nội bộ, hoặc doanh thu tài chính và ngược lại.

Tài khoản hàng tồn kho:

•Tính có thực : Rủi ro cơ bản là hàng tồn kho thường bị ghi tăng lên. •Tính tính giá: Đối với Công ty A, một số nghiệp vụ nhập khẩu NVL từ nước ngoài, nên có thể bị tính giá sai.

Đối với doanh nghiệp sản xuất như Công ty A và Công ty chế biến thực phẩm như Công ty B thì có rủi ro lớn là thành phẩm và chi phí sản xuất dở dang không được hạch toán chính xác.

•Phân loại: Hàng tồn kho cũng có thể bị phân loại sai như nhầm lẫn giữa thành phẩm và sản phẩm dơ dang, hàng gửi bán hoặc hàng mua đang đi đường với hàng đã về kho.

Tài khoản tài sản cố định :

hơn bằng cách ghi các tài sản không thuộc quyền sở hữu của công ty. Ngoài ra, công ty có thể ghi tăng bằng cách ghi những tài sản không được phân loại là tài sản cố đinh.

Tài khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn :

•Tính có thực : Các khoản đầu tư dài hạn có thể bị khai tăng bằng việc ghi vào sổ sách các chứng khoán dài hạn không thuộc quyền sở hữu của công ty tại thời điểm 31/12/2012

•Tính giá : Các khoản đầu tư dài hạn có thể được vào sổ không đúng giá trị thực tế tại thời điểm 31/12/2012 hoặc không lập dự phòng cho các khoản đầu tư

Tài khoản chi phí trả trước dài hạn :

Rủi ro có thể xảy ra với khoản chi phí trả trước dài hạn là đơn vị chưa có tiêu thức phân bổ rõ ràng chi phí này vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Điều này ảnh hưởng đến tính chính xác và đúng đắn của chi phí và đến kết quả hoạt động kinh doanh.

Tài khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang :

•Tính có thực: Công ty A đang đầu tư xây dựng và mở rộng sản xuất, nhưng công trình chưa hoàn thành. Vì thể có thể sai phạm về tính giá công trình dở dang.

Tài khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ khác

•Tính đầy đủ: Các khoản nợ ngắn hạn trên BCĐKT thường bị ghi giảm để làm thay đổi khả năng thanh toán hoặc che đậy sự biển thủ.

•Tính định giá: Đối với Công ty A, các khoản nợ bằng ngoại tệ có thể sẽ bị chuyển đổi sai sang VND không theo đúng tỷ giá tại thời điểm 31/12.

Tài khoản nguồn vốn chủ sở hữu :

•Phân loại và trình bày: Rủi ro có thể xảy ra các nguồn vốn có thể bị phân loại sai.

•Quyền và nghĩa vụ: khoản nợ có thể ghi nhầm là nguốn vốn do phân loại sai.

Ngoài ra, rủi ro có thể xảy ra là các thay đổi đối với nguồn vốn chủ sở hữu có thể không tuân thủ các quy định về tài chính hoặc không được ủy quyền phê chuẩn một cách đúng đắn.

Doanh thu, thu nhập :

•Tính có thực: Doanh thu có thể ghi tăng do cố tình khai khống hoặc không tuân thu nguyên tắc thực hiện.

•Phân loại và trình bày: Do ảnh hưởng của Chuẩn mực kế toán số 14- Doanh thu và thu nhập khác, được ban hành theo Quyết định số 149/ 2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính, một số khoản doanh thu và thu nhập có thể bị phân loại và trình bày sai.

•Tính giá: Công ty A sản xuất sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài, do đó có thể doanh thu bằng ngoại tệ có thể được qui đổi không đúng theo tỷ giá tại thời điểm phát sinh.

Chi phí :

•Tính đầy đủ: Rủi ro có nhiều khả năng xảy ra là chi phí không được ghi đủ để tăng lợi nhuận của công ty.

•Tính có thực: Chi phí có thể bị khai tăng để làm giảm lợi nhuận, từ đó làm giảm mức thuế phải nộp.

•Tính phân loại, trình bày: các khoản chi phí có thể bị phận loại sai như, chi phí bán hàng và chí phí quản lý doanh nghiệp.

Bảng phân tích sơ bộ bảng BCĐKT của Công ty A, và Công ty B, KTV xác định rủi ro tiềm tàng đối với một số khoản mục chính

Đối với Công ty A

Bảng 2.5: Bảng phân tích sơ bộ BCĐKT của Công ty A

Chỉ tiêu phân tích 31/12/2011 31/12/2012 Chênh lệch

Số tiền %

A Tài sản

I. Tài sản ngắn hạn 14,048,219,800 25,853,324,800 11,805,105,000 85

1. Tiền 3,802,626,800 10,110,928,800 6,308,302,000 176

2. Các khoản phải thu 6,003,690,600 11,814,989,600 5,811,299,000 97

3. Hàng tồn kho 3,094,282,000 2,648,100,400 (446,181,600) -14

4. Tài sản lưu động khác 1,147,620,400 1,279,306,000 131,685,600 11

II. Tài sản dài hạn 87,338,116,000 105,065,187,900 17,727,071,900 20

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) (Trang 34 - 38)

w