Đối với khâu chấp hành dự toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Thọ Xuân- tỉnh Thanh Hóa (Trang 73 - 74)

- Công tác xây dựng dự toán còn nặng về hình thức, chưa tính toán sát với tình hình thực tế Còn chưa tính toán đầy đủ các yếu tố tác động đến dự án

TRONG THỜI GIAN TỚ

3.2.1.2 Đối với khâu chấp hành dự toán

Khâu dự toán có lập tốt đến đâu mà khâu chấp hành dự toán không tốt thì cũng không mang lại hiệu quả. Để thực hiện tốt khâu chấp hành cần thực hiện những biện pháp sau:

Thứ nhất, trên cơ sở dự toán được duyệt và các chính sách, chế độ chi NSNN. Phòng tài chính phải hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng các khoản mục chi của các đơn vị, các xã đảm bảo chi đúng tiêu chuẩn, định mức, kế hoạch và chi đủ, tránh lãng phí nguồn vốn. Huyện phải xem xét, phân tích xem các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã phù hợp với điều kiện thực tế hay chưa, từ quá trình thực hiện tìm ra những chỗ chưa hợp lý để kiến nghị với cơ quan cấp trên.

Thứ hai, Cấp phát kinh phí phải bám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị và dự toán năm, dự toán quý để cấp phát để tránh tình trạng một số khoản kinh phí để dồn đến cuối năm mới cấp phát, dẫn đến tình trạng chi chạy hoặc chuyển số dư sang năm sau quá nhiều. Chỉ cấp phát những khoản chi đúng mục đích, đúng đối tượng

Thứ ba, các khoản chi phải được sự đồng ý của Phòng TC-KH huyện Thọ Xuân sau đó mới được thanh toán tại KBNN huyện thông qua tài khoản đã mở tại KBNN. Chính vì vậy để rút được kinh phí cũng mất một khoảng thời gian nhất định, trong khi nhu cầu thì cần đáp ứng một cách nhanh chóng, kịp thời. Do đó, trong quá trình thực hiện dự toán Phòng TC-KH huyện và KBNN

huyện phải tiến hành xét duyệt và cấp phát vốn đảm bảo nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.

Thứ tư, thực hiện kiểm tra, giám sát một cách đột xuất tại các xã, các đơn vị để thanh tra tài chính nhằm phát hiện, uốn nắn kịp thời các sai sót. Muốn vậy Phòng TC-KH phải phát huy hết khả năng về công tác chuyên môn, về trách nhiệm cũng như lòng nhiệt tình của cán bộ, chuyên viên phòng Tài chính-kế hoạch.

Thứ năm, Phòng TC-KH cần hướng dẫn các đơn vị, các xã thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán sao cho quá trình nhận và sử dụng kinh phí đều phải được hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời. Đồng thời cung cấp các tài liệu có tính chuẩn mức cao phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra

Thứ sáu, đi đôi với bảo nhu cầu chi, các đơn vị, các xã phải thực hiện tiết kiệm chi NSNN đối với những khoản chi không cần thiết.

Thứ bảy, KBNN huyện kiểm soát chặt chẽ tồn quỹ tiền mặt tai các đơn vị, hạn chế việc tồn quỹ tiền mặt tại đơn vị quá lớn

Thứ támi, nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân, từng đơn vị trong việc sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn vốn NSNN

Việc triển khai đồng bộ các biện pháp trên đã phát huy đầy đủ cả hai chức năng phân phối và giám đốc của NSNN. Nhờ đó mà công tác quản lý chi ngân sách mới đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện Thọ Xuân- tỉnh Thanh Hóa (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w