Chỉ tiêu
Hộđã tham gia BHYT
học sinh Hộ chưa tham gia BHYT học sinh Tổng cộng Số lượt ý kiến Tỉ lệ (%) Hộ Tỷ lệ (%) Hộ Tỷ lệ (%) Chờđợi lâu 40 33,2 13 10,7 53 43,9
Thiếu thuốc trang thiết bị 5 4,2 3 2,5 8 6,7
Nhân viên y tế không nhiệt tình 37 30,7 6 5,0 43 35,7
Thiếu tin tưởng thầy thuốc 2 1,6 2 1,6 4 3,2
Thủ tục hành chính, chuyển tuyến 12 9,7 1 0,8 13 10,5
Tổng cộng 96 79,4 25 20,6 121 100
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 95 43,9 6,7 35,7 3,2 10,5 Chờđợi lâu
Thiếu thuốc trang thiết bị
Nhân viên y tế không nhiệt tình Thiếu tin tưởng thầy thuốc Thủ tục hành chính, chuyển tuyến
Hình 4.6. Những khó khăn phiền hà gặp phải khi đi khám chữa bệnh
Điều tra 100 hộ đã tham gia BHYT học sinh về những phiền hà chính khi đi KCB thì có 96 hộ có ý kiến. Trong đó có 33,2% cho rằng khi đi KCB phải chờđợi lâu và 10,7 ý kiến của nhóm hộ chưa tham gia BHYT học sinh (bảng 4.18). Phiền hà thứ hai là “nhân viên y tế không nhiệt tình” với 30,7% tổng lượt ý kiến của nhóm KCB BHYT học sinh trong khi nhóm hộ gia đình chưa tham gia BHYT học sinh khi đi KCB.
Lý do PHHS, học sinh không tham gia BHYT
Có nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ học sinh có trách nhiệm phải tham gia nhưng đạt kết quả chưa cao, có thể gải thích nguyên nhân chủ yếu sau:
Kết quả nghiên cứu cho thấy, 100 hộ gia đình phụ huynh học sinh chưa tham gia BHYT học sinh cho thấy có 128 lượt ý kiến trả lời không tham gia BHYT với nhiều lý do khác nhau chủ yếu là do trình độ dân trí, điều kiện kinh tế chưa ý thức
được việc phòng ngừa rủi ro và chia sẻ rủi ro trong cộng đồng. Điều này cho thấy khả năng tham gia BHYT của PHHS, học sinh không ảnh hưởng nhiều bởi thu nhập. Tuy nhiên, nếu không tham gia BHYT học sinh, người dân lại lo lắng khi các cháu không may bị ốm đau. Vì vậy cần phải tuyên truyền giải thích lợi ích khi tham gia BHYT học sinh để PHHS hiểu và tự giác tham gia.
Khi được hỏi về lý do không tham gia BHYT học sinh sau khi thẻ BHYT hết hạn cho thấy có tới 30,5% tổng lượt ý kiến cho rằng không muốn tham gia vì lý do các cháu học sinh, ít bịốm đau, bệnh tật. Tỷ lệ này cho thấy nhận thức của phụ huynh học
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 96
sinh về trách nhiệm tham gia BHYT còn thấp chưa có ý thức với cộng đồng không hiểu rõ được bản chất của BHYT học sinh.
Mặt khác mức phí đóng BHYT cũng là một trong những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tới sự tham gia BHYT học sinh. Hiện nay mức đóng BHYT là tương đối cao, đặc biệt đối với khu vực nông thôn và miền núi. Trước đây học sinh chỉ phải đóng 25-50 ngàn và học sinh thành thị thì phải đóng cao hơn. Nhưng hiện nay mức đóng cả hai khu vực là như nhau đều bằng 289,800đ/1 học sinh. Quy định này đã làm nảy sinh những khó khăn nhất định đối với việc tham gia BHYT của nhiều học sinh. Mặt khác về mức đóng BHYT của học sinh hộ cận nghèo theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 08/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho một số đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo; Quyết định số 797/QĐ-TTg về việc nâng mức hỗ trợ đóng BHYT cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo hiện nay cũng chưa thật hợp lý. Chẳng hạn theo quy định học sinh thuộc diện hộ nghèo được nhà nước hỗ trợ 70% mức đóng BHYT, nhưng nếu tham gia theo hộ cận nghèo thì mức phải nộp sẽ là 4,5% mức lương tối thiểu chứ
không phải 3% nhưđối với học sinh thông thường.