Kinh nghiệm phát triển Bảo hiểm y tế của các nước trên thế giới

Một phần của tài liệu phát triển bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên tại tỉnh bắc giang (Trang 42 - 47)

2.2.1.1 BHYT ở Vương Quốc Bỉ

BHYT là một phần không thể tách rời của An sinh xã hội Vương Quốc Bỉ,

được thực hiện theo nguyên tắc “toàn dân, bắt buộc, đoàn kết”, có nghĩa tất cả

người dân đều phải tham gia BHYT, theo hình thức bắt buộc, để bù đắp, trợ giúp lẫn nhau khi không may ốm đau, bệnh tật. Quỹ BHYT của Bỉ hình thanh từ 03 nguồn chính là: Mức phí BHYT do người tham gia đóng góp (chiếm 75% quỹ); tài trợ của Chính phủ (NSNN) và các nguồn khác. Điểm đáng chú ý là để làm “dày” thêm Quỹ BHYT và giảm bớt gánh nặng cho người dân, Bỉ đã tận dụng những nguồn thuế mang tính xã hội như thuế bảo hiểm xe hơi, dược phẩm, thuốc lá, điện thoại di động….Ví dụ như khi một người dân mua bảo hiểm cho xe hơi của họ thì một phần (nhỏ) trong đó sẽ thuộc cề quỹ BHYT bởi khi chủ xe lưu thông trên đường có nguy cơ gây tai nạn, xả khí thải ra không khí… trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe người khác (Tùng Anh, 2012).

Ba thành phần chính trong BHYT là đối tượng tham gia BHYT (sau đây gọi là đối tượng); cơ sở KCB và tổ chức tương hỗ. Khi muốn tham gia BHYT,

đối tượng đăng ký với một tổ chức tương hỗ do họ tự do lựa chọn, tổ chức này sẽ đứng ra thu tiền của đối tượng, đồng thời, chi trả cho cơ sở KCB theo nguyên tắc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34

do Cơ quan BHYT Vương Quốc Bỉ (INAM) đặt ra. Chăm sóc y tế ở Bỉ được hiểu là biện pháp phòng, chữa bệnh cần thiết để duy trì hoặc khôi phục lại sức khỏe, bao gồm đi KCB tại bệnh viện, các trung tâm y tế… hiện nay, tất cả các

đối tượng tham gia BHYT ở Vương Quốc Bỉ khi đi KCB đều phải cùng chi trả

theo danh mục thuốc và dịch vụ y tế của INAMI. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng giúp kiểm soát được chi tiêu BHYT, khiến người bệnh cân nhắc và chỉ đi KCB khi cần thiết.

INAMI là cơ quan quyền lực cao nhất về BHYT, hoạt động tự chủ, không thuộc Chính phủ, chỉ có một phần liên quan đến Bộ Xã hội-Y tế. INAMI chỉ thực hiện quản lý Nhà nước về BHYT như hoạch định chính sách; đề xuất danh mục thuốc- vật tư y tế, mức dịch vụ KCB, mức thanh toán chi phí KCB; cân đối quỹ

BHYT và đưa ra dựđoán về ngân sách; quản lý, đánh giá, kiểm soát đối tượng tham gia BHYT…. Những kiến nghị, đề xuất mà INAMI. Đưa ra, phải thông qua Ban BHYT (về BHYT) và Hội đồng quản lý (về ngân sách). Hội đồng quản lý gồm 80 người là đại diện của Chính phủ, các tổ chức tương hỗ, bệnh viện, bác sĩ…nhưng không có người của INAMI để tránh tình trạng “ vừa đá bóng, vừa thổi còi”.

Từ năm 2005 đến nay, Quỹ BHYT Vương Quốc Bỉ không bao giờ tổng chi vượt quá tổng thu. Nguyên do là họ có một hệ thống kiểm soát khá toàn diện. Hệ thống này ngay từđầu năm đã dựđoán tương đối chính xác tổng chi của năm nên khi gần vượt quỹ sẽ cảnh báo để INAMI có phương hướng điều chỉnh kịp thời. Những công cụ quản lý, kiểm soát chi BHYT hữu hiệu nhất mà Vương Quốc Bỉ áp dụng là xây dựng danh mục thuốc và dịch vụ y tế chặt chẽ, hệ thống danh mục và ứng dụng CNTT hiện đại. Hiện tại, một giấy đề nghị chi trả BHYT chỉ cần thông qua mã danh mục sẽ biết họ tên, độ tuổi, giới tính, địa chỉ, mã số

của đối tượng; người mua BHYT hay thân nhân ăn theo, loại bảo hiểm bình thường hay ưu đãi, đăng ký với tổ chức tương hỗ nào; có bao nhiêu chỉ định thuốc, dịch vụ y tế đã được thực hiện; số tiền cần chi trong việc khám, chữa bệnh; ngay thực hiện, nơi thực hiện, loại hình bắc sĩ (bệnh viện công, phòng khám tư hay bác sĩ gia đình….). Động thái này nhằm để phân tích xu hướng của

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35

người tham gia BHYT cũng như phát hiện kịp thời bệnh viện, đối tượng, vùng

địa lý… nào có sự tăng đột ngột về chi BHYT, một mặt hạn chế tình trạng lạm dụng quỹ, một mặt chủ động góp phần quản lý dịch bệnh. Ngoài ra định kỳ 02 năm /lần làm báo cáo kiểm toán để phân tích các vấn đề xoay quanh công tác BHYT để khắc phục vướng mắc (Tùng Anh, 2012).

2.2.1.2 Chính sách BHYT tại Đài Loan

BHYT Đài Loan được thực hiện từ năm 1995 theo hình thức BHYT bắt buộc theo Luật với tất cả mọi người dân. Tỷ lệ bao phủ là 99% dân số (23 triệu người tham gia). Mức đóng quyền lợi của người tham gia BHYT được thống nhất trên toàn quốc (Lê Văn Phúc, 2012).

Quỹ BHYT được hình thành từ các nguồn chính: từ đóng góp người lao

động, người sử dụng lao động, Chính phủ. Ngoài ra, một số lợi tức thu được từ

xổ số, thuế thuốc lá cũng được bổ sung cho nguồn quỹ BHYT.

Mức đóng BHYT hiện tại là 5,17% thu nhập. Tùy theo từng nhóm đối tượng mà mức tựđóng/ hỗ trợ của Chính phủ khác nhau.

Quyền lợi BHYT được thực hiện thống nhất chung trên toàn quốc. quỹ

BHYT chi trả các chi phí cho người có thẻ BHYT khi KCB tại phòng khám và

điều trị nội trú tại các bệnh viện. Ngoài ra, Cơ quan BHYT quốc gia còn có ngân sách riêng để chi trả cho một số dịch vụ dự phòng như: khám sức khỏe định kỳ, chuẩn đoán sáng lọc thai nhi…..

Phương thức cùng chi trả, đa số bệnh nhân BHYT phải thực hiện cùng chi trả (trừ nhóm đối tượng người nghèo). Các trường hợp không được quỹ BHYT chi trả (12 trường hợp: phẫu thuật, thẩm mỹ, thuốc ngoài danh mục, mắt nhân tạo...). Ngoài ra còn áp dụng phương thức thanh toán theo nhóm chẩn đoán đem lại kết quả tốt: nâng cáo hiệu quả chất lượng của dịch vụ y tế….áp dụng thanh toán theo định suất (Lê Văn Phúc, 2012).

2.2.1.3 BHYT ở Hàn Quốc

BHYT ở Hàn Quốc được thực hện từ năm 1977 sau 12 năm đạt được mức bao phủ BHYT toàn dân (Ngọc Anh, 2012).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

Khi bắt đầu thực hiện, năm 1977 nhóm dân số mà Hàn Quốc hướng tới chỉ

gồm những người lao động trong doanh nghiệp có sử dụng từ 500 lao động trở

lên (độ bao phủ lúc này đạt 8,9%); năm 1979, mở ra nhóm cán bộ, viên chức và các trường tư nhân, các công ty sử dụng từ 300 lao động trở lên (độ bao phủđạt 21,2%). Năm 1981, người lao động tại các công ty sử dụng 100 lao động trở lên, thí điểm với nhóm phi chính quy tại 03 vùng nông thôn (độ bao phủđạt 29,68%); năm 1982, các Công ty sử dụng từ 16 lao động trở lên (bao phủ 35,1%); năm 1984, mở rộng đối tượng ăn theo (phụ thuộc) người lao động gồm vợ/chồng, cha mẹ, các con…..(tăng độ bao phủ 42,37%); năm 1988 mở rộng đến các công ty có sử dụng 05 lao động trở lên, người dân khu vực nông thôn (độ bao phủ 68,87%); năm 1989, đạt mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân với tỷ lệ 90,39%; người dân tham gia BHYT chia làm 2 nhóm:

+ Nhóm 1: Tham gia theo đơn vị sử dụng lao động mức đóng 5,8% (năm 2002). Người sử dụng lao động đóng 50%, người lao động tựđóng 50%;

+ Nhóm 2: Tham gia BHYT theo hộ gia đình được Nhà nước hỗ trợ 20% mức phí đóng BHYT. Mức phí của nhóm này được tính toán trên cơ sở thu nhập do Ủy ban giám sát thu nhập và cơ quan thuế thu nhập tại các địa phương cung cấp. Đơn giá của mỗi phí bảo hiểm là 170 won, mức điểm sàn là 20 điểm tương

ứng với mức phí tổi thiểu là 3,400 won, và mức điểm trần là 12,680 điểm tương

ứng với mức phí tổi đa là 2,155,600 won, như vậy khoảng cách giữa mức đóng BHYT tối đa và tối thiểu lên tới 634 lần. Riêng nhóm người nghèo dễ tổn thương không phải đóng BHYT mà do Nhà nước đảm bảo.

Quyền lợi của người tham gia BHYT ở Hàn Quốc khá toàn diện, không phụ thuộc vào mức đóng. Tỷ lệ cùng chi trả xác định theo hình thức điều trị nội trú, người tham gia BHYT cùng chi trả 20% chi phí KCB; điều trị ngoại trú cùng chi trả từ 30 đến 60% chi phí tùy theo từng cơ sở y tế. Tại Hàn Quốc những bệnh nhân có chi phí KCB một năm lêm tới 4 triệu won thì không phải cùng chi trả,

điều này đã góp phần giảm gánh nặng chi phí y tế cho những người mắc bệnh nan y, điều trị chi phí lớn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

Mặt khác người tham gia BHYT ở Hàn Quốc có thểđến bất cứ cơ sở y tế

nào khám và điều trị đều được hưởng quyền lợi mà không bị giới hạn bởi nơi

đăng ký KCB ban đầu (Ngọc Anh, 2012).

2.2.1.4 Rút ra những đặc điểm chung việc thực hiện BHYT

BHYT ở Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm, lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, của Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng Quản lý; sự

phối hợp tạo điều kiện của các Bộ, Ngành ở Trung ương và các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT cho người lao động và nhân dân.

Qua việc nghiên cứu BHYT ở trên có thể thấy BHYT ở các nước rất đa dạng và hầu như không giống nhau vì chúng phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội. Tuy nhiên có thể rút ra một số điểm chung trong việc thực thi BHYT ở các nước như sau:

Trong giai đoạn đầu phát triển BHYT, các nước trên Thế giới cũng gặp không ít những khó khăn:

- Vềđối tượng: Tuỳ theo từng nước, nhưng đa sốđối tượng ở các nước áp dụng với cán bộ viên chức, người lao động …mở rộng đến đối tượng phụ thuộc người lao động tham gia (vợ/chồng, cha, mẹ….).

- Về chế độ: Tất cả các nước đều không áp dụng cả 9 chế độ. Trợ cấp

được nhiều nước áp dụng là trợ cấp hưu trí.

- Mức đóng phí BHYT: tính mềm dẻo trong BHYT được các nước thực thi thông qua mức đóng góp. Các nước đều áp dụng các mức đóng đa dạng đểđáp ứng nhu cầu người tham gia, khoảng cách giữa mức đóng góp tối thiểu và mức tối đa là rất lớn.

- Mức hưởng: Quyền lợi BHYT một số nước được thực hiện khá toàn diện thống nhất chung trên toàn quốc. Đa số các bệnh nhân BHYT phải thực hiện cùng chi trả.

- Hoạt động đầu tư tăng trưởng đóng vai trò quan trọng. Hầu hết các nước

đều quy định các lĩnh vực quỹ BHYT được phép đầu tư (là những lĩnh vực có mức độ rủi ro thấp).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

- Vai trò của Nhà nước đối với quỹ BHXH TN là rất lớn và rất quan trọng. Nhà nước có cơ quan bảo hiểm quỹ trợ cấp để bảo hiểm cho quỹ BHYT trong trường hợp quỹ có nguy cơđổ vỡ.

- Tổ chức quản lý BHYT: Ở một số nước do tổ chức BHYT chuyên ngành của Nhà nước quản lý. Đứng đầu các tổ chức này là hội đồng quản lý có

đại diện của các bên tham gia BHYT.

Phần lớn các nước trên thế giới đã thực hiện BHYT bắt buộc với tất cả đối tượng và đã đạt được mục tiêu BHYT toàn dân.

Có thể nói đây chính là những yếu tố tạo nên năng lực nội sinh để BHXH nỗ lực phấn đấu, triển khai tốt công tác BHYT nhằm tiến tới phát triển BHYT toàn dân.

Một phần của tài liệu phát triển bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên tại tỉnh bắc giang (Trang 42 - 47)