Sự cần thiết hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Thọ Xuân- tỉnh Thanh Hóa (Trang 28 - 30)

Hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN nói chung và ngân sách của địa phương nói riêng được hiểu là việc tìm kiếm những phương thức và biện pháp hữu hiệu phù hợp điều kiện thực tiễn nhằm quản lý tốt, có hiệu quả các khoản chi ngân sách.

Hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách ở địa phương là yêu cầu thực tế khách quan do:

- Mục đích cuối cùng của quản lý chi ngân sách là quản lý sao cho sử dụng đồng tiền ngân sách một cách có hiệu quả nhất để đảm bảo được cân đối thu - chi mà vẫn đáp ứng được các nhu cầu bức thiết của xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Để đạt được mục đích đó thì phải không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản lý chi ngân sách, trong đó có hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách.

- Sự thay đổi cơ chế kinh tế kéo theo sự thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, tài chính. Đứng trước sự thay đổi đó, cơ chế quản lý ngân sách nói chung và cơ chế quản lý chi ngân sách nói riêng cũng phải thay đổi, hoàn thiện theo hướng tích cực hơn, phù hợp hơn so với thực tế.

- Xuất phát từ đặc điểm của chi ngân sách là có phạm vi, quy mô rộng lớn, bao trùm mọi lĩnh vực đời sống xã hội, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới mọi cá nhân trong xã hội; các nội dung chi ngân sách có những đặc điểm riêng biệt; lợi ích chi ngân sách thường ít gắn liền với lợi ích cá nhân, cục bộ…Do đó việc quản lý chi ngân sách là hết sức phức tạp và trong thực tế quản lý không tránh khỏi những thiếu sót cần phải khắc phục.

- Do sự hạn hẹp của nguồn vốn NSNN nói chung và nguồn vốn ngân sách địa phương nói riêng, do khả năng dự đoán diễn biến về kinh tế - xã hội chưa cao nên chắc chắn giữa thực tế diễn ra trong quá trình chấp hành so với dự toán chi sẽ có những khoảng cách nhất định, đặc biệt các khoản chi thường xuyên còn có thể phát sinh những khoản chi đột xuất đòi hỏi quá trình chấp hành dự toán chi phải có những điều phối linh hoạt. Song cũng cần phải tránh hai khuynh hướng: quá cứng nhắc hoặc quá tùy tiện sẽ đều làm giảm đi hoặc mất đi tính hiệu quả của các khoản chi ngân sách. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi quyền tự chủ về tài chính của các đơn vị đã và đang được phát

huy thì quyền điều phối của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách trong quá trình chấp hành là rất cao. Do vậy, phải thiết lập được một cơ chế đồng bộ nhằm phát huy cao độ quyền dân chủ ở các cơ sở trong quản lý tài chính, kiểm soát tốt nhất sự lạm quyền hay quá tải trong sử dụng kinh phí của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách.

- Chi ngân sách phải tuân theo chính sách, chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước. Tuy nhiên chính sách, chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước không tránh khỏi sự bất cập, lỗi thời. Để chính sách, chế độ, tiêu chuẩn chi NSNN thực sự trở thành căn cứ pháp lý thì chính sách, chế độ, tiêu chuẩn đó phải không ngừng được hoàn thiện để nâng cao tính phù hợp của các chính sách, chế độ, định mức, cải tiến các hình thức cấp phát kinh phí và phương thức quản lý tài chính sao cho phù hợp hơn, tiên tiến hơn, theo hướng nhanh gọn, ít đầu mới, dễ kiểm tra.

- Với tình hình hiện nay, việc cải cách tài chính công đang là yêu cầu, nhiệm vụ bức thiết. Nhà nước ta cũng đã có những bước chuyển biến trong cải cách tài chính công, trong đó có quản lý ngân sách bao gồm cả thu và chi để hướng tới một hệ thống tài chính công hiện đại, đảm bảo công khai, minh bạch.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Thọ Xuân- tỉnh Thanh Hóa (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w