Tổng hợp các hình thức tuyên truyền BHYT học sinh

Một phần của tài liệu phát triển bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên tại tỉnh bắc giang (Trang 74 - 83)

STT Huyện, TP Hình thức tuyên truyền Trường học P tiện thông tin đại chúng Văn bản pháp luật Nghe người khác nói lại Hình thức khác Ghi chú 1 TP Bắc Giang X X X X X Tốt 2 Yên Thế X X X Khá tốt 3 Tân Yên X X X Khá tốt 4 Lạng Giang X X X Khá tốt 5 Lục Nam X X Khá 6 Lục Ngạn X X X Khá tốt 7 Sơn Động X X Khá 8 Việt Yên X X X Khá tốt 9 Yên Dũng X X X X X Tốt 10 Hiệp Hòa X X X Khá tốt Bảng số liệu 4.5 tổng hợp các hình thức tuyên truyền mà BHXH tỉnh đã có văn bản chỉ đạo tới BHXH các huyện, thành phố theo công văn số: 905/BHXH- PT ngày 06/08/2014 của BHXH tỉnh Bắc Giang v/v triển khai thực hiện BHYT học sinh năm học 2014-2015.

Tuy nhiên, qua thống kê thì chỉ có BHXH thành phố Bắc Giang và BHXH huyện Yên Dũng là hai đơn vị thực hiện rất tốt công tác tuyên truyền dưới rất nhiều hình thức qua các kênh thông tin khác nhau. Đặc biệt chú trọng đơn giản hóa vấn đề để PHHS, học sinh dễ hiểu. Để làm được điều đó trước tiên BHXH thành phố Bắc Giang và BHXH huyện Yên Dũng trước thời gian khai giảng năm học mới khoảng 2 tháng thì cơ quan BHXH đã chuẩn bị nội dung, cập nhật thông tin thay đổi bổ sung chế độ chính sách đối với đối tượng BHYT học sinh tham mưu với Chủ tịch UBND huyện, thành phố ra văn bản hướng dẫn chỉ đạo các trường học trên địa bàn huyện, thành phố mình phụ trách. Tổ chức tập huấn kỹ

năng truyền thông về đối tượng, mức đóng, phạm vi được hưởng chế độ chính sách BHYT theo quy định hiện hành áp dụng cho từng thời kỳ tới Hiệu trưởng và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 66

cán bộ làm công tác BHYT học sinh tại các trường học để Hiệu trưởng các trường học tuyên truyền tới từng giáo viên chủ nhiệm các lớp và cán bộ làm công tác BHYT học sinh nắm được quyền lợi cũng như trách nhiệm phải tham gia BHYT học sinh tới từng PHHS.

* Cơ quan BHXH

Ngày 18 tháng 03 năm 2015 Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Báo nhân dân,

Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đã ký chương trình phối hợp tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT giai đoạn 2015-2020. Theo chương trình phối hợp, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ tạo

điều kiện nhiều hơn trong việc cung cấp thông tin, hỗ trợ các phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí trên thâm nhập thực tế và cập nhật thông tin kịp thời hơn. Thông tấn xã Việt Nam, Báo nhân dân, Đài truyền hình Việt Nam và Đài tiếng nói Việt Nam xem xét tăng thời lượng phát sóng, mở

chuyên mục, chuyên trang về BHXH, BHYT. Ngoài việc phối hợp tuyên truyền thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung được Quốc hội thông qua để hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân đối với việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT. Thực hiện sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam BHXH tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với Báo Bắc Giang, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Bắc Giang tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT, đặc biệt là BHYT học sinh để mọi PHHS hiểu được vài trò, ý nghĩa và trách nhiệm của việc tham gia BHYT học sinh.

Để tổ chức thực hiện và phát triển BHYT học sinh đạt kết quả tốt trên địa bàn tỉnh. Cơ quan BHXH đã xác định vai trò của công tác tuyên truyền là rất quan trọng: tuyên truyền để PHHS, học sinh sinh hiểu được việc tham gia BHYT là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng học tập, sáng tạo, sự phát triển cũng như tương lai cuộc sống của học sinh. Việc thực hiện tuyền truyền này phải

được thông qua nhiều hình thức đa dạng phong phú như: tờ gấp, phương tiện thông tin đại chúng (ti vi, đài báo), trang web của cơ quan BHXH, pa nô áp phích tuyên truyền tại BHXH, các cơ sở KCB. Cụ thể:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 67

Tại cơ quan BHXH tỉnh ở chính giữa trung tâm mặt trước của cơ quan được treo một pano với biểu tượng của ngành và khẩu hiệu “ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế là hai chính sách trụ cột về an sinh xã hội”; một bên là “Tham gia BHXH, BHYT là trách nhiệm và quyền lợi” ; một bên là “ Hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân và BHXH cho người lao động”

Đây cũng là một trong cách thức tuyên truyền đem lại cách nhìn trực quan nhất khi cơ quan đơn vị và người dân đến cơ quan BHXH giao dịch. Mặt khác BHXH tỉnh cũng chỉ đạo tới BHXH các huyện, thành phố thực hiện tuyên tuyền tại cơ quan BHXH huyện theo cách này.

Thủ tục tham gia và thanh toán bảo hiểm phải đơn giản, thuận tiện mà vẫn đảm bảo pháp lý. Lấy người dân là mục tiêu và đối tượng phục vụ, tất cảđều hướng tới vì lợi ích của nhân dân. Đây là một hình thức tuyên truyền hiệu quả

nhất, để mọi tổ chức, mọi người dân (PHHS) và học sinh có một cách nhìn đúng về cơ quan phục vụ. Trước đây, trong nhận thức của các tổ chức, người dân (PHHS) và học sinh về cơ quan BHXH mỗi khi phải giao dịch rất mất thời gian, thủ tục giấy tờ nhiều, phải xác nhận qua cơ quan quản lý đối tượng. Nay trong ý thức của tổ chức (cơ quan quản lý đối tượng: Sở lao động quản lý số lượng đối tượng rất nhiều khoảng gần 600.000 ngàn đối tượng. Trong đó: trẻ em khoảng 198.000 đối tượng; Người nghèo 252.000 đối tượng; người có công 81.200 đối tượng) đã có sự chia sẻ với sự khó khăn của ngành cùng phối hợp tuyên truyền vận động đểđối tượng thực hiện theo đúng quy định.

Mặt khác, cùng với Sở giáo dục & đào tạo làm tốt công tác tuyên truyền về

BHYT học sinh, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và tăng khả năng cạnh tranh so với các công ty bảo hiểm thương mại khác.

Cơ quan BHXH huyện, thành phố chủ động trong việc tuyên truyền, phổ

biến mục tiêu, nội dung triển khai theo từng đề án cụ thể về thực hiện BHYT học sinh đối với người dân. Các cấp, các ngành, các tổ chức hội, đoàn thể ở từng địa phương có trách nhiệm ban hành các văn bản chỉ đạo theo phạm vi quản lý của mình và phối hợp với cơ quan BHXH ban hành những văn bản liên tịch để hướng dẫn tổ chức thực hiện. Đồng thời làm tốt khâu tuyên truyền, giải thích những

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 68

vướng mắc và các vấn đề dư luận xã hội quan tâm liên quan đến nhận thức và yêu cầu tìm hiểu về chếđộ, chính sách BHYT học sinh.

Chính sách BHYT học sinh có thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc cho học sinh khi gặp rủi ro, ốm đau, bệnh tật hay không điều đó phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động dịch vụ của cơ quan BHXH. Bởi lẽ, cơ quan BHXH là nơi cung cấp dịch vụ BHYT cho học sinh, nếu như dịch vụ đó tốt và phù hợp với tâm tư

nguyện vọng của họ thì sẽ là nhu cầu thiết thực để họ tự giác tham gia. Chất lượng và hiệu quả dịch vụ của cơ quan BHXH là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc mở

rộng và phát triển BHYT cho học sinh.

* Đối với cơ sở KCB BHYT

Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp với Sở y tế Bắc Giang chỉđạo các cơ sở

KCB trong tỉnh tổ chức thực hiện tốt việc tuyên truyền BHYT bằng nhiều hình thức cụ thể như: Nơi đón tiếp bệnh nhân phải được treo những pano với những hình ảnh trực quan tuyên truyền về phạm vi được hưởng chế độ BHYT nói chung và học sinh nói riêng; quy trình, thủ tục KCB BHYT được công khai rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng thụ hưởng chế độ BHYT. Chất lượng KCB cũng là một trong những biện pháp tuyên truyền hữu hiệu nhất. Vì khi tham gia BHYT không PHHS nào mong muốn con mình bị ốm phải vào viện. Nhưng không may các cháu bị ốm đau phải vào viện. Nếu được các bác sỹ tận tình cứu chữa được đối xử như tất cả các bệnh nhân khác không có thẻ BHYT. Đặc biệt đối với học sinh cần phải được KCB thuận lợi, chuẩn

đoán và điều trị một cách nhanh nhất để các em tiếp tục học tập, bố mẹ các em quay trở lại công việc. Hiện nay, để cái cách thủ tục hành chính trong KCB BHYT từ 01/01/2016 đối tượng tham gia BHYT học sinh khí đi khám chữa bệnh tại tất cả các bệnh viện đa khoa huyện trên cùng địa bàn tỉnh không cần phải giấy chuyển viện.

Trường hợp các cháu khi KCB không trình thẻ BHYT được cơ sở KCB hướng dẫn người nhà bệnh nhân và PHHS lấy hóa đơn về thanh toán trực tiếp tại cơ quan BHXH theo quy định của BHXH Việt Nam là 45 ngày đối với trường hợp đi KCB nội tỉnh, 60 ngày đối với trường hợp KCB tỉnh ngoài. Thực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 69

hiện quy trình quản lý chất lượng ISO BHXH tỉnh rút ngắn thanh toán trực tiếp

đối với trường hợp nội tỉnh từ 45 ngày xuống còn 20 ngày, tỉnh ngoài 60 ngày xuống còn 40 ngày.

Việc tạo mọi điều kiện thụ hưởng chế độ BHYT đối với học sinh là một trong những yếu tốảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, ý thức tự giác tham gia BHYT. Lúc đó tự PHHS sẽ tuyên truyền vận động gia đình và người thân tích cực, chủđộng tham gia BHYT cho con em mình.

Có thể nói, công tác thông tin tuyên truyền về BHYT học sinh luôn được gắn liền với quá trình hình thành và phát triển chính sách BHXH. Công tác thông tin tuyên truyền là một nhiệm vụ và luôn được BHXH tỉnh Bắc Giang quan tâm trong suốt những năm qua. Hệ thống thông tin tuyên truyền BHXH nói chung và BHYT cho học sinh nói riêng được coi là một công tác quan trọng của ngành BHXH.

* Trình độ nhận thức của PHHS

Qua thực tế tổ chức triển khai BHYT học sinh nhiều năm tại các trường hoc trên địa bàn tỉnh. Việc nhận thức được tầm quan trọng cũng như vai trò của chính sách BHYT đối với học sinh là hết sức cần thiết đối với PHHS chỉ khi hiểu

được vai trò, ý nghĩa của chính sách BHYT thì mới tham gia BHYT cho con em mình. Nhiều PHHS đặc biệt là chủ hộ do không hiểu rõ về chính sách BHYT nên họ cũng thường không quan tâm. Trình độ học vấn của PHHS tỷ lệ thuận với việc nhận thức của họ về chính sách BHYT, khi PHHS hiểu biết, nhận thức đúng về chính sách BHYT học sinh thì mới thấy được vai trò, ý nghĩa BHYT với bản thân và gia đình nó tác động, ảnh hưởng rất lớn đến quyết định tham gia hay không tham gia BHYT của cha, mẹ các cháu. Nên việc đẩy mạnh tuyên truyền chính sách BHYT học sinh thông qua các hình thức như: báo, đài, hội nghị, tờ

rơi... là yêu cầu cấp bách để nâng cao nhận thức của cả cộng đồng nói chung và PHHS nói riêng về vai trò, ý nghĩa của chính sách BHYT học sinh trong xã hội, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển BHYT cho học sinh, từng bước đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 70 Điều kiện kinh tế là điều kiện tiên quyết và trực tiếp để PHHS có thể tham gia BHYT cho con em mình được hay không. Bởi vì, nó liên quan đến việc đóng góp để hình thành quỹ BHYT. Lao động hoạt động trong các ngành sản xuất nông, lâm, ngư, trong các ngành tiểu thủ công nghiệp (TTCN), thương mại, buôn bán, dịch vụ và lao động khác muốn tham gia BHYT cho con em mình thì phải có khả năng đóng BHYT lúc đó "nhu cầu tham gia BHYT" mới trở thành "cầu tham gia BHYT" chỉ khi đó BHYT học sinh mới có thể ra đời và phát triển được. Nghĩa là, người dân phải có điều kiện để tiến hành sản xuất, kinh doanh để có thu nhập. Hơn nữa, thu nhập này không những phải bảo đảm bù đắp đủ các chi phí sản xuất, trang trải các tiêu dùng trong cuộc sống cho cá nhân và gia đình, mà còn phải có phần dư ra để tích luỹ. Một phần tích luỹ được sử dụng để đầu tư

thêm cho sản xuất, kinh doanh, thực hiện tái sản xuất mở rộng, phần còn lại của tích luỹ mới dùng để dự phòng chăm sóc sức khỏe cho con em mình khi gặp rủi ro ốm đau, bệnh tật thông qua việc tham gia đóng góp vào quỹ BHYT nhằm đảm bảo được chăm sóc sức khỏe ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường hoặc không may ốm đau, bệnh tật nặng…..

Như vậy, điều kiện kinh tế cho việc thực hiện BHYT học sinh chính là việc giải bài toán về tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phân phối thu nhập trong nền kinh tế nói chung và trong từng gia đình người dân nói riêng đặc biệt là PHHS sao có hiệu quả và thiết thực. Người dân chỉ khi nào đảm bảo được mức sống của mình và gia đình mình từ trung bình và trở lên có tích luỹ mới có thể có phần dư ra để tham gia đóng góp vào quỹ BHYT học sinh.

Mặc dù sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, nhưng trên thực tế cho thấy thu nhập của người dân Bắc Giang còn rất thấp. Hơn nữa, thu nhập của người dân lại rất bấp bênh, có tính chất thời vụ, thu nhập có thể bằng tiền cũng có khi lại bằng hiện vật nên khó xác định. Với tốc độ phát triển của nền kinh tế như

hiện nay, người dân không có điều kiện để tích luỹ, dự phòng khi gặp các trường hợp rủi ro không may xảy ra. Nếu như rủi ro ập đến đa số người dân không có

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 71

như vậy phải cần đến một khoản kinh phí lớn, lúc này họ chỉ còn cách vay mượn những người thân quen thậm chí còn phải vay nặng lãi. Trong khi đó thu nhập không đủ để chi phí hàng ngày lại phải cõng thêm khoản vay lãi, cứ như thế

người dân không thể thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói.

4.1.2.3 Thu nộp BHYT học sinh

Cơ quan BHXH có trách nhiệm: tuyên truyền vận động học sinh tham gia thu phí, quản lý quỹ BHYT học sinh, quản lý đối tượng tham gia BHYT, thực hiện chi trả KCB BHYT cho các đối tượng được thụ hưởng chính sách BHYT.

* Đối tượng tham gia, mức phí, phương thức,phạm vi được hưởng của học sinh.

Đối tượng tham gia:

Là tất cả học sinh đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (Tiểu học, THCS,THPT....).

(trừ học sinh thuộc hộ gia đình cận nghèo được hỗ trợ theo dự án hỗ trợ Y tế khu vực đồng bằng Sông Hồng do ngân hàng thế giới tài trợ; con thân nhân sỹ quan Quân đội, Công an được BHXH Quân đội, Công an cấp)

Mức đóng: Từ 01/01/2010 đến 31/12/2014: Bằng 3% mức lương cơ sở do Nhà nước quy định ( hiện nay là 1.150.000), cụ thể như sau:

Mức đóng (đủ 12 tháng): 1.150.000 x 3% x12 tháng = 414.000 đồng/học sinh/năm Trong đó:

Thu từ học sinh: 414.000 x70% = 289.800 đồng/học sinh Ngân sách nhà nước hỗ trợđóng: 414.000 x 30% = 124.200 đồng/học sinh Từ 01/01/2015: Bằng 4.5% mức lương cơ sở do Nhà nước quy định (hiện nay là 1.150.000)

Mức đóng (đủ 12 tháng): 1.150.000 x 4.5% x12 tháng = 621.000 đồng/học sinh Trong đó:

Thu từ học sinh: 621.000 x70% = 434.700 đồng/học sinh

Một phần của tài liệu phát triển bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên tại tỉnh bắc giang (Trang 74 - 83)