Nhóm yếu tố khác

Một phần của tài liệu phát triển bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên tại tỉnh bắc giang (Trang 105 - 108)

Để mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là PHHS, học sinh nhận thức, ý thức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 97

phải nâng cao năng lực, tinh thần trách nhiệm của cán bộ làm công tác BHXH, thì công tác tuyên truyền vận động người dân rất quan trọng nó`là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc mở rộng, phát triển BHYT đối với học sinh. Hàng năm BHXH tỉnh Bắc Giang đã đầu tư kinh phí cho việc in ấn và tổ chức phát hành hàng vạn tờ rơi, tờ gấp, các cuốn sổ tay tìm hiểu về quyền và trách nhiệm khi tham gia BHYT nói chung và chế độ BHYT học sinh nói riêng chuyển đến các cơ quan BHXH huyện, các cơ sở KCB, các trường học. Đồng thời hàng năm, cơ quan BHXH tổ chức cuộc thi sáng tác tranh cổ động về BHYT học sinh nhằm mục đích tuyên truyền về

BHYT học sinh.

Các hoạt động thường xuyên là cung cấp văn bản, tờ rơi, phổ biến pháp luật trên sóng phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí của tỉnh của Ngành. Đồng thời phổ

biến trang thông tin điện tử diễn đàn BHXH tỉnh Bắc Giang để hỗ trợ tra cứu văn bản pháp quy về chính sách chếđộ BHYT.

Công tác tuyên truyền đã được nhiều cơ quan liên quan vào cuộc tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của công tác tuyên truyền đến đâu thì thể hiện rõ qua điều tra 132 học sinh như sau: 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 Cquan

Bảo hiểm Trườhọcng PTTTchúngĐại phát luVăn bảận t khác nóiNgười Ý kikhácến

59.85% 81.06% 69.70% 34.09% 50.76% 6.06%

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 98

Vì công tác tuyên truyền từ nhiều kênh thông tin nên PHHS, học sinh ở các

địa phương được nghe và biết đến BHYT từ nhiều nguồn tin khác nhau. Điều tra 132 học sinh cho thấy, có tới 92 người (chiếm 69,7%) có biết chính sách BHYT học sinh qua các phương tiện thông tin đại chúng; qua tổ chức là các trường học, (81,06%); số người được biết đến chính sách qua cơ quan BHXH huyện chiếm tỷ lệ

hơn 59,85% tương ứng với 79 người. Điều đó cho thấy, việc tuyên truyền, phổ biến chính sách từ ngay chính cơ quan chuyên trách lại chưa được phát huy. Sự ảnh hưởng của đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức trong hệ thống BHXH đến người dân còn hạn chế.

Nguồn thông tin về chính sách BHYT học sinh mà PHHS, học sinh có được từ việc nghe người khác nói lại, chiếm tỷ lệ khá cao 50,76% tương ứng với 67 người. Người dân sống ở khu vực nông thôn thường khó tiếp nhận được đầy đủ

thông tin, hay bị ảnh hưởng thông qua dư luận xã hội. Vì vậy, hình thức tuyên truyền bằng miệng hoặc phát hành tài liệu tận tay với nội dung cụ thể và thiết thực lại có hiệu quả cao, Chỉ có 8 người (chiếm 6,06%) chưa hề biết đến chính sách BHYT học sinh.

Nhìn chung công tác tuyên truyền chính sách BHYT cho học sinh trên địa bàn tỉnh có nhiều hoạt động tích cực. Tuy nhiên nội dung tuyên truyền chưa phong phú. Các tổ chức đoàn thể, các trường học ở địa phương cũng chưa thực sự nhiệt tình. Mặt khác họ cũng chưa hiểu rõ hết chính sách BHYT học sinh. Vì vậy việc tuyên truyền về quyền lợi cũng như trách nhiệm phải tham gia BHYT còn hạn chế.

Để PHHS, học sinh hiểu được đầy đủ ý nghĩa, vai trò, trách nhiệm khi tham gia BHYT.

Tóm lại:Trong thời gian qua hiệu quả tuyên truyền thông qua các tổ chức ở địa phương là chưa cao. Với vai trò và sự ảnh hưởng đến sự phát triển BHYT học sinh thì công tác thông tin tuyên truyền cần phải có những giải pháp linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Làm sao cho người dân hiểu đúng hiểu đủ, nắm bắt một cách dễ dàng nhất ý nghĩa và tính nhân văn của các chế độ, chính sách BHYT học sinh nâng cao tính tự giác và nhận thức được tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, kết quả là số học sinh tham gia BHYT ngày càng đông hơn.

Điều đó cho thấy công tác thông tin, truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển BHYT đối với học sinh trên địa bàn. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải phát

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 99

huy hết vai trò, nhiệm vụ của cơ quan bảo hiểm, các trường học, nhằm từng bước

đưa chính sách BHYT đi vào cuộc sống của người dân.

Phân tích điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội, thách thức của BHYT đối với học sinh tại tỉnh Bắc Giang,

O - Cơ hội T – Thách thức

MA TRẬN SWOT

- Luật BHYT có hiệu lực, quan tâm Đảng, Nhà nước - Sự phối hợp chỉ đạo của Đảng, ngành giáo dục, chính quyền địa phương - Sự phát triển của CNTT - Địa bàn huyện rộng - Hệ thống chính sách bất cập, chồng chéo - Khủng hoảng kinh tế S - M nh - Đội ngũ cán bộ BHXH có trình

độ, có kinh nghiệm trong việc quản lý đối tượng tham gia BHYT,

- Thu nhập và trình độ dân trí ngày càng tăng lên

- Nhu cầu tham gia BHYT học sinh của PHHS ngày càng cao

Kết hợp O – S - Đào tạo đội ngũ cán bộ trường học làm tốt công tác tuyên truyền, - Nâng cao nhận thức, ý thức về BHYT đối với học sinh, Kết hợp S – T - Tăng cường số lượng cán bộ bảo hiểm ở các xã, - Hoàn thiện chính sách BHYT nói chung BHYT học sinh nói riêng

W - Y ế u - Cán bộ làm công tác BHYT học sinh ít, thiếu nhiệt tình, Kinh nghiệm và kiến thức về BHYT học sinh chưa cao,

- Các dịch vụ BHYT học sinh chưa được tiện ích

- Sự tiếp cận thông tin BHYT đối với học sinh còn nhiều hạn chế

- Thu nhập không ổn định, mức tích lũy thấp

- Thói quen và cách nghĩ của PHHS khi ốm mới thực sự muốn tham gia BHYT cho con em mình, Kết hợp O - W - Tranh thủ sự chỉ đạo và phối hợp thực hiện của Đảng, ngành giáo dục, chính quyền ởđịa phương - Áp dụng CN mới vào quản lý và kỹ thuật tuyên truyền BHYT học sinh

- Nâng cao chất lượng dịch vụ và hệ thống thông tin tuyên truyền BHYT học sinh - Nâng cao thu nhập và nhận thức của PHHS, học sinh

Kết hợp W – T

Nâng cao số lượng và chất lượng cán bộ bảo hiểm

Một phần của tài liệu phát triển bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên tại tỉnh bắc giang (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)