Chấp hành dự toán chi thường xuyên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Thọ Xuân- tỉnh Thanh Hóa (Trang 53 - 62)

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH HUYỆN THỌ XUÂN TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2010-

2.2.3.2Chấp hành dự toán chi thường xuyên

Nhìn chung các khoản chi thường xuyên đã bám sát dự toán. Trong đó đã bao gồm kinh phí cải cách tiền lương theo Nghị định 18/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2010 quy định mức lương tối thiểu tăng từ 730 nghìn đồng/tháng lên 830 nghìn đồng/tháng bắt đầu từ 01/05/2010, ngân sách huyện đã chi 28.605 triệu đồng; Kinh phí cải cách tiền lương theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2012 quy định mức lương tối thiểu tăng từ 830 nghìn đồng/tháng lên 1.050 nghìn đồng/tháng bắt đầu từ 01 tháng 05 năm 2012; Kinh phí chuyển ngạch, chuyển bậc, tăng lương định kỳ, tinh giảm biên chế…. Năm 2011 ngân sách huyện chi 3.294 triệu đồng thực hiện tinh giảm biên chế và 1% BHXH tăng thêm theo quy định của BHXH.

Bảng 2.4: Chi thường xuyên huyện Thọ Xuân giai đoạn

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chi thường xuyên 304.812 419.187 448.955

Ngân sách cấp huyện 214.169 284.045 326.100

Ngân sách cấp xã 90.643 135.142 122.855

(Nguồn: Quyết toán chi ngân sách huyện Thọ Xuân - tỉnh Thanh Hóa 2010 - 2012)

Chi thường xuyên năm 2010 đạt 151% dự toán, năm 2011 đạt 150% dự toán, năm 2012 đạt 131% dự toán. Như vậy chi thường xuyên ngày càng bám sát dự toán.

Đối chiếu bảng 2.4 với bảng 2.1 ta thấy năm 2010 CTX chiếm 63,45% tổng chi ngân sách huyện; năm 2011 CTX chiếm 63% tổng chi ngân sách huyện; năm 2012 CTX chiếm 56,4%. Tỷ trọng chi thường xuyên trong chi ngân sách huyện có xu hướng giảm.

Từ bảng 2.4 ta thấy CTX huyện Thọ Xuân từ năm 2010 đến năm 2012 có xu hướng tăng : CTX huyện năm 2011 tăng 114.375 triệu đồng, tương đương tăng 37,52% (trong đó chi của ngân sách cấp huyện tăng 69.876 triệu đồng chiếm 59,53% tổng tăng, chi của ngân sách cấp xã tăng 44.499 triệu đồng chiếm 40% tổng tăng); CTX huyện năm 2012 tăng 29.768 triệu đồng, tương đương tăng 29.768 triệu đồng, tương đương 7,1% (trong đó của ngân sách cấp huyện tăng 40.055 triệu đồng, của ngân sách cấp xã giảm 12.287 triệu đồng). Chi thường xuyên có xu hướng tăng, đảm bảo được các hoạt động chi thường xuyên nhưng số tăng tuyệt đối và tỷ lệ tăng lại có xu hướng giảm mạnh, điều này cũng phù hợp với tình hình khó khăn chung hiện nay.

Các khoản chi thường xuyên đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch trong các năm. Tuy nhiên một số chỉ tiêu chi có định mức đã được thảo luận trong dự toán nhưng không thực hiện như chi tủ sách pháp luật xã. Các chỉ tiêu chi cho các sự nghiệp, chi nghiệp vụ cho các ngành chưa đảm

bảo trong khi đó tiền chi cho hỗ trợ, chi cho tiếp khách quá nhiều, không đúng chế độ tài chính. Một số đơn vị hành chính sự nghiệp, xã, thị trấn chưa chấp hành tốt công tác kế toán dẫn đến chi không có kế hoạch, chi không đúng nguồn.

Chi thường xuyên ngân sách huyện được quản lý theo các nội dung sau:

Bảng 2.5: Các nhóm chi thường xuyên ngân sách huyện giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng CTX 214.16 9 90.64 3 284.04 5 135.14 2 326.10 0 122.855

Chi quốc phòng, an ninh 1.565 5.813 2.927 9.071 2.304 11.505

Chi SNGD; ĐT; Dạy nghề 116.247 1.705 149.171 2.681 200.26 1 1.960 Chi sự nghiệp y tế 14.604 6.090 21.600 23 22.470 20 Chi sự nghiệp KHCN - - - - 35 - Chi SN phát thanh, TH 543 189 773 3.797 790 1.728 Chi sự nghiệp VHTT 1.654 374 1.927 646 2.229 812 Chi SN đảm bảo XH 24.313 9.405 48.812 14.297 51.379 16.393 Chi SN kinh tế 3.713 2.171 3.179 2.443 17.215 7.764 Chi QLHC; Đảng; đoàn thể 18.813 44.421 21.070 74.130 25.126 81.818

Chi SN môi trường 148 160 840 512 1.600 306

Chi khác 14.149 - 14.178 - 2.662 548

Chi chuyển nguồn NS 18.351 25.416 26.565 27.603 40.585 12.986

Chi quốc phòng, an ninh:

Chi quốc phòng, an ninh năm 2010 chiếm 2,42% tổng chi thường xuyên toàn huyện, đạt 312% dự toán; năm 2011 chiếm 3% tổng chi thường xuyên toàn huyện, đạt 204% dự toán; năm 2012 chiếm 3,08% tổng chi thường xuyên, đạt 477% dự toán.

Chi quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện tập trung cho các hoạt động quốc phòng, tuyển quân, kỷ niệm ngày truyền thống, bảo đảm an ninh trật tự, phòng chống tội phạm, dân quân tự vệ,...

Công tác điều hành chi đã đảm bảo kịp thời, đầy đủ, đáp ứng các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên địa bàn; tuân thủ theo định mức chi quy định. Tuy nhiên vẫn còn cao so với dự toán.

Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề:

Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề: năm 2010 chiếm 38,7% tổng chi thường xuyên toàn huyện, đạt 110% dự toán; năm 2011 chiếm 36% tổng chi thường xuyên toàn huyện, đạt 113% dự toán; năm 2012 chiếm 45% tổng chi thường xuyên, đạt 132% dự toán. Khoản chi này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng CTX và có xu hướng tăng dần cả về số tăng tuyệt đối và tỷ trọng, điều này là phù hợp với quan điểm của Nhà nước “Đầu tư cho giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”.

Nhìn chung khoản chi cho giáo dục đào tạo đã các khoản chế độ, chính sách cho giáo viên, học sinh theo quy định, các khoản chi hoạt động thường xuyên và định kỳ cho giáo viên, thi học sinh giỏi cấp huyện và các hoạt động chuyên ngành khác, thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi bao gồm cả chế độ ăn trưa cho trẻ em theo mức 120 nghìn đồng/tháng/trẻ, kinh phí hội khuyến học, kinh phí cho trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm dạy nghề, kinh phí cho giáo viên mầm non ngoài biên chế theo quyết định 2480/QĐ-UBND của UBND tỉnh mức 1.115.000

đồng/người/tháng đối với các xã đồng bằng, mức 1.138.000 đồng/người/tháng đối với các xã miền núi và hỗ trợ kinh phí cho GV mầm non ngoài biên chế mức 94.300 đồng/người/tháng đối với xã đồng bằng, mức 89.300 đồng/người/tháng đối với xã miền núi. Tuy nhiên trong năm 2012 kinh phí cấp bù học phí và chi phí học tập theo NĐ 49 huyện còn chưa kịp phân bổ 2.917 triệu đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi sự nghiệp y tế:

Chi sự nghiệp y tế: năm 2010 chiếm 4,8% tổng chi thường xuyên toàn huyện, đạt 87% dự toán; năm 2011 chiếm 5% tổng chi thường xuyên toàn huyện, đạt 107% dự toán; năm 2012 chiếm 5% tổng chi thường xuyên, đạt 102% dự toán. Khoản chi này còn khá là hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu khám, chữa bệnh của người dân. Bên cạnh đó, năm 2012 huyện đã chi trả số tiền mua bảo hiểm y tế cho các đối tượng với cơ quan BHXH vượt so với số tiền thực tế khá lớn 27 triệu đồng. Nguồn kinh phí sự nghiệp y tế trong năm còn dư 7.043 triệu đồng, huyện mới thực hiện chi chuyển nguồn 2.327 triệu đồng, số còn lại sắp xếp vào nhiệm vụ chi khác là sai quy định.

Chi sự nghiệp khoa học công nghệ:

Trong hai năm 2010, 2011 đều không có khoản chi cho nội dung này. Đến năm 2012 chỉ có 35 triệu chi cho nhóm này. Mức chi cho phát triển khoa học công nghệ là rất thấp.

Chi sự nghiệp môi trường:

Chi sự nghiệp môi trường: năm 2011 chiếm 0,1% tổng chi thường xuyên toàn huyện, đạt 100% dự toán; năm 2011 chiếm 0,6% tổng chi thường xuyên toàn huyện, đạt 113% dự toán; năm 2012 chiếm 0,7% tổng chi thường xuyên, đạt 124% dự toán. Khoản chi này tăng đáng kể từ 2010 sang năm 2011 và 2012 do thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là việc xử lý vệ sinh môi trường khu dân cư, trường học, trạm y tế, bãi xử lý rác thải,

mua sắm trang bị phương tiện phục vụ thu gom rác thải, xử lý các điểm nóng về môi trường. Tuy nhiên khoản chi này vẫn còn thấp.

Chi sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao:

Chi sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao: năm 2010 chiếm 0,7% tổng chi thường xuyên toàn huyện, đạt 134% dự toán; năm 2011 chiếm 0,6% tổng chi thường xuyên toàn huyện, đạt 113% dự toán; năm 2012 chiếm 0,7% tổng chi thường xuyên, đạt 124% dự toán.

Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình:

Chi sự nghiệp phát thanh truyền hình: năm 2010 chiếm 0,2% tổng chi thường xuyên toàn huyện, đạt 100% dự toán; năm 2011 chiếm 1 % tổng chi thường xuyên toàn huyện, đạt 492% dự toán; năm 2012 chiếm 0,6% tổng chi thường xuyên, đạt 253% dự toán.

Chi sự nghiệp bảo đảm xã hội:

Chi sự nghiệp bảo đảm xã hội: năm 2010 chiếm 11,1% tổng chi thường xuyên toàn huyện, đạt 127% dự toán; năm 2011 chiếm 13% tổng chi thường xuyên toàn huyện, đạt 153% dự toán; năm 2012 chiếm 15,1% tổng chi thường xuyên, đạt 126% dự toán.

Khoản chi này đã đảm bảo thực hiện NĐ số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/04/2007 và NĐ 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ về trợ giúp cho các đối tượng xã hội, chế độ trợ cấp hàng tháng, kinh phí chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi theo thông tư số 21/2011/TT-BTC ngày 18/02/2011 của Bộ tài chính, chế độ mai táng phí, hỏi thăm, động viên tặng quà cho các đối tượng chính sách vào ngày lễ, tết, chế độ thanh niên xung phong, hỗ trợ người mù…Nhìn chung các xã trên địa bàn huyện thực hiện tương đối tốt các khoản chi này. Tuy nhiên cá biệt xã Xuân Lập đã có những sai phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện các khoản chi này khi chậm khai tử cho những cao tuổi đã mất nhằm hưởng khoản trợ cấp hàng tháng.

Chi sự nghiệp kinh tế:

Chi sự nghiệp kinh tế: năm 2010 chiếm 2% tổng chi thường xuyên toàn huyện, đạt 129% dự toán; năm 2011 chiếm 1% tổng chi thường xuyên toàn huyện, đạt 105% dự toán; năm 2012 chiếm 5,6% tổng chi thường xuyên, đạt 395% dự toán.

Nhìn chung khoản chi này đã đảm bảo được kinh phí hoạt động cho các sự nghiệp: Nông nghiệp, Lâm nghiệp, giao thông, thủy lợi, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyên nông, điện sáng công cộng ở các thị trấn, cho các chương trình, chính sách phát triển kinh tế của huyện, chính sách hỗ trợ vùng lúa năng suất, vùng sản xuất lúa giống. Tỷ trọng chi sự nghiệp kinh tế trong tổng CTX thấp do đó chưa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện tương xứng với các tiềm năng phát triển của huyện.

Chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể:

Chi sự nghiệp quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể: năm 2010 chiếm 20,8% tổng chi thường xuyên toàn huyện, đạt 159% dự toán; năm 2011 chiếm 23% tổng chi thường xuyên toàn huyện, đạt 134% dự toán; năm 2012 chiếm 23,8% tổng chi thường xuyên, đạt 125% dự toán. Chi quản lý hành chính tương đối sát, tỷ trọng cao và có xu hướng tăng dần về tỷ trọng. Trong quản lý và điều hành chi huyện nên giảm dần và tiết kiệm khoản chi này để ưu tiên dành cho các nhiệm vụ chi khác.

Chi chuyển nguồn:

Chi chuyển nguồn: năm 2010 chiếm 14,4% tổng chi thường xuyên toàn huyện; năm 2011 chiếm 13% tổng chi thường xuyên toàn huyện; năm 2012 chiếm 11,9% tổng chi thường xuyên. Có thể thấy chi chuyển nguồn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi thường xuyên, điều này là không tốt, làm không đảm bảo được các nhiệm vụ, lãng phí nguồn lực. Ví dụ: năm 2012 chưa kịp

phân bổ 2.917 triệu đồng kinh phí cấp bù học phí và chi phí học tập theo NĐ49 tuy nhiên tỷ trọng chi chuyển nguồn cũng đã giảm dần theo ba năm.

Chi khác:

Chi khác: năm 2010 chiếm 4,6% tổng chi thường xuyên toàn huyện, đạt 1128% dự toán; năm 2011 chiếm 3% tổng chi thường xuyên toàn huyện, đạt 881% dự toán; năm 2012 chiếm 0,7% tổng chi thường xuyên, đạt 181% dự toán. Khoản chi này có chênh lệch quyết toán so với dự toán năm 2010, 2011 rất lớn do các khoản chi thực hiện chính sách phát triển chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ cho chủ phương tiện giao thông theo QĐ 548…. Khoản chi khác này quá lớn so với dự toán

* Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính

Tham gia thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính có các đơn vị sự nghiệp kinh phí hoạt động do NSNN đảm bảo toàn bộ như: Trạm khuyến nông, Đội quản lý bảo dưỡng giao thông, Khối tiểu học, Khối mầm non, Phòng giáo dục, Trung tâm bồi dưỡng chính trị, Trung tâm thể dục thể thao,; Các đơn vị tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên (Số thu dưới 10%) như: Khối THCS, Đài phát thanh, Trung tâm văn hóa thông tin; Các đơn vị tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên (Số thu trên 10%) như: THCS Lê Thánh Tông, Trung tâm hướng nghiệp - dạy nghề.

Dưới sự chỉ đạo của huyện, các đơn vị đã chủ động trong việc sử dụng tài chính đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả trong công việc, đồng thời thực hiện công khai minh bạch các hoạt động thu-chi của các đơn vị, nó có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo quyền chủ động cho cán bộ, viên chức trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, nâng cao ý thức trách nhiệm trong quản lý sử dụng tài sản của các đơn vị đúng mục đích và có hiệu quả.

Định mức chi sự nghiệp giáo dục quá thấp do vậy phần tiết kiệm chi để tăng thu nhập trong các đơn vị sự nghiệp công lập không cao. Tiền lương tăng thêm, hệ số thu nhập tăng thêm của các trường không cao và không đồng đều (từ 2% đến 9%). Tuy nhiên định mức chi thấp, chế độ chi cho con người quá cao trong khi giá cả các mặt hàng tăng nhanh. Bên cạnh đó số học sinh trong các năm học biến động theo vì vậy đầu năm học (tháng 9 hàng năm) phải thuyên chuyển công tác nên ảnh hưởng đến công tác thực hiện dự toán trong năm.

Căn cứ vào chế độ, định mức của Nhà nước, các đơn vị đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và quản lý sử dụng tài sản công thông qua cán bộ, viên chức trong đơn vị thống nhất. Một số đơn vị xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chưa căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị, nên việc xây dựng các nội dung chi còn cao hơn so với chi phí thực tế phát sinh tại đơn vị. Một số đơn vị xây dựng định mức chi trong quy chế thấp, khi đơn vị có nguồn kinh phí chi đơn vị vẫn thực hiện chi nhưng không điều chỉnh qui chế chi tiêu theo quy định.

* Về kiểm soát chi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện Dự án : “Cải cách quản lý tài chính công”. Dự án TABMIS (hệ thống thông tin quản lý ngân sách – Kho bạc) đã được triển khai thí điểm từ năm 2003 đến 2008 và bắt đầu triển khai diện rộng trên toàn hệ thống từ năm 2008 ở các tỉnh thành phố với sự tham gia của Bộ tài chính và các Bộ khác, KBNN; các Sở tài chính, KBNN tỉnh, thành phố; Phòng tài chính, KBNN quận, huyện nhằm hướng tới mục tiêu hiện đại hoá công tác quản lý ngân sách nhà nước từ khâu lập kế hoạch, thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách; nâng cao tính minh bạch trong quản lý tài chính công; hạn chế tiêu cực trong việc sử dụng ngân sách; đảm bảo an ninh tài chính trong quá trình phát triển và hội nhập của quốc gia; Tăng cường sự gắn kết giữa yêu cầu quản lý ngân sách với các mục tiêu tài chính phát triển, với các chỉ tiêu kinh tế - kỹ

thuật thông qua việc xây dựng kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn; Nâng cao năng lực lập kế hoạch ngân sách và kế hoạch đầu tư, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực, thực hiện chiến lược tăng trưởng bền vững và xoá đói giảm nghèo; xây dựng thí điểm kế hoạch chi tiêu trung hạn ở một số Bộ, địa phương.

TABMIS được triển khai và đi vào áp dụng trên địa bàn huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa từ năm 2010. Thanh Hóa được đánh giá là một trong những tỉnh đi đầu trong việc triển khai hiệu quả dự án TABMIS, trong đó có huyện Thọ Xuân .

Khi triển khai, hệ thống thông tin mới thay thế dần hệ thống cũ, yêu cầu đặt ra là vẫn phải duy trì được thông tin về tình hình chấp hành ngân sách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Thọ Xuân- tỉnh Thanh Hóa (Trang 53 - 62)