Để có phƣơng hƣớng nghiên cứu, thiết kế và sản xuất sản phẩm, công ty phải xây dựng đƣợc chính sách sản phẩm. Muốn xây dựng đƣợc một chính sách sản phẩm hợp lý, trƣớc hết công ty phải dựa trên kết quả nghiên cứu thị trƣờng, phân tích vòng đời giá cả của sản phẩm, phân tích nhu cầu và tình hình cạnh tranh
trên thị trƣờng. Nếu chính sách sản phẩm không đảm bảo đƣợc khả năng tiêu thụ thì công ty sẽ gặp không ít rủi ro. Hiện nay sản phẩm tấm trần của công ty gặp không ít đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng, vì vậy để có thể hoàn thiện công tác duy trì và mở rộng thị trƣờng thì công ty phải có chính sách giá cả hợp lý, không ngừng năng cao chất lƣợng sản phẩm nhằm đƣa ra thị trƣờng sản phẩm chất lƣợng hơn, mẫu mã đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng hơn.
Công ty nghiên cứu để tạo ra sản phẩm tốt hơn (tiện lợi khi sử dụng, độ bền sản phẩm,…) cho ra đời nhiều loại kích cở sản phẩm để phù hợp với nhu cầu thị trƣờng hiện tại.
Do công ty tự sản xuất nên có thể chủ động trong việc thay đổi mẫu mã thƣờng xuyên, đúng thời điểm hoặc theo yêu cầu khách hàng. Duy trì, cải tiến mẫu mã truyền thống thƣờng đƣợc khách hàng ƣa chuộng, loại bỏ những mẫu mã lạc hậu không đƣợc thị trƣờng chấp nhận. Công ty có thể tham khảo mẫu mã sản phẩm của các nƣớc khác, nghiên cứu mẫu mã của các đối thủ để có thể đi trƣớc một bƣớc trong việc đƣa sản phẩm có mẫu mã mới ra thị trƣờng.
Công ty có thể đƣa sản phẩm mới ra thị trƣờng theo hai hƣớng
- Sản phẩm chất lƣợng cao phục vụ cho thị trƣờng đô thị có mức thu nhập cao.
- Sản phẩm chất lƣợng tƣơng đối với mức giá trung bình cho các thị trƣờng tỉnh lẻ có mức thu nhập thấp.
Hiện nay công ty có thể tiêp tục tập trung sản xuất tấm trần thạch cao, một lọai trần đang đƣợc ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng. Ƣu điểm của trần thạch cao là đa dạng mãu mã và tính thẩm mỹ cao. Nếu không tinh mắt, sẽ dễ nhìn nhầm trần thạch cao là trần đúc thật. Với đặc tính nhẹ và công nghệ tạo bọt hiện đại, thạch cao không bắt lửa, không sinh khói bụi nhƣ một số loại vật liệu khác. Thạch cao còn rất bền, mát, cách âm, tạo đƣợc hoa văn theo ý thích và không bị nấm mốc. Công ty có thể sản xuất loại trần làm sản phẩm chính của công ty vì hiện nay các loại trần thạch cao đang dần thay thế trần nhựa và rất đƣợc nguời tiêu dùng ƣa chuộng.
5.4 PHÁT TRIỂN MẠNG LƢỚI TIÊU THỤ, HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM
Các đại lý của công ty vừa là nơi giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm đồng thời cũng là nơi thu thập thông tin giúp công ty theo dõi nhu cầu của khách hàng. Ngoài việc phải sản xuất ra những mặt hàng có chất lƣợng, giá rẻ, công ty còn phải quan tâm tới vấn đề cung cấp hàng hóa, dịch vụ sao cho nhanh nhất, thuận tiện nhất. Vì vậy, việc mở rộng mạng lƣới tiêu thụ hoàn thiện chính sách sách phân phối sản phẩm là hết sức cần thiết.
Công ty cố gắng:
- Giữ vững và mở rộng mối quan hệ với khách hàng hiện có - Tiềm kiếm khách hàng tiềm năng
- Thành lập các đại lý ở nhiều vùng khác nhau
Trong thời gian tới cùng với sự nỗ lực duy trì thị phần hiện có. Ngoài thị trƣờng Cần Thơ, công ty nên khảo sát nghiên cứu mở rộng thị phần ở các tỉnh ĐBSCL để mở rộng thêm các đại lý, bởi vì đây là vùng có mật độ dân số cao, nhiều công trình đang đƣợc đầu tƣ xây dựng nên nhu cầu về tấm trần có khả năng tăng. Đối tƣợng đƣợc chọn làm đại lý công ty cũng nên xem xét, cân nhắc và đánh giá nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để thực hiện mở rộng các đại lý tiêu thụ một cách có hiệu quả công ty cần: nghiên cứu kỹ đặc điểm kinh tế từng vùng, nghiên cứu về dân số thu nhập, tiềm năng của khu vực từ đó đặt ký kết hợp đồng với các đại lý. Ngoài ra công ty nên xây dựng cho mình một lực lƣợng bán hàng hùng hậu, có kiến thức và trình độ xã hội, am hiểu về sản phẩm của công ty để có thể tƣ vấn cho khách hàng về tính năng và tác dụng của nó.
Việc công ty mở rộng hệ thống đại lý cũng cần phải gắn liền với công tác quản lý kênh phân phối mà chủ yếu là quản lý đại lý. Việc tăng cƣờng quản lý hệ thống phân phối qua đại lý cần chú ý một số điểm sau:
- Quản lý nghiêm ngặt về giá để tránh việc đại lý tự do nâng giá gây thua thiệt cho ngƣời tiêu dùng.
- Đánh giá hiệu quả các đại lý theo tiêu chuẩn cụ thể: sản lƣợng doanh thu tiêu thụ, mức độ thu hút khách hàng, uy tín đại lý.
- Hàng năm tổ chức hội nghị khách hàng gồm các đối tác trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp từ phía họ để dần hoàn thiện hơn về kênh phân phối
Hoàn thiện chính sách phân phối giúp cho sản phẩn của công ty sản xuất ra đƣợc tiêu thụ dễ dàng, hạn chế hàng ứ đọng, đồng thời đẩy mạnh khả năng xâm nhập sản phẩm của công ty vào thị trƣờng.
Việc hình thành đại lý mới sẽ tạo điều kiện cho công ty điều tiết dễ dàng lƣợng hàng hóa, tăng khối lƣợng hàng bán ra thị trƣờng. Nếu việc khảo sát, nghiên cứu và mở rộng thị trƣờng ĐBSCL diễn ra thuận lợi thì việc mở các đại lý mới ở đây có thể làm tăng khối lƣợng sản phẩm tiêu thụ của công ty.
Ngoài ra biện pháp này còn giúp công ty đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng, tạo đƣợc uy tín với khách hàng.
5.5 NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
Con ngƣời luôn là yếu tố trung tâm quyết định tới sự thành công hay thất bại của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Trong bất kỳ chiến lƣợc phát triển nào của công ty cũng không thể thiếu con ngƣời đƣợc. Trong thời kỳ hiện nay đội ngũ quản lý, nhân viên bán hàng không những đòi hỏi phải có kinh nghiệm mà cần phải có trình độ, kỹ năng bán hàng để nắm bắt đƣợc tâm lý khách hàng. Vì trong cơ chế thị trƣờng việc chinh phục khách hàng là một nghệ thuật. Bên cạnh đó, cùng với thời đại khoa học kỹ thuật thì dần dần công ty sẽ phải sử dụng những máy móc, thiết bị hiện đại đòi hỏi ngƣời công nhân có trình độ có thể làm chủ và vận hành trang thiết bị mới.
Công ty cần chú trọng đến công tác nhân sự, quan tâm tới đội ngũ nhân viên làm việc lâu năm, đào tạo đội ngũ bán hàng nhằm phục vụ tốt nhu cầu phát triển, mở rộng thị trƣờng của công ty.
Cần bố trí lại lực lƣợng nhân sự một cách phù hợp nhất. Mỗi bộ phận sắp xếp số lƣợng nhân viên thích hợp, đúng chuyên môn, nghiệp vụ của từng nhân viên.
Có chính sách khen thƣởng đối với nhân viên làm việc tốt, các phòng ban làm việc hiệu quả
Tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, nhất là nhân viên mới, để họ có năng lực vững vàng hơn.
Lập bảng mô tả công việc cho từng vị trí. Tuyển thêm nhân viên mới đủ trình độ cho bộ phận marketing.
Xây dựng và hoàn thiện các chính sách đãi ngộ, lƣơng bổng, phúc lợi nhằm giữ chân ngƣời tài, thu hút nhân viên giỏi và khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên. Tạo sự gắn bó lâu dài của nhân viên với công ty.
Xây dựng văn hóa công ty nhằm tạo nên một tập thể công ty đoàn kết, thân thiện và chuyên nghiệp. Từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh và tạo dựng hình ảnh tốt của công ty trong mắt khách hàng
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Đối với công ty TNHH Minh Thành thì hoạt động tiêu thụ có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Nhờ hoạt động tiêu thụ, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mới có thể diễn ra liên tục, bù đắp những khoản chi phí và đem về lợi nhuận cho công ty. Việc phân tích hoạt động tiêu thụ giúp công ty đánh giá lại, tìm ra phƣơng hƣớng phát triển mới trong tƣơng lai. Vì vậy công ty phải thƣờng xuyên thực hiện quá trình phân tích để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ của chính mình
Qua kết quả đánh giá tình hình tiêu thụ giai đọan 2011- 2013 của công ty cho thấy lợi nhuận của công ty qua các năm đều tăng, đều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả. Tuy nhiên sản lƣợng tiêu thụ sản phẩm năm 2013 lại giảm so với năm 2012, nhƣng nhìn chung khối lƣợng tiêu thụ sản phẩm vẫn cao. Nhóm mặt hàng có sản lƣợng tiêu thụ nhiều nhất là loại 18 cm, nhƣng do ảnh hƣởng của giá cả nên doanh thu tiêu thụ nhiều nhất là nhóm 25 cm. Và Cần Thơ là thị trƣờng tiêu thụ lớn nhất, mang lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu của công ty. Hoạt động tiêu thụ của công ty còn gặp rất nhiều khó khăn khi trên thị trƣờng có rất nhiều sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh có thể thay thế sản phẩm của công ty, nhu cầu của ngƣời tiêu dùng ngày càng cao và thay đổi nhanh chóng, điều này đã làm cho sản lƣợng tiêu thụ của công ty giảm đi. Xu hƣớng phát triển hiện nay của công ty là tiếp tục sản xuất trần nhựa PVC và phát triển sản phẩm mới là trần thạc cao. Với xu hƣớng này hy vọng sản phẩm của công ty ngày càng có sức cạnh tranh trên thị trƣờng
Trƣớc xu thế hội nhập của nƣớc ta cùng với sự phát triển không ngừng của ngành xây dựng. Công ty đang đứng trƣớc những cơ hội, song cũng không ít những thách thứ mới. Để có thể đạt đƣợc kết quả cao trong tƣơng lai, công ty TNHH Minh Thành cần có các chính sách hoàn thiện kế hoạch tiêu thụ để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hy vọng với những kết quả đạt đƣợc, công ty sẽ tiếp tục phát huy để xây dựng và phát triển ngày càng lớn mạnh
Trong điều kiện kinh tế nƣớc ta hiện nay, các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh luôn chịu sự tác động và chi phối của các yếu tố nhƣ: chính trị, pháp luật… Nhà Nƣớc với những công cụ trong tay có thể tác động tới nền kinh tế, để khuyến khích và tạo môi trƣờng kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp. Dƣới đây là một số kiến nghị đối với Nhà Nƣớc:
Thứ nhất là xây dựng và hoàn thiện môi trƣờng pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh doanh của hệ thống phân phối bán lẻ. Luật doanh nghiệp 2005 đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thành lập và tiến hành sản xuất kinh doanh. Hiện nay chính phủ cũng đang tích cực rà soát và cải cách các thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh. Tuy nhiên bên cạnh đó thì trong hệ thống luật của chúng ta vẫn có sự chồng chéo, nhiều văn bản luật không thống nhất và thiếu tính chặt chẽ đã gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp. Các thủ tục hành chính còn phiền hà, rắc rối gây phiền hà, mất thời gian trong việc cấp phép các dự án lớn. Điều này không những mất thời gian của doanh nghiệp mà còn làm tăng chi phí, mất đi cơ hội kinh doanh. Nhà Nƣớc cần rà soát lại các luật cũ, chỉnh sửa hoặc ban hành mới các điều luật tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nƣớc phát triển mà không vi phạm cam kết trong tiến trình hội nhập.
Thứ hai, Nhà Nƣớc cần quan tâm giúp đỡ ngành sản xuất nhựa trần trong việc cấp vốn ban đầu, ban hành chính sách lãi suất hợp lý, giảm thuế nhập khẩu đối với thiết bị và nguyên liệu ngành. Ngoài ra Nhà Nƣớc cần có chính sách bảo hộ hàng sản xuất trong nƣớc, thực chất hiện nay việc chống hàng ngoại hiệu quả còn thấp. Vì vậy Nhà Nƣớc phải tăng cƣờng công tác ngăn chặn việc buôn lậu, trốn thuế để bảo vệ hàng nội địa, tạo hàng lang pháp lý cho sự cạnh tranh bình đẳng giữa các công ty trên thị trƣờng. Có nhƣ vậy ngành sản xuất tấm trần nhựa nói riêng và ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung sẽ giảm bớt khó khăn và có điều kiện vƣơn lên.
Thứ ba cùng với các thành phố, Nhà Nƣớc cần ban hành những chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi nhƣ việc san lấp mặt bằng, làm đƣờng, cầu cống để khuyến khích doanh nghiệp mở rộng mạng lƣới ra khu vực ngoại thành Cần Thơ và các tỉnh, tạo sự phát triển đồng đều giữa các khu vực trên địa bàn các tỉnh, đảm bảo cho công tác lƣu thông hàng hóa đƣợc dễ dàng.
Bên cạnh đó chính phủ cần hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp. Thực trạng đội ngũ nhân viên trong các hệ thống phân phối bán lẻ phần
lớn là chƣa qua đào tạo hoặc đƣợc đào tạo chƣa bài bản, thiếu tính chuyên nghiệp. Chính phủ có thể hỗ trợ học phí đào tạo cho đội ngũ nhân viên này góp phần giảm bớt khó khăn về chi phí cho các doanh nghiệp.
Cuối cùng là cung cấp thông tin cần thiết cho các công ty để họ hiểu rõ những phƣơng hƣớng phát triển của nền kinh tế tại thời điểm hiện tại và tƣơng lai, từ đó giúp họ có sự chuẩn bị kịp thời để vừa tận dụng cán cơ hội, hạn chế những nguy cơ, tạo ra môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho công ty. Tổ chức nhiều buổi giao lƣu, triển lãm và các buổi hội chợ để giới thiệu, quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp tại các địa phƣơng trong nƣớc đến với ngƣời tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
1. Phạm Văn Dƣợc và Đặng Kim Cƣơng, 1997. Phân tích hoạt động kinh doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
2. Trần Thị kỳ và Nguyễn Văn Phúc, 2012. Nguyên lý thống kê. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao Động.
Chuyên đề tốt nghiệp đại học
1. Cang Nhật Trƣờng, 2012. Phân tích tình tình tiêu thụ tấm lợp fibrocement tại công ty CP VLXD Motilen Cần Thơ qua ba năm 2009-2011 và đề xuất giải pháp phát triển. Luận văn đại học. Đai học Tây Đô.
2. Nguyễn Thị Thúy Kiều, 2012. Phân tích tình hình tiêu thụ bia tại công ty Cổ phần Thương mại Sabeco Sông Hậu. Luận văn đại học. Đại học Cần Thơ.
Tài liệu trên Internet
1. Anh Vũ, 2013. Lạm phát năm 2013 tăng thấp nhất 10 năm qua.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131223/lam-phat-nam-2013-tang-thap- nhat-10-nam-qua.aspx
2. Hoàng Thọ, 2014. Mục tiêu, giải pháp chủ yếu pháp triển kinh tế - xã hội năm 2014 của tỉnh Sóc Trăng. http://hhdnst.vn/news/Kinh-te-Xa-hoi/Muc-tieu-giai- phap-chu-yeu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-nam-2014-tinh-Soc-Trang-95/
3. Ngọc Nhi, 2013. Năm 2014, Cần Thơ phấn đấu tăng trƣởng kinh tế 12,5%.
http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-dia-phuong/Nam-2014-Can-Tho-phan- dau-tang-truong-kinh-te-dat-125/189577.vgp.
4. Quang Minh Nhật, 2013. Hậu Giang vƣợt khó.
http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131212/hau-giang-vuot-kho.aspx
5. Quốc Kiên, 2013. Năm 2013, Kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển khá toàn diện. http://hhdnst.vn/news/Kinh-te-Xa-hoi/Ban-Thuong-vu-Tinh-uy-Nam- 2013-kinh-te-xa-hoi-cua-tinh-phat-trien-kha-toan-dien-81/.
PHỤ LỤC 1 Dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm năm 2014
Bảng: Sản lƣợng tiêu thụ sản phẩm phân theo mặt hàng của công ty TNHH Minh Thành giai đoạn 2009- 2013. ĐVT: m Sản phẩm Năm 2009 2010 2011 2012 2013