Điều kiện thực hiện những giải pháp trên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Thọ Xuân- tỉnh Thanh Hóa (Trang 83 - 86)

- Công tác xây dựng dự toán còn nặng về hình thức, chưa tính toán sát với tình hình thực tế Còn chưa tính toán đầy đủ các yếu tố tác động đến dự án

3.3Điều kiện thực hiện những giải pháp trên

TRONG THỜI GIAN TỚ

3.3Điều kiện thực hiện những giải pháp trên

Thứ nhất, Cần có sự quan tâm của các cấp Đảng ủy và các cấp chính quyền

Hiện nay cải cách tài chính công đang được thực hiện ở nước ta, việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả quản lý NSNN trở thành đòi hỏi tất yếu và có ý nghĩa quan trọng với sự phát triển của đất nước nói chung và địa phương nói riêng. Tuy nhiên, để thực hiện được nhiệm vụ của mình đòi hỏi các cấp Đảng ủy, các cấp chính quyền có sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, tăng cường, hoàn thiện đó.

Thứ hai, Tình hình kinh tế - xã hội của huyện phát triển ổn định

Tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn có ổn định thì mới có bảo đảm nguồn để sử dụng chi tiêu trong Huyện. Ngược lại, chỉ có Ngân sách là quá trình phân phối và sử dụng quỹ Ngân sách nhằm thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ theo những mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội nhất định. Do đó, chi Ngân sách lại phải căn cứ trên cơ sở các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và tình hình phát triển thực tế trên địa bàn.

Căn cứ trên cơ sở tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn, các cơ quan quản lý bố trí cơ cấu và mức chi cho từng lĩnh vực một cách khoa học, hợp lý. Đồng thời tình hình kinh tế - xã hội thực tế tại địa phương sẽ quyết định tính hiệu quả và ổn định của các khoản chi từ NSNN.

Như vậy có thể nói sự phát triển kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng quyết định đến hiệu quả của hoạt động thu chi NSNN. Đối với Ngân sách địa phương nói chung và Ngân sách Huyện nói riêng. Do đó, muốn tăng cường quản lý chi Ngân sách, cần đảm bảo sự phát triển ổn định kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Thứ ba, ý thức pháp luật của người dân phải được nâng cao

Hoạt động tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ NSNN liên quan trực tiếp đến các hoạt động của Nhà nước cũng như các hoạt động kinh tế - xã hội Huyện mà người dân là chủ thể trực tiếp tham gia.

Ngân sách Huyện cùng cần có sự tham gia mạnh mẽ của người dân thông qua các nội dung thu, chi Ngân sách Huyện, do đó, ý thức tham gia của người dân có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả hoạt động của Ngân sách huyện.

Để nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của người dân khi tham gia vào các hoạt động của Ngân sách huyện thì việc nâng cao hiểu biết pháp luật và ý thức chấp hành của người dân thông qua cá công cụ phổ biến pháp luật sẽ là bước chuyển tiếp quan trọng góp phần đảm bảo hiệu quả của công tác thu chi ngân sách trên đại bàn. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý Ngân sách huyện nói chung và quản lý chi ngân sách huyện nói riêng.

Thứ tư, điều kiện về cơ sở vật chất nhằm phục vụ cho công tác quản lý chi ngân sách huyện cần được đáp ứng đầy đủ

Cần tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất để phục vụ tốt cho công tác quản lý chi ngân sách huyện.

Để thực hiện được tốt nhiệm vụ được giao, công tác quản lý ngân sách huyện nói chung và công tác quản lý chi ngân sách huyện nói riêng yêu cầu cần được trang bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị thiết yếu. Đảm bảo đáp ứng đủ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý. Khi thực thi các công tác quản lý chi ngân sách theo phương pháp mới cũng đòi hỏi phải có chương trình quản lý phù hợp và tuân thủ yêu cầu của công cụ mới. Trang thiết bị làm việc như máy tính và các thiết bị văn phòng khác cũng yêu cầu phải đáp ứng đầy đủ giúp thực thi việc được tốt.

Thứ năm, có sự quan tâm và tạo điều kiện của cơ quan quản lý và cơ quan tài chính cấp trên

Để hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện thì không những cần sự nỗ lực của huyện mà còn phải có sự quan tâm và tạo điều kiện của cơ quan quản lý và cơ quan tài chính cấp trên bao gồm cả cấp tỉnh và Trung ương. Sở dĩ như vậy là do thẩm quyền, trách nhiệm và trình độ của huyện là có hạn. Cơ quan quản lý và cơ quan tài chính cấp trên phải chỉ đạo, hướng dẫn một cách chi tiết, rõ ràng các chính sách, chế độ liên quan tới quản lý chi ngân sách cho cấp huyện, đồng thời lắng nghe ý kiến, kiến nghị của cấp huyện trong công tác quản lý chi ngân sách, phải tạo được môi trường pháp lý rõ ràng, đặc biệt là phân cấp rõ ràng, ổn định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý kinh tế, quản lý ngân sách nhà nước đối với từng cấp chính quyền địa phương, xóa bỏ các định mức, tiêu chuẩn chi không còn phù hợp, ban hành các chỉ tiêu, tiêu chuẩn định mức phù hợp với tình hình thực tế, có tính khoa học và khả thi, đảm bảo thống nhất nền tài chính quốc gia, đồng thời tạo điều kiện cho ngân sách cấp dưới chủ động, sáng tạo trong quản lý và điều hành ngân sách.

Xuất phát từ thực trạng quản lý chi ngân sách huyện Thọ xuân giai đoạn 2010-2012 cùng với định hướng kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2010-

2015, trước những thuận lợi và khó khăn của huyện luận văn đề cập tới một số giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý chi ngân sách huyện thời gian từ năm 2012-2015 và điều kiện thực hiện các giải pháp. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý chi ngân sách huyện Thọ Xuân nhằm đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thọ Xuân nói riêng cũng cũng như tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Thọ Xuân- tỉnh Thanh Hóa (Trang 83 - 86)