Tình hình tham gia BHYT của Việt Nam giai đoạn 2011-2013

Một phần của tài liệu phát triển bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên tại tỉnh bắc giang (Trang 48 - 56)

12/11 13/12 BQ I. Số người tham gia

(người) 32,190,976 42,965,844 46,951,879 133,47 109,28 120,77 1. BHYT 32,190,976 42,965,844 46,951,879 133,47 109,28 120,77 II. Số thu bảo hiểm (tỷđồng) 13.034,94 25.540,58 29.729,01 195,94 116,40 151,02 3. BHYT 13.034,94 25.540,58 29.729,01 195,94 116,40 151,02 Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Với mức đóng từ 3% đến 4,5% mức lương cơ sở và thu nhập tùy theo từng nhóm đối tượng, người tham gia BHYT đưởng hưởng gói quyền lợi BHYT khá rộng rãi (chi phí thuốc với danh mục gồn 900 loại thuốc tân dược, 57 hoạt chất phóng xạ, 127 thuốc y học cổ truyền và 300 vị thuốc đông y; mức chi trả từ

80% đến 95% tùy theo từng nhóm đối tượng….

Thời gian qua, mặc dù hệ thống văn bản pháp luật BHYT khá đầy đủ, bộ

máy tổ chức làm công tác BHYT từng bước được kiện toàn, chất lượng dịch vụ y tế từng bước được cải thiện nhưng kết quả thực hiện BHYT tại Việt Nam vẫn còn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Với mục tiêu hoàn thành lộ trình BHYT toàn dân trong điều kiện còn gần 37% người dân chưa tham gia BHYT thuộc những nhóm đối tượng yếu thế, thu nhập thấp không ổn định, sẽ thực sự sẽ là một khó khăn thách thức.Từ kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đặc biệt là kinh nghiệm của các nước trong cùng khu vực, có những nét tương đồng về

chính sách (Hàn Quốc, Đài Loan…), sẽ giúp cho Việt Nam tiến nhanh hơn đến

đích BHYT toàn dân cụ thể như sau: Về xây dựng chính sách:

Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện BHYT. Luật BHYT quy định mọi người phải tham gia BHYT, có như vậy mới đạt được BHYT toàn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

dân. Ngoài ra cũng cần phải quan tâm các chính sách liên quan như: Xây dựng bảng giá dịch vụ y tế thống nhất trên cả nước, các quy định chặt chẽ về danh mục thuốc BHYT….

Về tổ chức thực hiện

Thứ nhất, huy động sức mạnh cả cả hệ thống chính trị trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Đổi mới chính sách tài chính y tế, bảo đảm ngân sách

đóng BHYT cho nhóm đối tượng chính sách và người yếu thế trong xã hội. Thứ hai, Thực hiện BHYT toàn dân phải tuân thủ chiến lược mở rộng từng bước, xây dựng lộ trình cho từng nhóm đối tượng và mở rộng đối tượng bền vững.

Thứ ba, thay đổi nhận thức của người dân về BHYT thông qua chế tài truyền thông. Phải thực hiện BHYT bắt buộc toàn diện và có chế tài cưỡng chế

đối với những hành vi trốn tránh tham gia. Đồng thời tăng cường thông tin truyền thông, vận động giáo dục với nhiều hình thức phù hợp từng nhóm đối tượng và

điều kiện tiếp cận thông tin.

Thứ tư, nâng cao năng lực quản trị và chất lượng dịch vụ BHYT thông qua đào tạo liên tục. Xây dựng triển khai chương trình đảm bảo chất lượng KCB; tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở KCB BHYT. Tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả KCB tại tuyến y tế cơ sở.

Thứ năm, phát triển CNTT ứng dụng sâu rộng trong quản lý thu và chi trả

chi phí KCB BHYT.

2.2.2.1 Bài học kinh nghiệm phát triển BHYT học sinh

Căn cứ vào đặc điểm riêng của Việt Nam cũng như qua nghiên cứu mô hình triển khai BHYT nói chung và BHYT học sinh của một số nước cho chúng ta một số bài học kinh nghiệm, từđó làm cơ sở để xây dựng, hoàn thiện BHYT học sinh ở Việt Nam:

BHYT học sinh muốn thực được tốt phải tuân thủ theo đúng các quy luật phát triển khách quan của nó, không thể chủ quan duy ý chí hoặc áp đặt tuỳ tiện, nôn nóng đáp ứng ngay nhu cầu mong muốn của mọi người, trong khi mọi điều kiện cơ bản để hình thành, ổn định và phát triển nó chưa có hoặc chưa đầy đủ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

Phải xây dựng hoàn chỉnh chính sách BHYT học sinh: chính sách BHYT học sinh chủ yếu hướng tới đối tượng là học sinh đang theo học tại các trường công lập.

BHYT học sinh phải thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp...và nền kinh tế quốc dân nói chung.

Quỹ BHYT học sinh phải được Nhà nước bảo hộ và phải nằm trong quỹ

BHYT nói chung của toàn quốc. Chỉ có như vậy mới đảm bảo cho quỹđược bảo toàn, ổn định và phát triển.

Tổ chức BHYT cho đối tượng học sinh phải nằm trong guồng máy chung của BHXH Việt Nam, không thể tách rời để hoạt động động lập với BHXH Việt Nam.

2.2.2.2 BHYT đối với học sinh tại Bắc Giang

Bắc giang là một tỉnh thuộc trung du miền núi, còn nhiều khó khăn những năm gần đây đời sống của người dân đã có những bước chuyển biến tích cực, nhu cầu được bảo vệ của người dân cũng gia tăng. Chính sách BHYT học sinh đã được triển khai và đưa vào luật từ năm 2010, BHXH tỉnh Bắc Giang đã triển khai thực hiện BHYT học sinh đến tất cả các trường học, ban ngành, đoàn thể và đông đảo quần chúng nhân dân trong tỉnh. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhưng BHYT học sinh bước đầu đã đạt

được kết quả như sau:

Trong 3 năm (2011- 2013) tổ chức và triển khai chính sách BHYT cho học sinh đạt được kết quả đáng khích lệ, số lượng học sinh tham gia BHYT không ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước về tỷ lệ. Năm học 2012-2013 tỉnh Bắc Giang có 100 % trường học với 178,865/220,632 em tham gia BHYT, đạt tỷ

lệ 81% so với số học sinh thuộc diện vận động tham gia BHYT bắt buộc theo quy định của Luật BHYT (tăng 19,2% so với năm học 2010-2011). Tuy nhiên vẫn còn 19% số học sinh thuộc diện vận động chưa tham gia BHYT học sinh.

Số thu BHYT của các đối tượng liên tục tăng qua các năm (từ 2011- 2013) đã góp phần đảm bảo kinh phí khám chữa bệnh cho người thụ hưởng chế độ BHYT trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đặc biệt số thu BHYT học sinh tăng liên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

tục, đạt trên 82 tỷ đồng năm 2013, tăng bình quân hàng năm 53%. Từ số thu này cơ quan bảo hiểm đã trích 12% kinh phí làm quỹ khám chữa bệnh cho các trường để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho các cháu học sinh (năm 2013 là: 9 tỷ

852 triệu đồng). Đây là nguồn kinh phí chủ yếu giúp các trường học có điều kiện chăm sóc, phòng tránh rủi ro, phòng ngừa bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho các em một cách toàn diện

Tỷ lệ tham gia BHYT học sinh Bắc Giang chưa cao, nhưng tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt mức khá 19,2%, về cơ bản tỉnh Bắc Giang đã hình thành hệ thống tổ chức và quản lý BHYT học sinh thống nhất từ tỉnh đến huyện, đã xây dựng được các đại lý thu BHYT học sinh tại các trường học. Về cách thức hoạt

động BHYT học sinh, BHXH tỉnh đã tranh thủ được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh Uỷ, UBND và các sở, ban ngành. Thông qua công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo, đài… giúp người dân hiểu biết về nội dung chính sách, hiểu nghĩa vụ và quyền lợi của mình trong việc thực hiện chính sách. Từ đó, tiến hành tổ chức triển khai chính sách BHYT học sinh

đến tất cả các sở, ban ngành, các trường học trong tỉnh và mọi tầng lớp nhân dân.

2.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan

Cho đến nay ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về BHYT cho học sinh như:

Công trình nghiên cứu "Đánh giá thực trạng triển khai BHYT học sinh tại cơ quan BHXH việt Nam" (Lê Thị Thùy Dung, 2003) tập trung nghiên cứu các giải pháp mở rộng đối tượng tham gia BHYT học sinh, chưa đề cập đầy đủ

mối quan hệ lợi ích PHHS và học sinh.

Theo Nguyễn Thị Lan Hương và cs. (2013) đã đề cập đến tổng thể hệ

thống an sinh xã hội ở nước ta. Trong đó đề cập đến định hướng các chính sách về BHXH nói chung BHYT nói riêng giai đoạn 2012-2020. Tuy nhiên, chưa làm rõ được những giải pháp cụ thể về phát triển BHYT học sinh.

Tác giả Mai Ngọc Cường (2009) nghiên cứu tổng thể hệ thống ASXH ở

nước ta. Từ trước năm 2008 có đề cập đến một số cơ sởđể xây dựng chính sách về BHYT nhưng chưa đề cập cơ sởđể phát triển BHYT học sinh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43

Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng và thực hiện BHYT học sinh ở nước ta những năm qua, nhưng vẫn mới là những nghiên cứu bước đầu, còn chưa đầy đủ, thiếu hệ thống, đặc biệt chưa cập nhật được những xu hướng phát triển mới của hệ thống BHYT học sinh, trong bối cảnh đất nước chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực và điểm cần nhấn mạnh đó là các nghiên cứu trên thực hiện trong điều kiện Luật BHYT sửa đổi bổ sung.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44 PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Điu kin t nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bắc Giang là tỉnh miền núi nằm ở tọa độđịa lý 210 vĩđộ Bắc, 106 độ kinh

Đông thuộc vùng Đông Bắc nước ta. Diện tích của tỉnh Bắc Giang là 3.843,9 km vuông; dân số gần 1,6 triệu người; có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, thành phố

và 229 xã, phường, thị trấn. Bắc Giang giáp với nhiều tỉnh, thành phố: Phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp tỉnh Hải Dương và Bắc Ninh; phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh; và phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và thành phố Hà Nội.

Trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh là thành phố Bắc Giang, cách thủ đô Hà Nội 51 km, cách cảng Biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân - Quảng Ninh 130 km, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Quan 110 km (cửa khẩu lớn nhất thông thông thương giữa Việt Nam với Trung Quốc)… Bắc Giang nằm

ở vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng sông Hồng (Khu vực kinh tế trọng điểm của miền Bắc).

3.1.1.2. Địa hình

Tuy phần lớn diện tích của tỉnh là đồi núi (89%) nhưng nhìn chung địa hình không bị chia cắt nhiều, có thể chia địa hình Bắc Giang thành một số khu vực chính sau:

+ Khu vực miền núi có tiềm năng phát triển nghề rừng, chăn nuôi và trồng cây công nghiệp;

+ Khu vực miền đồi trung du thấp dần từ Bắc xuống Nam và từĐông sang Tây thuận lợi cho việc phát triển trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao (Vải thiều, Cam, Tranh, Hồng, Na…), thuận lợi phát triển cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc;

+ Khu vực phù sa cổ có độ cao dưới 30 mét trên nền phù sa của Sông Cầu, Sông Thương thuận lợi cho việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.

Địa hình đa dạng là điều kiện để Bắc Giang có thể phát triển nông - lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa với nhiều loại cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Với địa hình gồm hai tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông bắc. Một năm có bốn mùa rõ rệt: Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân và mùa thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình 22 - 23oC, độẩm dao động lớn, từ 73% đến 87%.

3.1.1.4. Tình hình sử dụng đất đai

Diện tích tự nhiên của tỉnh gần 385 nghìn ha; trong đó có 275,7 nghìn ha

đất Nông nghiệp (71,69%); 92,8 nghìn ha đất phi Nông nghiệp (24,12%), 16,3 nghìn ha đất chưa sử dụng (4,24%). Tình hình sử dụng đất đai ởđịa phương cũng chưa thực sự có hiệu quả; trong đó một số cụm, khu công nghiệp ở địa phương chưa sử dụng hết diện tích đã được quy hoạch, dẫn đến còn lãng phí.

Điều kiện tự nhiên nêu trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển hành lang giao thông nhưđường bộ và đường thủy như: Lạng Sơn, Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh…giúp Bắc Giang xích lại gần hơn với các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp và các thành phố lớn trong vùng cũng như thị trường nước ngoài qua Cảng Hải phòng và cửa khẩu Hữu Nghị quan (Lạng Sơn), Cảng Hàng không Nội Bài (Hà Nội), cùng với giao thông thủy lợi, điều kiện vềđịa hình, khí hậu, đất đai tạo lên những lợi thế quan trọng

để Bắc Giang có thể phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội một cách dễ dàng hơn, nhất là phát triển Công nghiệp dịch vụ, phụ trợ, ngoài ra còn thuận lợi cho việc phát triển Nông, Lâm nghiệp để thu hút nhiều lao động (nguồn của Sở kế

hoạch đầu tư tỉnh Bắc giang).

3.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi

Cũng theo nguồn của Sở kế hoạch - Đầu tư tỉnh Bắc Giang được thể hiện

ở một số nội dung chủ yếu như sau:

3.1.2.1. Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò quan trọng là vấn đề sống còn để phát triển nền kinh tế nói chung, trong những năm qua cơ sở hạ tầng của tỉnh Bắc Giang đều được nâng cấp và cải tạo phục vụ tốt cho quá trình phát triển KT-XH.

Đến nay 100% số xã trong tỉnh đã có đường ô tô tới xã, tạo điều kiện cho việc vận chuyển lưu thông sản phẩm, hàng hóa được thuận lợi.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46

Tỉnh đã có nhiều chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phát triển cụm và khu công nghiệp, đến nay Bắc Giang đã có 6 khu công nghiệp của tỉnh

được phê duyệt, quy hoạch với tổng diện tích là 1.369ha, trong đó có 4 khu công nghiệp đã đi và hoạt động (khu công nghiệp Đình Trám, Quang Châu, Song Khê - Nội Hoàng, Vân Trung).

3.1.2.2. Dân số và lao động, việc làm

Năm 2013 toàn tỉnh có 1.605 (hơn 1,6) triệu người, mật độ dân số trung bình là của tỉnh là 408,1 người/km vuông. Trong 3 năm, từ 2011 - 2013 tốc độ

tăng trưởng dân số bình quân của tỉnh là 0,8%; Tỷ lệ tăng tự nhiên ở mức cao trên 1,1%, dẫn đến dân số vẫn tiếp tục tăng.

Về chất lượng dân số: Những năm qua địa phương đã quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho người dân nên chất lượng dân số từng bước

được nâng cao:

- Toàn tỉnh có 224/229 xã đạt chuẩn xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học

đạt 100%, hàng năm số học sinh của Bắc Giang thi đỗ các trường Đại học và Cao

đẳng khoảng 10 nghìn người.

- Về y tế: Toàn tỉnh có 17 Bệnh viện, trong đó tuyến tỉnh có 02 Bệnh viện

Đa khoa, 6 Bệnh viện chuyên khoa và 9 Bệnh viện Đa khoa tuyến huyện, 100% xã, phường, thị trấn có Trạm y tế.

- Về lao động và việc làm:

Tính đến hết 2013 số người trong độ tuổi LĐ là 1.019,4 nghìn người trên tổng dân số của tỉnh là 1.605 nghìn người (65% dân số của tỉnh); tỷ lệ LĐ qua đào tạo đạt 44%.

Về việc làm, trong năm 2013 tạo việc làm mới cho 27.800 người đạt 101% kế hoạch, trong đó có 3.800 người tham gia xuất khẩu LĐ theo báo cáo số

45/BC-UBND ngày 27/09/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang về sơ kết tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011-2015, phương hướng, nhiệm vụ những năm còn lại....Trong đó, vấn đề giải quyết việc làm ước trong 3 năm 2011-2013 giải quyết 58.5%. Mục tiêu, trong đó có trên 9.900 người đi xuất khẩu

Một phần của tài liệu phát triển bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên tại tỉnh bắc giang (Trang 48 - 56)