Điều kiện tự nhiên của huyện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Thọ Xuân- tỉnh Thanh Hóa (Trang 33 - 34)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN THỌ XUÂN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2010-

2.1.1 Điều kiện tự nhiên của huyện

Thọ Xuân là một huyện của tỉnh Thanh Hóa, nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du, phía đông giáp huyện Thiệu Hoá, phía tây giáp huyện Thường Xuân, phía nam giáp huyện Triệu Sơn, phía bắc giáp huyện Ngọc Lặc và Yên Định. Trung tâm huyện cách thành phố Thanh Hoá 38 km về phía Tây. Huyện có diện tích tự nhiên là 30.035,58 ha chiếm 2,7% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Huyện nằm trong vùng thuỷ văn sông Chu, có ba con sông chảy qua: sông Chu, sông Hoàng, sông Cầu Chày với ba vùng sinh thái tự nhiên: đồng bằng, trung du, miền núi.

Vùng trung du và miền núi: Gồm 13 xã nằm về phía Tây Bắc và Tây Nam của huyện. Đây là vùng đồi thoải có độ cao từ +15m đến +150m, thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệp, ăn quả, lâm nghiệp...

Toàn vùng có 18.283,18 ha chiếm 60,33 % diện tích toàn huyện, vùng này được chia thành hai tiểu vùng với địa hình phức tạp, nhiều đồi thấp bát úp, xen kẽ với đất trồng lúa.

Tiểu vùng đồi thấp bao quanh phía Tây Bắc của huyện gồm 6 xã: Thọ Lập, Xuân Thiên, Xuân Châu, Quảng Phú, Thọ Minh, Xuân Lam.

Tiểu vùng đồi bao quanh phía Tây Nam của huyện có 7 xã: Thọ Lâm, Thọ Xương, Xuân Phú, Xuân Thắng, Xuân Bái, Xuân Sơn, và thị trấn Lam Sơn.

Vùng đồng bằng: Gồm 27 xã, 1 thị trấn nằm hai phía tả và hữu ngạn sông Chu, có độ cao từ 6 - 17 m. Diện tích tự nhiên toàn vùng 12.021,51 ha chiếm 36,67% diện tích toàn huyện. Vùng này được chia thành 2 tiểu vùng.

Tiểu vùng hữu ngạn sông Chu gồm 18 xã: Xuân Khánh, Thọ Nguyên, Xuân Thành, Hạnh Phúc, Thị Trấn, Tây Hồ, Bắc Lương, Nam Giang, Xuân Phong, Thọ Lộc, Xuân Quang, Xuân Trường, Xuân Giang, Xuân Hoà, Thọ Hải, Thọ Diên, Xuân Sơn, Xuân Hưng. Tiểu vùng này phần lớn là bình địa, có nhiều cánh đồng rộng lớn xen kẽ với làng xóm, được tưới tiêu chủ động bằng hệ thống thuỷ nông sông Chu, nên rất phì nhiêu, trù phú.

Tiểu vùng tả ngạn sông Chu gồm 9 xã: Phú Yên, Xuân Yên, Xuân Bái, Xuân Minh, Xuân lập, Xuân Tân, Xuân Vinh, Thọ Trường, Thọ Thắng. Tiểu vùng này có địa hình phức tạp, các cánh đồng thường thường là lòng chảo.

Địa hình đa dạng có tác động lớn đến việc bố trí khu dân cư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bố trí vùng chuyên canh, phát triển công nghiệp - nông nghiệp, tạo tiền đề cho phát huy lợi thế, phát triển nền kinh tế phong phú, đa dạng.

Huyện có ba tuyến quốc lộ lớn: quốc lộ 15, đường Hồ Chí Minh chạy qua thị trấn Lam Sơn với chiều dài 12,8 km, quốc lộ 47 nối với khu công nghiệp Lam Sơn và đường Hồ Chí Minh. Mạng lưới quốc lộ và tỉnh lộ cùng các đường liên xã, liên thôn trong địa bàn huyện đã tạo ra mạng lưới giao thông khá hoàn chỉnh giúp huyện trở thành điểm giao lưu, hội tụ các đầu mối kinh tế giữa các huyện miền núi - đồng bằng ven biển.

Với lợi thế trên, Thọ Xuân có nhiều tiềm năng mở rộng giao lưu, đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Thọ Xuân- tỉnh Thanh Hóa (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w