Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của tập đoàn dưa chuột địa phương miền bắc việt nam trong vụ xuân hè và hè thu 2014 tại gia lâm, hà nội (Trang 38)

Các chỉ tiêu được theo dõi và đánh giá dựa trên quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống dưa chuột QCVN 01-93:2012/BNNPTNT.

2.4.3.1. Chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển

* Thời gianqua các giai đoạn sinh trưởng (ngày):Theo dõi trên tất cả các cây thí nghiệm của từng mẫu giống.

- Thời gian nảy mầm(70% số cây nảy mầm)

- Thời gian từ trồng đến xuất hiện tua cuốn (70% số cây xuất hiện tua cuốn)

- Thời gian từ trồng đến xuất hiện hoa đực đầu tiên (10% số cây xuất hiện hoa đực đầu tiên)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29 hiện hoa cái đầu tiên)

- Thời gian từ trồng đến đậu quảđầu tiên (10% số cây đậu quảđầu tiên) - Thời gian từ trồng đến thu đợt quả đầu tiên: Số ngày từ gieo đến thu

hoạch quảđợt đầu của 10% số cây

- Tổng thời gian sinh trưởng: Từ gieo đến kết thúc thu hoạch quả thương phẩm

* Chỉ tiêu vềđặc điểm sinh trưởng: (mỗi mẫu giống theo dõi 5 cây)

- Chiều dài thân chính (cm): được tính từ cổ rễđến đỉnh sinh trưởng của thân chính khi kết thúc thu hoạch

- Đường kính gốc (mm): Dùng thước panme đo đường kính lớn nhất ở

phần cổ rễ

- Số lá trên thân chính (lá/thân)

- Số nhánh cấp 1 (số thân phụ) trên thân chính (nhánh/cây) * Chỉ tiêu về phát triển

- Số hoa cái trên thân chính, thân phụ (hoa/thân) - Số hoa đực trên thân chính, thân phụ (hoa/thân)

- Tỷ lệ hoa cái (%) = Số hoa cái trên cây/Tổng số hoa x 100 - Tỷ lệđậu quả (%) = Số quảđậu/Tổng số hoa cái x 100

2.4.3.2. Đánh giá tình hình sâu bệnh hại

*Sâu hại: Đối tượng sâu hại: Bọ dưa (Aulacophora similis), sâu xanh ăn lá (Diaphania indica), ruồi đục quả (Bactrocera cucurbitae)

Mức độ gây hại: Đánh giá theo thang điểm của Trung tâm rau Châu Á (AVRDC). + Điểm 1: Không bị sâu hại + Điểm 2: Một số cây bị hại + Điểm 3: 50 % số cây bị hại. + Điểm 4: Phần lớn các cây bị hại * Bệnh hại:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

Đối tượng bệnh hại: bệnh giả sương mai, bệnh phấn trắng, bệnh héo rũ. - Mức độ nhiễm bệnh giả sương mai (Pseudoperonospora Cubensis).

- Mức độ nhiễm phấn trắng (Erysiphe cichoracearum).

Được đánh giá bằng cách cho điểm theo hướng dẫn của AVRDC: - Điểm 0: Không có triệu chứng

- Điểm 1: Nhẹ (triệu chứng đầu tiên đến 19% diện tích lá bị nhiễm) - Điểm2: Trung bình (20- 39% diện tích lá bị nhiễm)

- Điểm 3: Nặng (40- 59% diện tích lá bị nhiễm) - Điểm 4: Rất nặng (60- 79% diện tích lá bị nhiễm) - Điểm 5: Nghiêm trọng (≥ 80% diện tích lá bị nhiễm)

+ Bệnh héo rũ Fusarium oxysporum Schl. f. nivum Bilai (%):đếm số cây nhiễm bệnh và tính Tỷ lệ cây nhiễm bệnh trên tổng số cây trong ô.

+ Tỷ lệ cây nhiễm bệnh virus (%) (Cucumis mosaic virus): đếm số cây nhiễm bệnh và tính Tỷ lệ cây nhiễm bệnh trên tổng số cây trong ô.

2.4.3.3. Các yếu tố cấu thành năng suất

-Tổng số quả/cây (quả): Đếm tổng số quả trên 5 cây/ mẫu giống và tính trung bình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Khối lượng trung bình quả (g): Cân tổng số quả thu trên 5 cây/mẫu giống, tính trung bình

-Năng suất cá thể = Số quả/cây x khối lượng trung bình quả (gram quả/cây)

2.4.3.4. Đặc điểm hình thái, cấu trúc và chất lượng quả * Các chỉ tiêu về hình thái: Quan sát toàn ô thí nghiệm

- Lá: màu sắc lá

- Quả: Màu sắc quả thương phẩm, quả chín sinh lý, màu sắc gai, mật độ gai trên quả, hình dạng quả.

* Chỉ tiêu về cấu trúc và chất lượng quả

- Cấu trúc quả: Quả thương phẩm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31 liệu trung bình

+ Đường kính quả (cm): Đo ở phần đường kính to nhất của quảở 5 cây mẫu, lấy số liệu trung bình

+ Độ dày thịt quả (cm): Đo bề dày thịt quả ở phần quả có đường kính lớn nhất trên quả của 5 cây/mẫu giống và lấy số liệu trung bình

+ Số ô bầu: bổ ngang quả và đếm số ngăn hạt - Chất lượng quả:

+ Độ brix: sử dụng máy đo Master refactometer + Độ cứng: sử dụng máy đo Wagner instruments

+ Chất lượng đánh giá bằng cảm quan: hương vị, phẩm vị (đắng, chua, ngọt, dòn)

2.4.3.5. Các chỉ tiêu về khả năng kết hạt

- Tổng số hạt/quả (hạt/quả)

- Tỷ lệ hạt chắc (%) = Số hạt chắc/Tổng số hạt x 100

- Độ lớn hạt (đường kính hạt, chiều dài hạt, độ dày hạt) (mm) - Khối lượng 100 hạt (g)

2.4.3.6. Đánh giá độ hữu dục và tỷ lệ nảy mầm hạt phấn

-Tỷ lệ hạt phấn hữu thụ: Nhuộm hạt phấn trong dung dịch axeto-carmine (5%) sau đó cho lên tiêu bản để quan sát dưới kính hiển vi quang học. Ở mỗi tiêu bản chọn ngẫu nhiên 3 vi trường để quan sát dưới vật kính 10x. Xác định tổng số

lượng hạt phấn cũng như hạt phấn hữu thụ, bất thụ, dị dạng và hạt phấn vỡ, trong đó các hạt phấn bắt màu đậm là hạt phấn hữu thụ, không bắt màu là hạt phấn bất thụ.

Độ hữu thụ của hạt phấn (%)= Số hạt phấn hữu thụ/Tổng số hạt phấn quan sát x 100 -Tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn: Tiến hành nuôi cấy hạt phấn trong môi trường 0,15g/100ml agar có bổ sung đường sucrose và axit boric ở các mức nồng

độ khác nhau. Sau 48 giờ tiến hành quan sát hạt phấn bằng cách soi các tiêu bản trên kính hiển vi và quan sát ngẫu nhiên 3 vi trường. Xác định môi trường nuôi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 32 cấy thích hợp nhất. Sau đó tiến hành nuôi cấy hạt phấn của các mẫu giống trong tập đoàn ở môi trường tối ưu và đánh giá khả năng nảy mầm hạt phấn của các mẫu giống.

Thí nghiệm1: Ảnh hưởng của nồng độ axit boric đến tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn

Tiến hành nuôi cấy hạt phấn trong môi trường chứa 0,15g/100ml agar + 0,3g/100ml đường sucrose và thêm axit boric ở các nồng độ 0,01%; 0,02%; 0,03%; 0,04%; 0,05%. Sau 48 giờ, tiến hành quan sát hạt phấn, đánh giá ảnh hưởng của nồng độ boric tới tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn và xác định nồng độ

axit boric thích hợp nhất.

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nồng độ đường sucrose đến tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn

Tiến hành nuôi cấy hạt phấn trong môi trường chứa 0,15g/100ml agar, axit boric ở nồng độ tối ưu trong thí nghiệm 1 và thay đổi nồng độđường sucrose (0,1; 0,2; 0,3; 0,4 và 0,5g/100ml). Sau 48 giờ tiến hành quan sát, đánh giá tỷ lệ

nảy mầm của hạt phấn trong các môi trường và xác định nồng độ đường sucrose thích hợp nhất.

Thí nghiệm 3: Đánh giá khả năng nảy mầm của hạt phấn của các mẫu giống trong tập đoàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiến hành nuôi cấy hạt phấn của các mẫu giống trong tập đoàn trong môi trường 0,15g/100ml agar, axit boric ở nồng độ tối ưu trong thí nghiệm 1 và

đường sucrose ở nồng độ tối ưu trong thí nghiệm 2. Sau 48 giờ, tiến hành quan sát và đánh giá khả năng nảy mầm của hạt phấn của các mẫu giống trong tập

đoàn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 33

2.4.3.7. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý trên Excel. Một số công thức tính: -Giá trị trung bình: XTB = 1/n∑Xi Xi: giá trị mẫu thứ i n: Số lượng mẫu XTB: Giá trị trung bình -Tính phương sai: S2 = (Xi – XTB)2/(n-1) S = 2 S

Học viện Nông nghiệp Việt Nam CHƯƠ 3.1. Đặc điểm thời tiết tạ Diễn biến của lượng m 3.1 cho thấy: Vụ Xuân hè (từ tháng 3 đầu vụ, trong đó tháng 3 có nhi ảnh hưởng không nhỏ tới s

ảnh hưởng đến thời gian qua các giai thời tiết âm u, độẩm không khí cao, s loại sâu bệnh phát sinh và phát tri

Hình 3.1. Diễn

Vụ Hè thu (từ tháng 6 dao động trong khoảng từ

Tuy nhiên, ngưỡng nhiệt hình thành quả. Theo Nguy chuột xảy ra vào lúc 6 đ

12,8 - 18,30C. Thêm vào đ

gian ra hoa đậu quả cũng l và tỷ lệđậu quả của các m

Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

ƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ết tại Gia Lâm, Hà Nội 2014

ợng mưa TB, nhiệt độ TB và số giờ nắng thể hi

ừ tháng 3 - 6), nhiệt độ trung bình tương đối thấ

ó tháng 3 có nhiệt độ trung bình thấp nhất chỉ đạt 18

ỏ tới sự sinh trưởng phát triển của cây ở giai đoạ

i gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Ngo m không khí cao, số giờ nắng thấp là điều kiện lý t

à phát triển.

n biến thời tiết tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2014

tháng 6 - 9), nhiệt độ trung bình trong các tháng

ng từ 28 - 300C. Đây là nhiệt độ thích hợp cho cây sinh tr ng nhiệt độ này lại ảnh hưởng tới quá trình thụ phấ

Theo Nguyễn Thị Lan (2008), quá trình thụ phấn th ào lúc 6 đến 8 giờ sáng và nhiệt độ thích hợp cho quá tr Thêm vào đó, với lượng mưa trung bình lớn, mưa lớn cụ

ũng là một trong những nguyên nhân làm giảm a các mẫu giống dưa chuột trong tập đoàn.

Page 34

ể hiện trong hình

ối thấp ở giai đoạn

đạt 180C. Điều này (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đoạn đầu, đặc biệt

ủa cây. Ngoài ra,

ện lý tưởng cho các

ăm 2014

ình trong các tháng tương đối cao, ho cây sinh trưởng.

ụ phấn, thụ tinh và

ấn thụ tinh ở dưa p cho quá trình này là

ớn cục bộ vào thời

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

3.2. Khả năng nảy mầm của các mẫu giống dưa chuột trong tập đoàn nghiên cứu

Sự nảy mầm của hạt có thể xem là bắt đầu của quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Từ hạt đang ngủ nghỉ chuyển sang trạng thái nảy mầm là cả một quá trình biến đổi sâu sắc và nhanh chóng về hóa sinh và sinh lý sảy ra trong hạt dưới tác động của các nhân tố vật lý, cơ học, hóa học và sinh học. Trong đó các yếu tố

nhiệt độ, ánh sáng, hạn hán, lũ lụt và môi trường khí là nhân tố vật lý ảnh hưởng tới sự nảy mầm của hạt. Bảng 3.1. Tỷ lệ nảy mầm của các mẫu giống vụ Xuân hè và Hè thu 2014 STT Mẫu giống Tỷ lệ nảy mầm (%) STT Mẫu giống Tỷ lệ nảy mầm (%) Vụ Xuân hè Vụ Hè thu Vụ Xuân hè Vụ Hè thu

1 BN1 63,3 100,0 24 LCA1 47,3 93,8 2 BN2 58,3 96,7 25 LCA2 86,3 100,0 3 HP1 63,3 90,0 26 LCA3 75,0 100,0 4 HY1 53,5 96,7 27 LCA4 37,7 100,0 5 HN1 50,0 93,3 28 HG1 5,2 93,8 6 HN2 35,0 96,7 29 HG2 6,0 81,3 7 TB1 80,0 80,0 30 LS1 63,3 56,3 8 TB2 53,3 90,0 31 LS2 56,8 0,0 9 VP1 30,0 90,0 32 LS3 43,8 93,8 10 VP2 31,7 96,7 33 CB1 76,8 100,0 11 HD1 66,7 90,0 34 CB2 75,2 81,3 12 HD2 80,0 86,7 35 CB3 88,5 68,8 13 HD3 70,0 83,3 36 SL1 47,9 37,5 14 HB1 53,3 76,7 37 SL2 63,2 100,0 15 HB2 93,3 83,3 38 SL3 57,8 100,0 16 TH1 96,7 93,3 39 SL4 84,0 68,8 17 PT1 20,0 100,0 40 SL5 77,9 87,5 18 DB1 90,5 81,3 41 SL6 73,0 87,5 19 DB2 87,3 87,5 42 SL7 34,5 75,0 20 DB3 46,0 87,5 43 SL8 47,6 56,3 21 LCH1 84,3 100,0 44 BK1 45,6 100,0 22 LCH2 67,5 62,5 45 CUC71 100,0 23 LCH3 40,6 50,0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 Hạt sau khi gieo muốn nảy mầm phải có đủ ba điều kiện: nhiệt độ, độ ẩm và không khí, khi hạt hút đủ khoảng 50% lượng nước so với trọng lượng hạt thì hạt sẽ

nảy mầm. Thời kì này mầm của hạt dưa chuột yêu cầu nhiệt độ cao, nhiệt độ trên 120C hạt mới có thể nảy mầm, nhiệt độ tối thích ở phạm vi 25-320C, dưới 100C hạt không nảy mầm. Do đó xác định tỷ lệ nảy mầm của hạt là một trong những chỉ tiêu quan trọng góp phần xác định thời gian và lượng giống gieo trồng thích hợp cho từng mùa vụ. Kết quả nảy mầm của các mẫu giống dưa chuộtđược thể hiện qua Bảng 3.1.

Số liệu thu được cho thấy tỷ lệ nảy mầm của các mẫu giống trong tập đoàn có sự dao động tương đối lớn giữa hai vụ. Vụ Xuân hè, tỷ lệ nảy mầm dao động trong khoảng từ 5,2% - 100%. Trong đó các mẫu giống địa phương vùng ĐB và Trung du Bắc bộ nảy mầm tốt hơn với một nửa số mẫu giống có tỷ lệ nảy mầm trong khoảng 50% - 79%; trong khi gần một nửa số mẫu giống vùng miền núi phía Bắc có tỷ lệ

nảy mầm thấp hơn 50%. Một số mẫu giống có tỷ lệ nảy mầm cao (>80%) trong vụ

Xuân hè như TH1, HB2, LCA2, ĐB1, CB3. Riêng mẫu đối chứng CUC71 có tỷ lệ

nảy mầm đạt 100%.

Hạt tự thụ của các mẫu giống trong tập đoàn thu được ở vụ Xuân hè tiếp tục

được sử dụng trong vụ Hè thu. Số liệu thu được cho thấy tỷ lệ nảy mầm của các mẫu giống trong vụ Hè thu cao hơn hẳn so với vụ Xuân hè. Riêng các mẫu giống vùng ĐB và Trung du Bắc bộ có 16/17 mẫu giống có tỷ lệ nảy mầm đạt trên 80%. Các mẫu giống vùng núi phía Bắc có 18/27 mẫu giống có tỷ lệ nảy mầm trên 80%. Một số mẫu giống có tỷ lệ nảy mầm cao (> 80%) như TB1, BN1, HN2, HG2, LCA1, SL2. Tuy nhiên, vẫn có mẫu giống LS2 không nảy mầm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về tỷ lệ nảy mầm ở các mẫu giống dưa chuột. Theo Satyapal et al., 2001 nhiệt độ thấp sau khi gieo các loài rau ưa nhiệt có thể dẫn tới sự nảy mầm không đều. Hạt cây họ bầu bí yêu cầu nhiệt độ cao

để có thể nảy mầm và bật chồi tốt. Đối với dưa chuột, hạt nảy mầm nhanh ở 200C, tỷ lệ này giảm đáng kể xuống còn 50% ở 140C(Nienhuis et al., 1983), và dưới 110C chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ hạt nảy mầm. Nilsson (1968) cho thấy ở dưa chuột có biến dị di truyền giữa các giống ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm của hạt giống. Ngoài ra hạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

được thu từ những quả chín sinh lý chưa đủ, điều kiện bảo quản hạt không tốt hay thời gian bảo quản hạt quá lâu cũng ảnh hưởng tới chất lượng hạt giống.

3.3. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các mẫu giống dưa chuột trong điều kiện vụ Xuân hè và Hè thu 2014 chuột trong điều kiện vụ Xuân hè và Hè thu 2014

Thời gian sinh trưởng là đặc điểm di truyền của giống song lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện ngoại cảnh tác động như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, sâu bệnh hại… Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng nói chung cũng như của dưa chuột nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong công tác chọn giống. Qua đó cho biết đặc trưng, đặc tính của giống chín sớm, chín trung bình hay chín muộn của từng giống. Nghiên cứu thời gian sinh trưởng, phát triển của giống giúp người sản xuất có kế hoạch sắp xếp thời vụ, bố trí cây trồng hợp lý cũng như

tác động các biện pháp kĩ thuật phù hợp nhằm hạn chế các tác động của ngoại cảnh,

để tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng, phát triển mang lại hiệu quả kinh tế

cao. Giống tốt phải là giống có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, có biên độ thích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ứng rộng với sự thay đổi của thời tiết, khí hậu và có tiềm năng năng suất cao. Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng phát triển của các mẫu giống được thể

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của tập đoàn dưa chuột địa phương miền bắc việt nam trong vụ xuân hè và hè thu 2014 tại gia lâm, hà nội (Trang 38)