Gồm 44 mẫu giống dưa chuột địa phương/bản địa thu thập được từ các tỉnh
đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc.Giống đối chứng là giốngCUC71(giống lai F1 của Công ty giống cây trồng Miền Nam), giống hiện đang được sử dụng phổ
biến trong sản xuất.
STT Mẫu
giống Địa điểm thu thập STT
Mẫu
giống Địa điểm thu thập
1 BN1 Bắc Ninh 24 LCA1 Lào Cai
2 BN2 Bắc Ninh 25 LCA2 Lào Cai
3 HP1 Hải Phòng 26 LCA3 Lào Cai
4 HY1 Hưng Yên 27 LCA4 Lào Cai
5 HN1 Hà Nam 28 HG1 Hà Giang 6 HN2 Hà Nam 29 HG2 Hà Giang 7 TB1 Thái Bình 30 LS1 Lạng Sơn 8 TB2 Thái Bình 31 LS2 Lạng Sơn 9 VP1 Vĩnh Phúc 32 LS3 Lạng Sơn 10 VP2 Vĩnh Phúc 33 CB1 Cao Bằng 11 HD1 Hải Dương 34 CB2 Cao Bằng 12 HD2 Hải Dương 35 CB3 Cao Bằng 13 HD3 Hải Dương 36 SL1 Sơn La 14 HB1 Hòa Bình 37 SL2 Sơn La 15 HB2 Hòa Bình 38 SL3 Sơn La 16 TH1 Thanh Hóa 39 SL4 Sơn La 17 PT1 Phú Thọ 40 SL5 Sơn La 18 DB1 Điện Biên 41 SL6 Sơn La 19 DB2 Điện Biên 42 SL7 Sơn La 20 DB3 Điện Biên 43 SL8 Sơn La 21 LCH1 Lai Châu 44 BK1 Bắc Kạn 22 LCH2 Lai Châu 23 LCH3 Lai Châu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại khu thí nghiệm đồng ruộng khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
- Vụ Xuân - Hè năm 2014, từ tháng 02 năm 2014 đến tháng 06 năm 2014. - Vụ Hè - Thu năm 2014, từ tháng 06 năm 2014 đến tháng 09 năm 2014.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, phát triển, tình hình sâu bệnh hại, khả năng cho năng suất và chất lượng của các mẫu giống dưa chuột trong
điều kiện vụ Xuân hè và Hè thu tại Gia Lâm, Hà Nội.
- Đánh giá độ hữu dục và sức sống của hạt phấn hoa dưa chuột trong điều kiện vụ Hè thu tại Gia Lâm, Hà Nội.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khảo sát tập đoàn, không nhắc lại.Diện tích thí nghiệm: 10m2/ô thí nghiệm x 45ô = 450 m2.
2.4.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Thời gian gieo: Vụ Xuân hè - gieo ngày 15/02/2014 Vụ Hè thu - gieo ngày 12/07/2014 - Kỹ thuật trồng:
+ Hạt được gieo trong khay bầu với số lượng 1hạt/bầu, khi cây bắt đầu có lá thật tiến hành trồng ra ruộng.
+ Lên luống rộng 1,2m, cao 25-30cm, rãnh rộng 30cm.
+ Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 60cm, trồng 2 hàng/ luống.
- Chăm sóc:
+ Vun xới: Cây được vun xới 2-3 lần: lần 1 khi cây được 2 - 3 lá, lần 2 khi cây có tua cuốn thì tiến hành vun cao.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28 + Tưới nước: Cây được giữẩm thường xuyên, đặc biệt trong thời kì 1tuần sau khi gieo, 4-5 lá và thời kì ra hoa rộ. Sử dụng kĩ thuật tưới rãnh cho cả quá trình thực hiện thí nghiệm.
+ Làm giàn: khi cây bắt đầu có tua cuốn thì tiến hành làm giàn, giàn làm hình chữ A.
+ Bón phân:
Lượng phân bón cho 1ha: 20 tấn phân chuồng, 120kg N, 90kg P2O5 và 120kg K2O.
Các thời kì bón phân:
Giai đoạn Loại phân và lượng bón (%)
Phân chuồng Urê Supe lân KCl
Bón lót 100 0 100 0 Bón thúc Lần 1 0 20 0 20 Lần 2 0 20 0 20 Lần 3 0 30 0 30 Lần 4 0 30 0 30