Tỷ lệ học sinh tham gia BHYT tại thành phố Bắc Giang

Một phần của tài liệu phát triển bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên tại tỉnh bắc giang (Trang 91 - 106)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83

83

Bảng 4.13. Số thu, chi BHYT tại BHXH thành phố Bắc Giang (2011-2013)

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) GT (Tr,đ) CC (%) GT (Tr,đ) CC (%) GT (Tr,đ) CC (%) 12/11 13/12 BQ A.Tổng số thu 24,763 100 27,961 100 42,987 100 113,3 153,7 133,5 1. BHYT BB 18,023 72,8 20,977 75,0 31,675 73,7 115,0 150,9 133,0 2. BHYT học sinh 6,740 27,2 6,984 25,0 11,312 26,3 103,6 162,0 132,8 B. Chi cho KCB 5,040 5,308 7,113 105,3 134,0 119,7

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84

Bằng nhiều biện pháp, giải pháp và sự nỗ lực, tích cực chủ động trong triển khai BHYT của BHXH, phòng Giáo dục, UBND thành phố từ bảng số liệu trên ta có thể thấy: số thu BHYT của các đối tượng liên tục tăng nhanh qua các năm (từ

2011-2013) 18 tỷ 224 triệu đồng, tăng 33,5%. Đặc biệt số thu BHYT học sinh chiếm gần một 1/3 số thu BHYT bắt buộc (năm 2011: 6,740/18,023); (năm 2013: 11,312/31,675). Đây là một tỷ lệ quan trọng thể hiện ý chí của các cấp chính quyền thành phố Bắc Giang trong thực hiện BHYT học sinh (năm 2013 số người có thẻ BHYT tại thành phố Bắc Giang là 70,7% cao hơn so với mặt bằng chung toàn tỉnh là 67,5%). Mặt khác tại đây công tác y tế học đường cũng là một trong những điểm sáng điển hình của tỉnh trên 90% các trường có biên chế y tế học

đường, được trang bị tủ thuốc đầy đủ thuốc phục vụ cho công tác y tế học đường; có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe tại y tế

trường học. Tạo được sựđồng thuận ủng hộ của đông đảo PHHS, học sinh trên địa bàn thành phố Bắc Giang.

Nhìn chung, việc tham gia BHYT học sinh của PHHS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã phát triển đa dạng được ở tất cả các ngành nghề. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho khả năng mở rộng thêm các đối tượng sau này. Tuy nhiên, các

đối tượng tham gia BHYT học sinh mới tập trung nhiều ở những lao động nông nghiệp (hộ trồng trọt, chăn nuôi), làm nghề TTCN và buôn bán kinh doanh dịch vụ

nhỏ, …được thể hiện cụ thể:

Khu vực đồng bằng của tỉnh Bắc Giang (thành phố Bắc Giang) gồm 01 thành phố với 05 xã, 11 phường là nơi tập trung nhiều ngành nghề, người lao động sống nhờ

vào làng nghề tiểu thủ công nghiệp (nghề làm bún Phường Đa Mai, nghề làm bánh đa

ở xã Dĩnh kế...) buôn bán dịch vụ, xây dựng thu nhập tuy không cao nhưng mức tích lũy lại cao hơn và ổn định hơn khu vực miền núi. Do đó số lượng người tham gia ở đồng bằng chiếm tỷ cao, tính đến hết năm 2013 thành phố Bắc Giang có 27,917/28,685 học sinh tham gia BHYT. Trong đó số trường có học sinh tham gia cao nhất là: trường tiểu học Ngô Sĩ Liên 1,360/1,360 đạt tỷ lệ 100%, trường THPT Ngô Sỹ Liên 1,455/1,455 đạt tỷ lệ 100%...

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85 Đểđạt được kết quả trên, là do trình độ và nhận thức người dân cao hơn, mức thu nhập ổn định hơn, Do đó công tác tuyên truyền cũng tập trung mạnh hơn, mức độ

quan tâm của cơ quan BHXH và cơ quan đoàn thể, UBND xã vào khu vực này quyết liệt hơn.

Khu vực thứ hai là trung du miền núi (huyện Yên Dũng) gồm 02 thị trấn và 19 xã tập trung vào các ngành nghề: sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), tiểu thủ

công nghiệp, buôn bán dịch vụ,… Trong đó sản xuất nông nghiệp là chiếm tỷ lệ chủ

yếu, thu nhập người dân khu vực này tuy không cao nhưng mức tích lũy lại cao hơn và

ổn định hơn so khu vực miền núi. Do đó số lượng người tham gia ở vùng này đạt tỷ lệ

rất cao, tính đến hết năm 2013 có 19,469/19,720 học sinh tham gia BHYT. Trong đó số

trường có học sinh tham gia cao nhất là trường THPT Yên Dũng số 3: 972/972 đạt tỷ

lệ 100%, trường cấp THPT Yên Dũng số 2: 945/945 đạt tỷ lệ 100%, THCS Yên lư Yên Dũng 735/735 đạt tỷ lệ 100%...

Khu vực miền núi (huyện Lục Nam) gồm 02 thị trấn và 25 xã với 334 thôn, bản gồm 13 dân tộc, người dân tộc thiểu số chiếm gần 13% thế mạnh để phát triển kinh tế: trồng màu, trồng cây ăn quả (Na, Vải...) di tích thắng cảnh Suối mỡ... Người dân nơi đây được Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí là rất lớn tính đến hết năm 2013 tổng số thẻ BHYT được cấp miễn phí: 53,940 người nghèo, người dân tộc thiểu số; 9,077 người có công…Đời sống của người dân khu vực này khó khăn và vất vả hơn, lại xa trung tâm kinh tế của huyện, giao thông không thuận lợi nên ít được quan tâm nhất là công tác triển khai chính sách BHYT. Chỉ có một số hộ khá giả nhờ buôn bán dịch vụ và phát triển kinh tế trang trại. Do đó số lượng học sinh tham gia BHYT tại nơi đây còn nhiều hạn chế. Công tác tuyên truyền cho người dân tộc thiểu số chưa được chú trọng nhiều, sự nhiệt tình và quan tâm của chính quyền địa phương tại các xã, thị trấn cũng chưa cao. Trong khi đây là khu vực tiềm năng để vận động thu hút các đối tượng tượng tham gia BHYT học sinh. Vì khu vực này thu nhập nhiều người dân rất cao, tuy nhiên không ổn định và do suy nghĩ và nhận thức chưa tốt, chưa thấy được lợi ích lâu dài nên họ chưa muốn tham gia BHYT học sinh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86

Vì vậy, khu vực miền núi cần tăng cường sự quan tâm và sự vào cuộc của HĐND, UBND huyện, cơ quan BHXH, các cơ quan đoàn thể và đặc biệt đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách BHYT học sinh để người dân miền núi biết và hiểu chính sách BHYT học sinh, từ đó họ có nhận thức tốt hơn, biết tích lũy thu nhập đề phòng không may rủi do ốm đau, tai nạn xảy ra với con em mình.

Nhìn chung số người tham gia BHYT học sinh chủ yếu thuộc khu vực làng nghề, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, làm kinh tế trang trại...hàng năm, có tới trên 90% PHHS tham gia BHYT cho con em mình. Trong đó, khu vực đồng bằng có số

lượng người tham gia đông nhất, thứ hai là khu vực miền núi trung du, và có ít người tham gia BHYT nhất là khu vực miền núi.

4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển Bảo hiểm y tế học sinh tại tỉnh Bắc Giang tại tỉnh Bắc Giang

4.2.1 Nhóm yếu t chính sách Nhà Nước

Trước năm 2009, BHYT đối với học sinh được thực hiện tham gia theo hình thức tự nguyện, Kết quả thực hiện chính sách đạt kết quả khá khiêm tốn. Năm 2001 tỷ lệ dân số cả nước tham gia BHYT là 13,4% dân số tham gia. Từ sau năm 2010

đối tượng học sinh được đưa vào luật là đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT nhờđó tỷ lệ dân số tăng lên năm 2012 66,8% (59,3 triệu người).

Tại tỉnh Bắc Giang năm 2005 toàn tỉnh mới chỉ có 94,067 học sinh tự nguyện tham gia BHYT. Do tác động của chính sách từ năm 2010 đối tượng học sinh là đối tượng phải có trách nhiệm tham gia BHYT (tham gia BHYT bắt buộc) kết quả toàn tỉnh có 119,180 học sinh tham gia BHYT. Năm 2014 toàn tỉnh có 183,168 học sinh tham gia BHYT.

Tóm lại: Tác động của chính sách BHYT ảnh hưởng rất lớn đến sự mở rộng và phát triển BHYT học sinh. Do đó, để mở rộng và phát triển BHYT học sinh thì cơ quan BHXH cần linh hoạt hơn trong khâu triển khai thực hiện, giảm thiểu tối đa thủ tục giấy tờ, cần phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục và các trường, có giải pháp hỗ trợ từ NSNN đối với học sinh và gia đình họ để họ có thể tham gia BHYT.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87

giải thích rõ hơn, sâu hơn cho nhóm đối tượng chưa tham gia BHYT tranh thủ và phối hợp nhiệt tình với cơ quan đoàn thểởđịa phương và các trường học.

4.2.2 Nhóm yếu t dch v cơ quan Bo him xã hi * Cơ quan BHXH * Cơ quan BHXH

Quá trình tổ chức thực hiện chính sách BHYT học sinh là nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan BHXH, là bước đột phá trên lộ trình BHYT toàn dân. Do đó cán bộ làm công tác BHXH phải là người theo dõi, giám sát và chủđộng tham mưu cho các cấp lãnh đạo để định hướng nội dung, xây dựng kế hoạch, các phương án triển khai tổ chức thực hiện. Trong đó kể cả phương án phối hợp với các cấp, các ngành, các đơn vịđể cùng nhau vận động và triển khai chính sách BHYT học sinh đến với người dân. Đây là một chính sách lớn trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội.

Chính sách BHYT có thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc cho học sinh không may gặp rủi ro, bị tai nạn, bệnh trọng KCB chi phí lớn hay không điều đó phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động dịch vụ của cơ quan BHXH. Chất lượng và hiệu quả dịch vụ của cơ quan BHXH là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng và phát triển BHYT đối với học sinh. Bởi lẽ, cơ quan BHXH địa phương là nơi trực tiếp cung cấp dịch vụ BHYT đối với học sinh, nếu như dịch vụ đó tốt và phù hợp với tâm tư nguyện vọng của học sinh và gia đình họ thì sẽ là nhu cầu thiết thực để

họ tự giác tham gia.

Yếu tố dịch vụ trong BHXH thường quan tâm đến các công tác thu nộp BHYT học sinh, chi trả các chếđộ bảo hiểm có đầy đủ và kịp thời không, hoạt động của đội ngũ cán bộ công nhân viên của cơ quan, thái độ phục vụ của họ khi làm việc với người dân… đây là vấn đề có tính quyết định cao, thái độ ân cần, nhẹ nhàng khi trao đổi, giải thích những gì người dân chưa hiểu, hướng dẫn những gì người dân chưa biết của người cán bộ làm công tác BHYT học sinh sẽ đem lại cảm giác thực sự thoải mái cho người dân khi đến làm việc. Qua đó cũng sẽ tạo được niềm tin cho PHHS yên tâm, tự giác tham gia BHYT cho con em mình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88

Bảng 4.14. Đánh giá của PHHS, học sinh về công tác phục vụ và dịch vụ

BHYT Chỉ tiêu Tổng số

(người)

Đang tham gia

Đồng bằng Miền núi Trung du Tổng số 60 30 12 18 Chưa tốt 15 6 4 5 Bình thường 25 13 5 7 Tốt 20 11 3 6 Tỷ lệ % Chưa tốt 25,00 20,00 33,33 27,78 Bình thường 41,67 43,33 41,67 38,89 Tốt 33,33 36,67 25,00 33,33 Nguồn: Tổng hợp điều tra năm 2013

Từ bảng 4.14 cho thấy, có tới 25 người trả lời phỏng vấn cho rằng công tác phục vụ cơ quan BHXH bình thường, chưa phát huy hết vai trò nhiệm vụ, chiếm 41,67%, Có 20 người có ý kiến là cơ quan BHXH phục vụ tốt, tận tình, hết lòng vì nhân dân, chiếm 33,33%. Bên cạnh ý kiến đánh giá về công tác phục vụ tốt, còn có những ý kiến cho rằng đội ngũ cán bộ phục vụ trong hệ thống BHXH địa phương còn chưa tốt, vẫn còn hiện tượng quan liêu, hách dịch gây khó khăn cho người nông dân khi đến làm thủ tục tham gia, ý kiến này chiếm tỷ lệ 25% trong tổng số 60 người đã tham gia và cho ý kiến đánh giá. Những người đã tham gia BHYT học sinh, phần lớn họ cảm nhận rằng cơ quan BHXH địa phương phục vụ ở mức chấp nhận được bởi khi họđã thật sự tham gia để hưởng lợi ích từ chếđộ BHYT học sinh thì họ vẫn chấp nhận khi công tác phục vụ bảo hiểm chưa tốt. Nhưng nếu công tác phục vụ tốt và đảm bảo các điều kiện khác thì họ sẽ yên tâm tự giác tham gia BHYT học sinh cho con em mình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89

Thực tế cán bộ làm công tác BHYT học sinh quá mỏng trong khi phải phụ

trách địa bàn huyện rộng, khối lượng công việc BHYT học sinh nhiều nên công tác phục vụđối tượng chưa thực sự tốt ảnh hưởng đến chất lượng tham gia BHYT học sinh. Do đó công tác phục vụ của cơ quan BHXH còn nhiều vấn đề cần phải củng cố và hoàn thiện hơn. Phát huy hết khả năng, vai trò, nhiệm vụ mà BHXH cấp trên giao phó. Kỷ luật thật nghiêm khắc những cán bộ, nhân viên có hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu gây khó khăn đối với đối tượng. Từ đó, không ngừng đổi mới và cải thiện công tác dịch vụ nhằm phục vụ người dân ngày một tốt hơn. Tăng cường thêm cán bộ, chú trọng công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho

đội ngũ cán bộ công nhân viên chức có tâm huyết nhiệt tình, giúp họ giỏi về

chuyên môn lại đảm bảo phẩm chất đạo đức.

* Dịch vụ KCB BHYT

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tỷ lệ tham gia BHYT của học sinh ở nhiều địa phương vẫn còn ở mức thấp. Theo lý giải của nhiều bậc bậc phụ

huynh thì điều kiện KCB tại các cơ sở y tế có hợp đồng với cơ quan BHXH chưa thực sựđáp ứng được nhu cầu nên không thể tạo niềm tin cho họ. Một số cơ sở y tế, nhất là trạm y tế xã chưa đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng cả người bệnh, hiệu quả hoạt động của y tế một số trường học còn thấp, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của PHHS khi muốn tham gia BHYT cho con em mình. Công tác đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT còn có một số hạn chế: Việc tiếp cận dịch vụ

y tế của người có thẻ BHYT nói chung BHYT học sinh nói riêng chưa thực sự

thuận lợi, thủ tục hành chính, công tác tổ chức đón tiếp người bệnh chưa khoa học tại các cơ sở KCB gây bức xúc cho đối tượng. Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của YTHĐ chưa thường xuyên, các đoàn kiểm tra chưa có sự tham gia của cơ quan BHXH. Việc sử dụng kinh phí CSSKBĐ tại một số trường chưa

đúng quy định, hiệu quả chưa cao (phần chi lương và phụ cấp lương cho cán bộ

YTHĐ chiếm tỷ trọng chính).

Mặt khác, tại các trường học hiện nay biên chế cán bộ YTHĐ còn thiếu rất nhiều, chủ yếu làm việc theo hình thức kiêm nhiệm. Chính những yếu tố này là một

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90

trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho một bộ phận các PHHS không thấy mặn mà với việc đóng BHYT cho học sinh.

Có thể thấy chất lượng KCB tạo sự hài lòng cho người có thẻ BHYT. Đặc biệt đối với học sinh cần phải được KCB thuận lợi, chuẩn đoán và điều trị một cách nhanh nhất để các em tiếp tục học tập, bố mẹ các em quay trở lại công việc. Như

vậy, ngành y tế cần phối hợp chặt chẽ với ngành BHXH để cải cách hành chính, giảm bớt thủ tục không cần thiết trong KCB. Tổ chức đón tiếp người bệnh chu đáo tận tình. Kịp thời hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc của người có thẻ

BHYT tại cơ sở y tế, hướng dẫn để người bệnh thực hiện thanh toán trực tiếp tại cơ

quan BHXH thuận lợi. Đây chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, ý thức tự giác của PHHS, học sinh khi tham gia BHYT.

4.2.3 Nhóm yếu t t ph huynh hc sinh, hc sinh

Thu nhập là điều kiện tiên quyết và trực tiếp để người dân có thể tham gia BHYT học sinh cho con em mình được hay không. Bởi vì nó liên quan đến việc

Một phần của tài liệu phát triển bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên tại tỉnh bắc giang (Trang 91 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)