Mô hình cơ cấu tổ chức BHXH Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên tại tỉnh bắc giang (Trang 35 - 67)

Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam là cơ quan quản lý cao nhất của BHXH Việt Nam. BHXH Việt Nam được tổ chức thành hệ thống từ Trung ương

đến địa phương, gồm có:

+ Ở Trung ương: BHXH Việt Nam

+ Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) là BHXH tỉnh trực thuộc BHXH Việt Nam. Chính Phủ Hội đồng quản lý BHXH Bộ LĐ-TBXH BHXH tỉnh, thành phố Sở LĐ- TBXH tỉnh, thành phố Phòng LĐ-TBXH quận, huyện BHXH quận, huyện Đại diện của BHXH ở cơ sở (Chi nhánh BHXH xã, phường) BHXH Việt Nam Ghi chú: Quan hệ trực tiếp ngành dọc Quan hệ phối hợp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27

+ Ở các quận, huyện, thị xã thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là huyện) là BHXH huyện trực thuộc BHXH tỉnh.

BHXH Việt Nam do Tổng giám đốc quản lý và điều hành thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Giúp việc Tổng giám đốc có 2 phó Tổng giám đốc, Tổng giám đốc và Phó Tổng giám đốc do Hội đồng quản lý bổ nhiệm và miễn nhiệm.

BHXH tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về BHXH trên địa bàn tỉnh theo quy

định của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam. BHXH tỉnh do một Giám đốc quản lý và điều hành. Giúp việc giám đốc có 1 đến 2 Phó giám đốc. Giám đốc, Phó Giám

đốc BHXH tỉnh do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm. BHXH huyện có nhiệm vụ tiếp nhận đăng ký hưởng chế độ BHXH do BHXH tỉnh chuyển đến; thực hiện việc đôn đốc, theo dõi nộp BHXH đối với người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn; tổ chức mạng lưới hoặc trực tiếp chi trả các chếđộ BHXH cho người được hưởng trên địa bàn huyện.

BHXH huyện do một giám đốc chỉ đạo và điều hành, không có cơ cấu tổ

chức phòng. Các huyện có khối lượng công việc nhiều có thể có phó giám đốc giúp việc. Giám đốc BHXH huyện được bổ nhiệm và miễn nhiệm theo phân cấp của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam.

Giám đốc BHXH huyện quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của từng viên chức thuộc quyền quản lý.

Việc thành lập BHXH huyện do Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quy định căn cứ vào khối lượng công việc, số lượng người và đơn vị tham gia BHXH trên

địa bàn. Tại những nơi chưa có đủđiều kiện thành lập BHXH huyện thì giám đốc BHXH tỉnh cử người đại diện tại huyện để thực hiện việc chi trả và đôn đốc theo dõi việc thu chi, nộp BHXH trên địa bàn.

* Sự khác nhau giữa BHYT học sinh và các Bảo hiểm thân thểđối với học sinh của các công ty thương mại

1.Giống nhau.

Hiện nay, bên cạnh việc thực hiện BHYT cho đối tượng học sinh của BHXH Việt Nam thì các Công ty bảo hiểm thương mại cũng có các sản phẩm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28

bảo hiểm dành cho đối tượng này. Chúng đều có đối tượng chung là bảo hiểm sức khoẻ và tính mạng của học sinh. Đối tượng tham gia là học sinh các cấp đang theo học tại các mô hình trường lớp có nhu cầu tham gia. Cả hai đều hoạt động dựa trên nguyên tắc sốđông.

Khi tham gia bất kỳ loại hình nào thì người tham gia cũng phải đóng phí và từ nguồn thu này hình thành nên quỹđể phục vụ cho mục đích chung là trợ giúp cho học sinh và gia đình các em một số tiền nhất định để nhanh chóng khắc phục khó khăn, phục hồi sức khoẻđể giúp các em sớm trở lại trường lớp khi không may các em gặp rủi ro. Tuy nhiên cả hai loại hình bảo hiểm này đều không nhận bảo hiểm cho những rủi ro chắc chắn xảy ra, bệnh tật bẩm sinh, hành vi cố ý gây thương tích của người được bảo hiểm vì nguyên tắc chung trong bảo hiểm là chỉ nhận bảo hiểm cho những rủi ro bất ngờ không lường trước được.

2. Khác nhau.

Có thể nói sự khác nhau cơ bản giữa BHYT học sinh và bảo hiểm học sinh của các Công ty Bảo hiểm thương mại được phân biệt rõ nét nhất là ở mục

đích thực hiện, nó chi phối nội dung của các nghiệp vụ này. Nếu BHYT học sinh mang tính chất nhân đạo, hoạt động không vì mục đích kinh doanh, dựa trên nguyên tắc cân bằng thu chi và không phải đóng thuế thì bảo hiểm học sinh của các Công ty thương mại lại có mục đích chính là kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận và phải đóng thuế cho Nhà nước.

Đối tượng tham gia của BHYT học sinh do BHXH Việt Nam tổ chức có phần hẹp hơn, không có các em ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo vì đây là đối tượng

được Nhà nước chăm sóc sức khoẻ hoàn toàn, không phải chi trả tiền KCB khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế theo qui định. Nhưng bảo hiểm học sinh của các Công ty thương mại bao gồm cảđối tượng này.

Về phạm vi bảo hiểm, do có sự khác nhau giữa mức phí đóng nên hai loại hình bảo hiểm dành cho học sinh này có phần mở rộng hoặc hạn chế hơn nhau, tuỳ thuộc vào từng loại sản phẩm mà các nhà bảo hiểm đưa ra sẽ có phần loại trừ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29

Quyền lợi của học sinh khi tham gia có sự khác nhau là do mức phí đóng khác nhau. BHYT học sinh do BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện có mức phí phù hợp và giống nhau theo từng địa phương và mỗi cấp học nhưng bảo hiểm học sinh của các Công ty bảo hiểm thương mại lại không phân chia theo từng địa phương và lứa tuổi mà dựa vào khả năng kinh tế của người tham gia theo sự thoả

thuận từ trước. Từđó dẫn đến mức hưởng là khá khác nhau. Tuỳ theo từng điều kiện và mức phí tham gia mà mức hưởng của bảo hiểm thương mại là khác nhau. Còn BHYT học sinh thực hiện tại BHXH Việt Nam đều chi trả 80% số tiền điều trị không có giới hạn về số ngày điều trị và số tiền tối đa của mỗi đợt điều trị.

BHYT học sinh do Nhà nước quản lý thống nhất và hỗ trợ nếu thu không đủ chi, cơ sở vật chất hỗ trợ cho việc thực hiện được Nhà nước đầu tư

và cung cấp. BHYT học sinh không chịu sựđiều tiết của Luật Kinh doanh bảo hiểm và có chế độ quản lý riêng. Ngược lại nghiệp vụ bảo hiểm học sinh của bảo hiểm thương mại nếu hoạt động không có hiệu quả dẫn đến việc thua lỗ

thì các công ty phải tự chịu, hàng năm chịu sự quản lý của Nhà nước theo pháp luật và phải thực hiện các công việc theo đúng trình tự kinh doanh bảo hiểm mà luật đã qui định.

Tuy có sự khác nhau như vậy nhưng chúng không hề mẫu thuẫn mà ngược lại chúng bổ sung cho nhau. BHXH, BHYT thực chất là bảo hiểm con người và

đã xuất hiện từ lâu, song phạm vi đảm bảo cho các rủi ro vẫn còn hạn hẹp. Con người vẫn quan tâm đến những vấn đề khác nảy sinh trong cuộc sống, mà BHXH, BHYT chưa đảm bảo vì Nhà nước không thể thực hiện tất cả nhu cầu đó của con người do điều kiện và kinh phí còn hạn chế. Mỗi người có điều kiện kinh tế là khác nhau và nhu cầu về bảo hiểm là khác nhau nên bảo hiểm thương mại là cách tốt nhất giúp con người thoả mãn nhu cầu của mình. Cùng một lúc học sinh có thể tham gia nhiều hình thức bảo hiểm để bảo vệ sức khoẻ cho mình một cách tốt nhất có thể.

2.1.4 Các yếu tốảnh hưởng đến phát trin Bo him y tếđối vi hc sinh

2.1.4.1 Nhóm yếu tố chính sách Nhà nước

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30

sinh nói riêng là rất quan trọng thể hiện ở chỗ Nhà nước "tạo ra" khung chính sách, pháp luật về BHYT học sinh. Đồng thời, Nhà nước cũng là người bảo trợ, người tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ và tạo điều kiện cho hệ thống sự nghiệp BHYT học sinh ra đời và hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao nhằm thực hiện tốt các chế độ chính sách BHYT cho học sinh. Muốn vậy, các chếđộ BHYT học sinh không những được thể chế hoá thành luật BHYT mà còn cần được thể chế hoá trong các luật có liên quan với luật BHYT như Luật Kinh tế, Luật Tài chính, Luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Hành chính..."Nhằm tạo thành khung pháp lý đầy đủ và đồng bộ" để bảo vệ quyền lợi và điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong việc ban hành và thực hiện chính sách BHYT đối với học sinh (Chính phủ,2015).

Chính sách BHYT học sinh phải luôn đảm bảo thuận lợi cho đối tượng tham gia cả về mức đóng, phương thức đóng, mức hưởng và phương thức quản lý. Nghĩa là phải có cơ chế đa dạng, phong phú và phù hợp với đối tượng tiềm năng này. Đồng thời đảm bảo quyền bình đẳng và sự công bằng cho tất cả học sinh tham gia loại hình BHYT học sinh trong việc đóng phí và thụ hưởng chế độ BHYT. PHHS, học sinh phải có trách nhiệm đóng góp vào quỹ BHYT theo quy định. Do đó, chính sách cần quy định cụ thể mức chi trả BHYT áp dụng cho loại hình BHYT học sinh và thống nhất một mức phí đối với học sinh.

2.1.4.2 Nhóm yếu tố dịch vụ của cơ quan bảo hiểm

* Cơ quan BHXH

Hệ thống BHXH được tổ chức và quản lý thống nhất từ Trung ương đến

địa phương, hệ thống này phải được sắp xếp một cách hợp lý và tinh gọn có như

vậy mới đáp ứng được sự nghiệp An sinh xã hội của đất nước (Chính phủ,2015). Thủ tục tham gia và thanh toán bảo hiểm phải đơn giản, thuận tiện mà vẫn

đảm bảo pháp lý. Lấy người dân là mục tiêu và đối tượng phục vụ, tất cả đều hướng tới vì lợi ích của nhân dân.

Làm tốt công tác tuyên truyền về BHYT học sinh, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ và tăng khả năng cạnh tranh so với các hãng bảo hiểm thương mại khác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31

Một trong những điều hiện có tính chất quyết định để thực hiện chính sách và phát triển sự nghiệp BHYT học sinh là vấn đề tổ chức và cán bộ.

Cơ quan BHXH ởđịa phương phải chủđộng trong việc tuyên truyền, phổ

biến mục tiêu, nội dung triển khai theo từng đề án cụ thể về thực hiện BHYT học sinh đối với người dân. Các cấp, các ngành, các tổ chức hội, đoàn thể ở từng địa phương có trách nhiệm ban hành các văn bản chỉ đạo theo phạm vi quản lý của mình và phối hợp với cơ quan BHXH ban hành những văn bản liên tịch để hướng dẫn tổ chức thực hiện. Đồng thời làm tốt khâu giải thích những vướng mắc và các vấn đề dư luận xã hội quan tâm liên quan đến nhận thức và yêu cầu tìm hiểu về chếđộ, chính sách BHYT học sinh.

* Cơ sở KCB BHYT

Chất lượng KCB tạo sự hài lòng cho người có thẻ BHYT. Đặc biệt đối với học sinh cần phải được KCB thuận lợi, chuẩn đoán và điều trị một cách nhanh nhất

để các em tiếp tục học tập, bố mẹ các em quay trở lại công việc. Như vậy, ngành y tế cần phối hợp chặt chẽ với ngành BHXH để cải cách hành chính, giảm bớt thủ

tục không cần thiết trong KCB. Tổ chức đón tiếp người bệnh chu đáo tận tình, kịp thời hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc của người có thẻ BHYT tại cơ sở y tế. Hướng dẫn để người bệnh thực hiện thanh toán trực tiếp tại cơ quan BHXH thuận lợi là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, ý thức tự giác tham gia BHYT học sinh (Chính phủ,2015).

2.1.4.3 Nhóm yếu tố thông tin tuyên truyền

Có thể nói, công tác thông tin tuyên truyền về BHYT học sinh luôn được gắn liền với quá trình hình thành và phát triển chính sách BHXH. Công tác thông tin tuyên truyền là một nhiệm vụ và luôn được quan tâm tổ chức thực hiện, hệ

thống thông tin tuyên truyền BHYT nói chung và BHYT cho học sinh nói riêng

được coi là một công tác quan trọng của ngành BHXH.

Do đặc điểm đối tượng tham gia BHYT là học sinh vì vậy việc tham gia BHYT phụ thuộc rất nhiều vào trình độ nhận thức của PHHS. Tuy nhiên, trên thực tế nhận thức về trách nhiệm thực hiện chính sách BHYT của học sinh và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32

một số PHHS còn chưa đầy đủ. Mặt khác do thu nhập thấp, hơn nữa lại không

ổn định, thiếu điều kiện cơ sở vật chất để nắm bắt và cập nhật thông tin nên PHHS luôn trong tình trạng thiếu thông tin trầm trọng. Chính vì vậy, công tác thông tin tuyên truyền phải đa dạng hoá các hình thức và nội dung truyền thông,

đơn giản hoá các vấn đềđể người dân dễ hiểu (Chính phủ, 2015).

2.1.4.4 Nhóm yếu tố từ phụ huynh học sinh

* Thu nhập của người dân

Điều kiện kinh tế cho việc thực hiện BHYT học sinh chính là việc giải bài toán về tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và phân phối thu nhập trong nền kinh tế nói chung và trong từng gia đình người dân nói riêng đặc biệt là PHHS sao có hiệu quả và thiết thực. Người dân chỉ khi nào đảm bảo được mức sống của mình và gia đình mình từ trung bình trở lên có tích luỹ mới có thể có phần dư ra

để tham gia đóng góp vào quỹ BHYT học sinh.

Mặc dù sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, nhưng trên thực tế cho thấy thu nhập của người dân còn rất thấp. Hơn nữa, thu nhập của người dân lại rất bấp bênh, có tính chất thời vụ, thu nhập có thể bằng tiền cũng có khi lại bằng hiện vật nên khó xác định. Với tốc độ phát triển của nền kinh tế như hiện nay, người dân không có điều kiện để tích luỹ, dự phòng khi gặp các trường hợp rủi ro không may xảy ra. Nếu như rủi ro ập đến đa số dân không có đủ khả năng để

chống đỡ và duy trì ổn định cuộc sống. Trong những trường hợp như vậy phải cần đến một khoản kinh phí lớn, lúc này họ chỉ còn cách vay mượn những người thân quen thậm chí còn phải vay nặng lãi. Trong khi đó thu nhập không đủđể chi phí hàng ngày lại phải cõng thêm khoản vay lãi, cứ như thế người dân không thể

thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói.

* Trình độ nhận thức của phụ huynh học sinh

BHYT học sinh đã tạo ra nguồn tài chính công đáng kể cho công tác chăm sóc sức khỏe, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội. Việc nhận thức

được tầm quan trọng cũng như vai trò của chính sách BHYT đối với học sinh là hết sức cần thiết. học sinh, PHHS hiểu được vai trò, tác dụng của chính sách

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33

BHYT thì mới tham gia. Nhiều PHHS đặc biệt là chủ hộ do không hiểu rõ về

chính sách BHYT nên họ cũng thường không quan tâm. Trình độ học vấn của PHHS tỷ lệ thuận với việc nhận thức của họ về chính sách BHYT, khi PHHS hiểu biết, nhận thức đúng về chính sách BHYT học sinh thì mới thấy được vai trò, tác dụng BHYT với bản thân và gia BHYT của PHHS tác động, ảnh hưởng rất lớn đến quyết định tham gia hay không tham gia BHYT của họ. Nên việc đẩy mạnh tuyên truyền chính sách BHYT học sinh thông qua các hình thức như: báo,

đài, hội nghị, tờ rơi... là yêu cầu cấp bách để nâng cao nhận thức của cả cộng

Một phần của tài liệu phát triển bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên tại tỉnh bắc giang (Trang 35 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)