Đặc điểm cấu trúc và chất lượng quả thương phẩm

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của tập đoàn dưa chuột địa phương miền bắc việt nam trong vụ xuân hè và hè thu 2014 tại gia lâm, hà nội (Trang 85 - 159)

3.10.2.1. Đặc điểm cấu trúc quả thương phẩm

Cấu trúc quả là một chỉ tiêu quan trọng để phân loại dưa chuột phục vụ

cho các mục đích sử dụng khác nhau. Các đặc điểm cấu trúc quả được biểu hiện rất khác nhau ở các mẫu giống. Các đặc điểm về cấu trúc quả được đánh giá dựa trên các chỉ tiêu: Đường kính quả, chiều dài quả và độ dày thịt quả và được thể

hiện trong Bảng 3.15.

Số liệu thu được cho thấy đường kính quả của các mẫu giống ở 2 vụ có sự

chênh lệch không đáng kể, dao động trong khoảng từ 3,8 -7,8 cm ở vụ Xuân hè và từ3,2 -8,1 cm ở vụ Hè thu. Quả của đa số các mẫu giống vùng miền núi có kích thước đường kính quả lớn hơn quả của các mẫu vùng Đồng bằng và trung du Bắc bộ trong đó có 16/27 mẫu miền núi có đường kính quả > 6 cm, trong khi chỉ có 1/18 mẫu vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ có đường kính > 6 cm.

Điều này cho thấy đường kính quả phụ thuộc vào yếu tố di truyền là chính. Nghiên cứu về dưa chuột của Jitendra et al.(2013) cho thấy đường kính quả lớn nhất thu được trên giống Garima Super (4,03cm), tiếp đó là Joolie (3,99cm) và nhỏ nhất là giống Hybrid-512 với đường kính quả là 3,49cm.

Kết quả thể hiện trong Bảng 3.15 cho thấy chiều dài quả cũng là chỉ tiêu liên quan đến yếu tố di truyền. Kích thước chiều dài quả của các mẫu giống bị ảnh hưởng rất ít bởi điều kiện ngoại cảnh. Số liệu thu được cho thấy giữa hai vụ

chiều dài quả của các mẫu giống chênh lệch không đáng kể. Các mẫu giống vùng miền núi chủ yếu có dạng quả ngắn, chiều dài quả dưới 15 cm với 17/27 mẫu (chiếm 63,0%) trong vụ Xuân hè và 15/17 mẫu (chiếm 88,2%) trong vụ Hè thu. Trong khi đó các mẫu giống vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ có quả dài trung bình ở mức 15 - 20 cm thể hiện ở 11/18 mẫu trong vụ Xuân hè và 6/14 mẫu

76

Bảng 3.15. Đặc điểm cấu trúc quả thương phẩm của các mẫu giống dưa chuột

STT Chỉ tiêu nghiên cứu Thời vụ Mức độ biểu hiện

Mẫu giống địa phương vùng Đồng bằng

và trung du Bắc bộ Mẫu giống địa phương vùng miền núi phía Bắc Số mẫu biểu hiện Tỷ lệ mẫu biểu hiện (%) Mẫu điển hình Số mẫu biểu hiện Tỷ lệ mẫu biểu hiện (%) Mẫu điển hình 1 Đường kính qu(cm) ả Xuân hè <5 11 61,1 HP1, TB1, HP1 7 25,9 LCA2, ĐB1, LS2 5 - 6 6 33,3 CUC71, TH1, HB2 4 14,8 LCA1, LCH3, SL1 >6 1 5,6 HB1 16 59,3 CB3, SL8, ĐB3 Hè thu <5 12 85,7 HD3, HY1, VP2 7 41,2 LCA4, LS3, CB2 5 - 6 2 14,3 HN2, VP1 6 35,3 SL1, LCH1, LCA3 >6 0 0,0 4 23,5 SL4, SL6, ĐB1 2 Chiề(cm) u dài quả Xuân hè <15 2 11,1 PT1, VP2 17 63,0 SL2, LCA1, SL6 15 - 20 11 61,1 HN1, CUC71, BN1 9 33,3 LCH3, ĐB3, SL3 >20 5 27,8 BN2, TB1, HY1 1 3,7 LCA4 Hè thu <15 3 21,4 PT1, VP2, BN2 15 88,2 SL4, BK1, ĐB1 15 - 20 6 42,9 TB1, HD2, VP1 2 11,8 CB1, LCH1 >20 5 35,7 HP1, HD3, BN1 0 0,0 3 Độ dày th(cm) ịt quả Xuân hè <1,5 11 61,1 VP2, TB1, HN1 18 66,7 LCA2, HG2, LS2 1,5 - 2 5 27,8 HP1, CUC71, BN2 8 29,6 LS1, SL7, CB1 >2 2 11,1 HB1, HB2 1 3,7 SL8 Hè thu <1,5 11 78,6 HP1, VP1, HD2 4 23,5 CB1, SL5, LCA3 1,5 - 2 3 21,4 TB1, HN2, BN1 11 64,7 LCA2, SL6, LCH2 >2 0 0,0 2 11,8 ĐB1, ĐB3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77

Bảng 3.16. Đặc điểm chất lượng quả thương phẩm của các mẫu giống dưa chuột

STT nghiên cChỉ tiêu ứu Thời vụ Mức độ biểu hiện

Mẫu giống địa phương vùng Đồng bằng và trung du Bắc bộ

Mẫu giống địa phương vùng miền núi phía Bắc Số mẫu biểu hiện Tỷ lệ mẫu biểu hiện (%) Mẫu điển hình Số mẫu biểu hiện Tỷ lệ mẫu biểu hiện (%) Mẫu điển hình 1 Độ Brix (0Bx) Xuân hè <3,5 8 44,4 HD3, TB1, BN2 0 0,0 3,5 - 4,5 9 50,0 CUC71, HN2, VP1 18 66,7 SL5, LS3, LCH3 >4,5 1 5,6 BN1 9 33,3 BK1, SL1, HG2 Hè thu <3,5 6 42,9 HD2, HP1, TB1 0 0,0 3,5 - 4,5 8 57,1 HY1, HN2, BN1 15 88,2 SL5, LCA2, ĐB1 >4,5 0 0,0 2 11,8 SL4, LCA1 2 Độ cứng (kgf) Xuân hè <7 7 38,9 HN1, HD3, HY1 4 14,8 LCA3, LS2, ĐB3 7 - 9 6 33,3 TB1, HD2, VP1 16 59,3 SL7, HG2, CB1 >9 5 27,8 CUC71, VP2, HN2 7 25,9 LCH3, SL1, ĐB1 Hè thu <7 5 35,7 HP1, TB1, HD1 1 5,9 LCA3 7 - 9 7 50,0 HD2, HY1, TH1 14 82,4 SL5, CB1, BK1 >9 2 14,3 BN1, HN2 2 11,8 SL6, SL1 3 Độ giòn Xuân hè Ít 4 22,2 HN1, BN2, HY1 2 7,4 LCA3, ĐB3 TB 8 44,4 HD1, TB1, HB1 15 55,6 LCH2, SL5, CB1 Nhiều 6 33,3 CUC71, BN1, HN2 10 37,0 BK1, HG2, CB2 Hè thu Ít 5 35,7 BN2, HP1, TB1 1 5,9 LCA3 TB 3 21,4 HD2, TB2, VP1 9 52,9 SL5, LCH2, LCA4 Nhiều 6 42,9 HY1, HD3, TH1 7 41,2 SL4, LCA2, CB2 4 Độđắng

Xuân hè Không 15 83,3 HN1, BN2, CUC71 23 85,2 SL2, CB1, LCH1 Có 3 16,7 TB1, HB1, HD2 4 14,8 LCA3, SL3, LCA2 Hè thu Không 13 92,9 HP1, PT1, TB2 17 100,0 LCA4, SL6, BK1

78

Độ dày thịt quả của các mẫu giống thu được không có sự biến động lớn giữa 2 vụ. Đa số quả của các mẫu giống thu được có độ dày thịt quả thấp (dưới 1,5 cm) điển hình là một số mẫu giống như VP2, TB1, HN1, LCA2, HG2, LS2 (trong vụ Xuân hè) và HP1, VP1, HD2, CB1, SL5, LCA3 (trong vụ Hè thu). Các mẫu giống có độ dày thịt quả lớn (> 2cm) là HB1, HB2, SL8 (vụ Xuân hè) và

ĐB1, ĐB2 (vụ Hè thu).

3.10.2.2. Đặc điểm chất lượng quả thương phẩm

Độ Brix

Độ Brix biểu thị tỷ lệ % khối lượng các chất hòa tan so với khối lượng dung dịch. 10Brix tương ứng với 1 gram đường sucrose trong 100 gram dung dịch. Độ Brix được sử dụng như một chỉ số để xác định độ ngọt của quả thương phẩm, độ Brix càng cao thì độ ngọt của quả càng cao và ngược lại.

Số liệu đo độ Brix ở các mẫu giống cho thấy yếu tố mùa vụ không ảnh hưởng nhiều đến độ Brix của quả thương phẩm ở các mẫu giống. Đa số các mẫu giống có quả có độ Brix ở mức độ trung bình (từ 3,5 -4,50Bx) thể hiện ở 27/45 mẫu (vụ Xuân hè) và 23/31 mẫu (vụ Hè thu). Một số mẫu giống có độ Brix cao (>4,50Bx) điền hình như: BN1, BK1, SL1, HG2 (vụ Xuân hè) và SL4, LCA1 (vụ

Hè thu).

Độ cng

Độ cứng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng quả thương phẩm. Độ cứng thể hiện độ chắc của quả, đồng thời giúp xác định thời điểm thu hoạch thích hợp. Độ cứng quả thương phẩm của các mẫu giống đo được không có sự khác biệt đáng kể giữa vụ Xuân hè với vụ Hè thu và dao động trong khoảng từ 4,9 - 11,4 kgf. Trong đó, đa số các mẫu giống có độ cứng ở mức trung bình (từ 7 - 9 kgf) với 22/45 mẫu giống thể hiện ở vụ Xuân hè và 21/31 mẫu giống thể hiện ở vụ Hè thu. Các mẫu giống có độ cứng lớn (> 9kgf) điển hình có CUC71, VP2, HN2, LCH3, SL1, ĐB1 (vụ Xuân hè); và BN1, HN2, SL6 và SL1 (vụ Hè thu).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đánh giá cảm quan chất lượng quả thương phẩm

Đánh giá cảm quan chất lượng quả thương phẩm hết sức quan trọng, giúp nắm được đặc điểm của sản phẩm nhằm phát huy và nâng cao những đặc tính tốt. Các chỉ tiêu trong đánh giá cảm quan chất lượng quả thương phẩm bao gồm độ

giòn và độđắng.

Độ giòn: độ giòn liên quan đến độ cứng của quả, quả mẫu giống có độ

cứng càng cao thì càng giòn. Qua đánh giá cảm quan và số liệu đo độ cứng thu

được cho thấy quả thương phẩm của đa số các mẫu giống có độ giòn trung bình. Một số mẫu giống có độ giòn cao như: CUC71, BN1, HN2, BK1, HG2, CB2 (vụ

Xuân hè) và HY1, HD3, TH1, SL4, LCA2, CB2 (vụ Hè thu).

Độđắng: độ đắng của quả dưa chuột phát sinh ở vùng gần cuối quả, còn phần đỉnh quả ít xảy ra triệu chứng này và gây ra bởi chất cucurbitacins (triterpenoidtetracylic). Độ đắng của quả thường xuất hiện vào cuối vụ do sự

thiếu hụt dinh dưỡng. Qua đánh giá cảm quan cho thấy độ đắng xuất hiện ở 7 mẫu giống trong vụ Xuân hè gồm TB1, HB1, HD2, LCA3, SL3, LCA2, SL6 và TB1 ở vụ Hè thu.

3.11. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cá thể của các mẫu giống dưa chuột

Tính ổn định về năng suất hay các đặc điểm về nông học khác của giống trong điều kiện khác nhau là một chỉ số quan trọng trong chương trình chọn giống. Mục tiêu cuối cùng của người sản xuất và người làm công tác khoa học là nâng cao năng suất và phẩm chất. Năng suất là kết quả cuối cùng của quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, sản phẩm thu được trên một đơn vị diện tích gieo trồng chỉ

là chỉ tiêu đểđánh giá việc trồng trọt hợp lý hay không, quá trình sinh trưởng tốt hay kém, khả năng thích ứng với điều kiện ngoại cảnh, khả năng chống chịu. Vì vậy năng suất không chỉ phản ánh riêng một khía cạnh nào của giống mà là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một cách sâu sắc nhất, đầy đủ nhất quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cá thể của các mẫu giống

80 Bảng 3.17. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các mẫu giống dưa chuột STT Chỉ tiêu nghiên cứu Thời vụ Mức độ biểu hiện Mẫu giống địa phương vùng Đồng bằng và trung du Bắc bộ Mẫu giống địa phương vùng miền núi phía Bắc Số mẫu biểu hiện Tỷ lệ mẫu biểu hiện (%) Mẫu điển hình Số mẫu biểu hiện Tỷ lệ mẫu biểu hiện (%) Mẫu điển hình

1 Scây (quố quả TB trên ả/cây)

Xuân hè <3 8 44,4 HB2, HD1, HB2 6 22,2 ĐB1, LS1, LCA1 3 - 6 9 50,0 BN2, VP2, HY1 21 77,8 SL6, ĐB3, CB2 >6 1 5,6 CUC71 0 0,0 Hè thu <3 11 78,6 TB1, HD1, BN1 17 100,0 SL1, LCA2, CB1 3 - 6 3 21,4 HN2, VP1, VP2 0 0,0 >6 0 0,0 0 0,0 2 Khối lượng trung bình quả (g) Xuân hè <250 11 61,1 VP2, CUC71, HN2 12 44,4 LCA3, SL3, LS1 250 - 500 5 27,8 HY1, TB1 14 51,9 SL1, SL6, LCH2 >500 2 11,1 HB2, HB1 1 3,7 LCA4 Hè thu <250 12 85,7 HD2, PT1, HN2 11 64,7 LCA4, BK1, SL2 250 - 500 2 14,3 HY1, VP1 5 29,4 LCH2, SL5, CB2 >500 0 0,0 1 5,9 LCH1 3 Năng su(g) ất cá thể Xuân hè <700 9 50,0 HN1, HB2, VP2 7 25,9 ĐB1, LCA2, HG1 700 - 1400 6 33,3 HD1, HB1, HY1 16 59,3 LS2, LCH2, CB2 >1400 3 16,7 CUC71, TB2, BN1 4 14,8 ĐB3, SL4, LCA4 Hè thu <700 12 85,7 TB1, TB2, HD2 15 88,2 SL1, BK1, LCA4 700 - 1400 2 14,3 VP2, VP1 1 5,9 ĐB3 >1400 0 0,0 1 5,9 LCH1

81

3.11.1. S qu trung bình/cây

Số quả đậu chịu ảnh hưởng trực tiếp của số hoa cái/cây và tỷ lệ đậu quả, tức là có liên quan đến yếu tố di truyền và điều kiện ngoại cảnh trong đó điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng lớn đến tỷ lệđậu quả của các giống dưa chuột. Trong

đó điều kiện ngoại cảnh thuận lợi sẽ cho tỷ lệđậu quả cao.

Vụ Xuân hè thu được quả thương phẩm ở tất cả các mẫu giống, trong đó

đa số các giống đều có số quả trung bình trên cây dao động trong khoảng từ 3 - 6 quả, biểu hiện ở 29/45 mẫu giống. Riêng giống CUC71 có số quả trung bình trên cây cao nhất đạt 8,4 quả/cây.

Trong vụ Hè thu, do điều kiện thời tiết bất thuận với nhiệt độ cao, tỷ lệ

hoa cái thấp nên có một số mẫu giống không có hoa cái, hay có hoa cái mà không thu được quả. Nhìn chung số quảđậu trung bình trên cây ở vụ Hè thu tương đối thấp với 28/31 mẫu đậu quả có số quả dưới 3 quả/cây. 3 mẫu giống còn lại có số

quả trung bình dao động từ 3 -5,1 quả/cây gồm HN2, VP1, VP2.

3.11.2. Khi lượng trung bình qu

Cùng với số quả trên cây, khối lượng trung bình quả là một trong 2 yếu tố

quyết định năng suất cá thể của từng giống. Khối lượng trung bình quả phụ thuộc vào kích thước và độ lớn của quả, trong đó kích thước quả lại phụ thuộc vào giống, điều kiện ngoại cảnh và chếđộ chăm sóc. Qua quá trình theo dõi ở cả 2 vụ

Xuân hè và Hè thu cho thấy khối lượng trung bình quả giữa các mẫu giống chênh lệch nhau rất nhiều. Trong vụ Xuân hè: 23/45 mẫu giống có khối lượng trung bình quả nhỏ, dưới 250g bao gồm các mẫu giống VP2, CUC71, HN2, LCA3, SL3, LS1. 19/45 mẫu giống có khối lượng quả trung bình, dao động trong khoảng từ 250 - 500g như HY1, TB1, SL1, SL6, LCH2. Đặc biệt có 3 mẫu giống có khối lượng quả trung bình lớn > 500g là HB2, HB1, LCA4. Ở vụ Hè thu, khối lượng trung bình quả của các mẫu giống không có sự biến động lớn so với vụ

Xuân hè. Đa số các mẫu giống đều có khối lượng quả dưới 250g, riêng có mẫu giống LCH1 có khối lượng quả trung bình lớn đạt > 500g.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.11.3. Năng sut cá th

Năng suất cá thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố: số quả trên cây, trọng lượng quả, chiều dài và đường kính quả... Năng suất của bất kỳ một loại cây trồng nào cũng đều có sự chi phối của nhiều yếu tố như: đặc điểm di truyền, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật. Nói cách khác, một giống có thể có năng suất cao trong môi trường này nhưng lại có thể thấp hơn trong môi trường khác. Năng suất cá thể cho biết tiềm năng năng suất của giống, do đó để chọn

được giống có năng suất cao thì phải chọn các giống có năng suất cá thể cao. Năng suất cá thểđược tạo thành bởi 2 yếu tố: số quả trên cây và khối lượngtrung bình quả.

Số liệu thu được cho thấy năng suất cá thể của các mẫu giống thu được trong vụ Xuân hè lớn hơn hẳn so với vụ Hè thu. Cụ thể: Trong vụ Xuân hè, hầu hết các mẫu giống có năng suất cá thể dao dộng trong khoảng từ 700 - 1400g, thể

hiện ở 22/45 mẫu. Có 7/45 mẫu giống có năng suất cá thể cao trên 1400g bao gồm CUC71, TB2, BN1, ĐB3, SL4, LCA4, SL6. Sang vụ Hè thu, mặc dù khối lượng trung bình quả của các mẫu giống không thay đổi nhiều so với vụ Xuân hè. Tuy nhiên, do tỷ lệđậu quả của các mẫu giống thấp nên năng suất cá thể của các mẫu giống trong vụ Hè thu giảm đáng kể với 27/31 mẫu giống có năng suất cá thể thấp dưới 700g. Có 3 mẫu giống có năng suất cá thể dao động trong khoảng từ 700 - 1400g là VP2, VP1, ĐB3. Riêng mẫu LCH1 có năng suất cá thể lớn đạt trên 1400g. Kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Hạnh (2011) khi phân tích tương quan của 32 mẫu giống dưa chuột dạng quả nhỏ trên một số tính trạng cho thấy: tính trạng số cành cấp 1/cây có tương quan yếu với số hoa cái/cây cũng như số

quả/cây. Nhưng tính trạng số quả/cây có tương quan rất chặt đối với số hoa cái/cây và năng suất chung của giống thể hiện ở hệ số tương quan r = 0,92 - 0,95 và r = 0,95 - 0,96, như vậy số hoa cái/cây có tương quan rất chặt đối với năng suất của giống.

Tóm lại, qua khảo sát chỉ tiêu năng suất cá thể trong 2 vụ thấy có mẫu giống ĐB3 và LCH1 có năng suất cá thể cao đạt trên 1000g ở cả 2 vụ, năng suất cá thể cao làm tiền đề cho năng suất lý thuyết và năng suất thực thu.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 83

3.12. Khả năng kết hạt của các mẫu giống dưa chuột

Khả năng kết hạt là một chỉ tiêu quan trọng, đánh giá được khả năng thụ

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của tập đoàn dưa chuột địa phương miền bắc việt nam trong vụ xuân hè và hè thu 2014 tại gia lâm, hà nội (Trang 85 - 159)