Đặc trưng sinh trưởng của các mẫu giốngd ưa chuột

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của tập đoàn dưa chuột địa phương miền bắc việt nam trong vụ xuân hè và hè thu 2014 tại gia lâm, hà nội (Trang 57 - 65)

3.4.2.1. Khả năng sinh trưởng thân của các mẫu giống dưa chuột

Sự tăng trưởng về chiều cao thân chính của dưa chuột mạnh hay yếu thể hiện sức sống và khả năng chống chịu của cây trong điều kiện trồng trọt cụ thể. Thông thường trong một giới hạn nhất định sự sinh trưởng tốt sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển tốt. Tuy nhiên nếu vượt qua giới hạn đó, sinh trưởng quá mạnh sẽ kìm hãm sự

phát triển. Đây là trường hợp cây bị lốp đổ do độ ẩm quá cao, bón nhiều đạm làm cho cây tập trung vào sinh trưởng thân lá và ra hoa chậm.

Đánh giá khả năng sinh trưởng thân chính có ý nghĩa quan trọng về xác định tiềm năng sinh trưởng, phát triển của giống, và là cơ sở để có những tác động kỹ

thuật phù hợp giúp cây phát triển tốt. Bên cạnh đó, thân chính còn có tác dụng mang hoa, mang quả do vậy song song với quá trình phát triển của thân chính là sự phát triển của lá, cành, hoa và quả của cây. Qua quá trình theo dõi chúng tôi thu được kết quả trong Bảng 3.4 và 3.5.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

Bảng 3.4. Đặc điểm sinh trưởng thân của các mẫu giống dưa chuột

STT Chỉ tiêu nghiên cứu Thời vụ Mức độ biểu hiện Mẫu giống địa phương vùng Đồng bằng và trung du Bắc bộ Mẫu giống địa phương vùng miền núi phía Bắc Số mẫu biểu hiện Tỷ lệ mẫu biểu hiện (%) M ẫu điển hình S ố mẫu biểu hiện Tỷ lệ mẫu biểu hiện (%) M ẫu điển hình

1 Chichính (cm) ều dài thân

Xuân hè <200 4 22,2 PT1, HN1, BN2 0 0,0 200 - 250 2 11,1 VP1, HD3 1 3,7 LS1 251 - 300 8 44,4 CUC71, HY1, HN2 9 33,3 SL8, SL1, HG1 >300 4 22,2 HB1, TB1, TH1 17 63,0 HG2, LCH2, BK1 Hè thu <200 1 5,9 HN1 4 15,4 ĐB2, SL1, LS3 200 - 250 3 17,6 PT1, VP2, HB1 8 30,8 SL8, LCA4, LS1 251 - 300 10 58,8 HP1, TB2, BN2 12 46,2 HG2, SL2, ĐB3 >300 3 17,6 HY1, HN2, TB1 2 7,7 LCH1, CB3 2 Đườchính (mm) ng kính thân Xuân hè <8 8 44,4 PT1, HB2, VP1 0 0,0 8-10 10 55,6 TB1, HN1, CUC71 14 51,9 HG1, LCA1, ĐB1 >10 0 0,0 13 48,1 LCA2, SL7, LS3 Hè thu <8 0 0,0 0 0,0 8-10 6 35,3 HD2, TB2, TH1 8 30,8 LCH3, CB3, SL7 >10 11 64,7 PT1, VP1, HB2 18 69,2 SL5, ĐB2, CB3

3 chính (nhánh/thân) Số nhánh trên thân

Xuân hè <3 11 61,1 TB1, PT1, VP2 0 0,0 3 - 6 7 38,9 HP1, CUC71, HY1 18 66,7 SL7, LS3, ĐB1 >6 0 0,0 9 33,3 CB1, CB2, LCA2 Hè thu <3 1 5,9 VP1 14 53,8 LS1, SL1, BK1 3 - 6 6 35,3 HB1, HY1, HB3 12 46,2 LCA1, LCH2, ĐB1 >6 10 58,8 HD2, BN1, TH1 0 0,0

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

Bảng 3.5. Đặc điểm sinh trưởng lá của các mẫu giống dưa chuột

STT Chỉ tiêu nghiên cứu Thời vụ Mức độ biểu hiện Mẫu giống địa phương vùng Đồng bằng và trung du Bắc bộ Mẫu giống địa phương vùng miền núi phía Bắc Số mẫu biểu hiện Tỷ lệ mẫu biểu hiện (%) Mẫu điển hình Số mẫu biểu hiện Tỷ lệ mẫu biểu hiện (%) Mẫu điển hình

1 Chiềlá (cm) u dài phiến

Xuân hè < 25 13 72,2 HN1, CUC71, HY1 2 7,4 CB3, ĐB1 25 - 30 5 27,8 TH1, TB1, PT1 10 37,0 CB1, SL1, LCA4 > 30 0 0,0 15 55,6 LCA2, BK1, LCH1 Hè thu < 25 17 100,0 VP1, TB1, HN1 26 100,0 LS1, ĐB1, LCA2 25 - 30 0 0,0 0 0,0 > 30 0 0,0 0 0,0 2 Chiều rlá (cm) ộng phiến Xuân hè <20 1 5,6 HN1 0 0,0 20-25 11 61,1 VP2, HD3, CUC71 10 37,0 ĐB2, LS2, LCH2 >25 6 33,3 TB2, TB1, HP1 17 63,0 SL4, ĐB3, LCA3 Hè thu <20 2 11,8 HN1, HB2 16 61,5 LS1, HG1, ĐB3 20-25 14 82,4 TB2, HB1, HY1 10 38,5 CB1, LCA3, LCH2 >25 1 5,9 PT1 0 0,0

3 chính (lá/thân) Số lá trên thân

Xuân hè <25 2 11,1 PT1, CUC71 13 48,1 HG2, LS1, SL8 25 - 30 7 38,9 VP1, BN2, HN1 14 51,9 CB1, SL2, LCA3 >30 9 50,0 TB2, TH1, HD2 0 0,0 Hè thu <25 1 5,9 HB1 1 3,8 LS3 25 - 30 1 5,9 HP1 8 30,8 SL7, SL1, ĐB2 >30 15 88,2 VP1, TH1, HD3 17 65,4 LCA4, CB2, HG1 4 Chỉ số SPAD (*) Xuân hè <40 1 5,6 CUC71 4 14,8 CB1, SL2, LCH3 40 - 50 14 77,8 VP2, TB1, BN2 22 81,5 ĐB2, SL4, BK1 >50 3 16,7 HB2, HB1, TB2 1 3,7 LS3

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

Hè thu

<40 1 5,9 HP1 1 3,8 SL7

40 - 50 12 70,6 HD1, VP1, HN1 23 88,5 CB3, SL8, LS3 >50 4 23,5 HB1, HN2, HB2 2 7,7 SL4, SL3

51

a. Chiều dài thân chính

Chiều dài thân chính là một đặc tính di truyền phụ thuộc vào giống và các yếu tố tác động như chăm sóc, điều kiện dinh dưỡng. Đây là một chỉ tiêu quan trọng

đểđánh giá sức sinh trưởng mạnh hay yếu của các giống dưa chuột trong cùng một

điều kiện, từ đó là cơ sở đánh giá, so sánh các giống dưa chuột đồng thời có các biện pháp kỹ thuật làm giàn cho dưa chuột nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng thuận lợi nhất. Chiều cao cây cuối cùng còn quyết định đến số lóng, số lá và mẫu giống có số lóng nhiều thì sẽ ra hoa nhiều.

Đểđánh giá chiều dài thân chính của các mẫu giống dựa trên các số liệu thu

được, chúng tôi chia cây thành các nhóm:

+ Nhóm cây thấp: chiều dài thân chính nhỏ hơn 200 cm + Nhóm cây trung bình: Chiều dài thân chính từ 200 - 250 cm + Nhóm cây cao: Chiều dài thân chính từ 251 - 300 cm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nhóm cây rất cao: Chiều dài thân chính lớn hơn 300 cm

Kết quảđánh giá chiều dài thân chính thể hiện trong bảng cho thấy chiều dài thân chính của các mẫu giống không có sự biến động đáng kể giữa hai vụ. Do được sinh trưởng trong điều kiện khá thuận lợi với điều kiện nhiệt độ trung bình đạt 25 - 300C, độẩm và ánh sáng cao nên các mẫu giống đều có sự phát triển thân chính lớn và chủ yếu thuộc nhóm cây cao. Tuy nhiên, các mẫu giống miền núi có chiều dài thân chính lớn hơn hẳn so với chiều dài thân chính của các mẫu vùng Đồng bằng và trung du trong cùng một vụ. Ví dụ như trong vụ Xuân hè, các mẫu giống vùng Đồng bằng và trung du Bắc bộ chủ yếu thuộc nhóm cây cao với 8/18 mẫu (chiếm tỷ lệ

44,4%) thì các mẫu vùng miền núi chủ yếu thuộc nhóm cây rất cao với 17/27 mẫu (chiếm tỷ lệ 63,0%).Những mẫu giống thuộc nhóm cây rất cao gồm: HB1, TB1, TH1, HG2, LCH2, BK1. Nhóm cây thấp gồm: PT1, HN1, BN2.

b. Đường kính thân chính

Đường kính thân chính là một chỉ tiêu quan trọng đểđánh giá tình hình sinh trưởng của cây và khả năng thích ứng của cây với điều kiện môi trường. Điều này

được thể hiện rất rõ qua chỉ số đường kính thân chính của các mẫu giống vùng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52 mẫu giống này dao động trong khoảng từ 6,2 - 10 mm với 55,6% các mẫu giống có

đường kính đạt từ 8 - 10 mm. Sang vụ Hè thu, đường kính của các mẫu giống này tăng đáng kể, dao động trong khoảng từ 8,7 - 13,7 mm với 11/17 mẫu (đạt 64,7%) có đường kính > 10 mm, điển hình như mẫu PT1, VP1, HB2. Có 8/18 mẫu vùng

Đồng Bằng và Trung du Bắc bộ có đường kính thân chính nhỏ (dưới 8mm) như

PT1, HB2, VP1. Đây là một đặc điểm tương đối bất lợi cho sản xuất, do thân cây cao nhưng lại yếu nên khó có thể mang được nhiều quả, đồng thời khả năng chống chịu với mưa, gió, bão kém.

Không chỉ có chiều dài thân lớn hơn, các mẫu giống vùng miền núi thể hiện sự sinh trưởng mạnh hơn với đường kính thân lớn hơn hẳn so với đường kính thân của các mẫu giống vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ. Điều này thể hiện rất rõ trong vụ Xuân hè với 13/17 mẫu vùng miền núi có đường kính thân lớn hơn 10 mm trong khi 100% các mẫu vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ có đường kính nhỏ

hơn 10 mm.

Dựa vào số liệu khảo sát, chúng tôi chia đường kính thân thành 3 loại: + Loại thân nhỏ: đường kính thân nhỏ hơn 8 mm gồm các mẫu giống PT1, HB2, VP1, ... + Loại thân trung bình: đường kính từ 8 - 10 mm gồm các mẫu giống TB1, HN1, CUC71, HG1, LCA1, ĐB1, LCH3, CB3, TB2, TH1, ....

+ Loại thân lớn: đường kính trên 10 mm gồm SL5, ĐB2, CB3, LCA2, SL7....

c. Số nhánh trên thân chính

Số nhánh cũng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng của các mẫu giống. Khả năng và tốc độ ra nhánh cũng khác nhau ở các giống khác nhau và phụ thuộc chặt chẽ vào đặc tính di truyền và điều kiện ngoại cảnh đặc biệt là ánh sáng và nhiệt độ. Thông thường các nhánh cấp 1 sẽ xuất hiện từ vị trí các đốt đầu tiên trên thân chính. Số nhánh nhiều không có lợi cho việc ra hoa đậu quả và chất lượng quả do phải tập trung dinh dưỡng nuôi thân lá. Do đó, trong sản xuất cần áp dụng các biện pháp cắt tỉa cành nhánh đối với những giống phân cành khỏe để tập trung dinh dưỡng nuôi hoa, quả trên thân chính.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53 Sự biến động về thời tiết khí hậu giữa vụ Xuân hè và Hè thu dẫn tới sự khác nhau nhỏ về số nhánh trong cùng một giống. Nhìn chung, các giống có chiều dài thân chính lớn thì cũng có số nhánh lớn hơn.

Trong vụ Xuân hè, số nhánh dao động trong khoảng từ 0,4 đến 7,8 nhánh/cây. Một số mẫu giống có số nhánh thấp (dưới 3 nhánh) như TB1, PT1, VP2. Và các mẫu giống miền núi với chiều dài thân chính lớn hơn nên cũng có số nhánh trên thân chính lớn hơn (trên 6 nhánh) như CB2, CB1, LCA2.Trong vụ Hè thu, số

nhánh trên thân chính lớn hơn không đáng kể so với vụ Xuân hè biến đổi từ 1,2 -9,6 nhánh/thân. Một số mẫu giống có số nhánh lớn như HD2, BN1, TH1. Theo Jitendra

et al. (2013) thì sự khác biệt về số nhánh/cây là do di truyền và do chiều dài thân chính, chiều dài lóng, các hormone và các nhân tố môi trường ảnh hưởng.

3.4.2.2. Đặc điểm sinh trưởng lá của các mẫu giống dưa chuột

Lá là cơ quan dinh dưỡng quan trọng nhất của cây, thực hiện chức năng quang hợp, tổng hợp vật chất khô, bên cạnh đó còn có nhiệm vụ thoát hơi nước,

điều hòa nhiệt độ trong cây. Năng suất cây trồng tạo ra thì 90 - 95% là nhờ quang hợp. Các lá ở gần hoa, quả có nhiệm vụ tích lũy, vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi hoa, quả đó. Nếu lá bị tổn thương thì hoa, quả ở vị trí đó có thể bị rụng làm giảm năng suất nghiêm trọng. Thông thường giống nào có số lá trên cây nhiều thì sức sinh trưởng của cây lớn và khả năng tích lũy chất dinh dưỡng cao. Lá còn là đặc trưng hình thái của giống. Đặc điểm ra lá, tuổi thọ lá là do đặc tính di truyền của giống quy định ngoài ra còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ức chế sự tạo thành và sinh trưởng của lá. Khi gặp nhiệt độ thấp lá sinh trưởng chậm và phiến lá dày hơn.

Sự sinh trưởng của lá còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bộ

rễ và các cơ quan khác của cây. Đặc điểm sinh trưởng thân lá của các mẫu giống

được thể hiện trong Bảng 3.5.

a.Chiều dài phiến lá

Chiều dài phiến lá có sự khác biệt giữa hai vụ trong đó vụ Hè thu với điều kiện thời tiết nắng nóng hơn, phiến lá ngắn hơn. Ở vụ Xuân hè, chiều dài phiến lá

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 54 dao động trong khoảng từ 19,0 đến 37,2 cm, các mẫu giống vùng miền núi có lá lớn hơn với phiến lá dài hơn với 55,6% các mẫu giống có chiều dài phiến lá trên 30 cm trong khi không có mẫu giống nào vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ có phiến lá trên 30 cm. Vụ Hè thu, chiều dài phiến lá thu nhỏ lại với 100% các mẫu giống có chiều dài phiến lá dưới 25 cm. Như vậy có thể thấy ngoài yếu tố di truyền thì chiều dài phiến lá cũng bị tác động không nhỏ bởi các yếu tố môi trường khí hậu.

b. Chiều rộng phiến lá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tương tự như chỉ tiêu chiều dài phiến lá, số liệu khảo sát thu thập được cho thấy các mẫu giống vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ có lá nhỏ hơn với chiều rộng phiến lá nhỏ hơn các mẫu vùng miền núi. Sang vụ Hè thu, dưới tác động của

điều kiện ngoại cảnh, chiều rộng phiến lá thu hẹp lại lại từ 18,6 - 31,6 cm vụ Xuân hè xuống còn 17,4 đến 25,1 cm.

c. Số lá trên thân chính

Số lá trên thân chính liên quan chặt chẽ đến chỉ tiêu chiều cao cây và số

nhánh. Thông thường những giống có chiều cao cây cuối cùng cao thì cũng có số lá trên thân chính cao, tuy nhiên tổng số lá trên cây nhiều hay ít còn phụ thuộc vào mức độ phân cành của từng giống.Số liệu khảo sát thu được cho thấy không có sự

khác biệt lớn về số lá trên thân chính của các mẫu giống vùng Đồng bằng và Trung du do chiều dài thân chính của các mẫu giống này giữa hai vụ không có sự khác biệt

đáng kể. Tuy nhiên, với những mẫu miền núi, số lá trên thân chính lại có sự chênh lệch đáng kể giữa 2 vụ. Cụ thể ở vụ Xuân hè, 100% các mẫu giống vùng núi có ít hơn 30 lá. Tuy nhiên, sang vụ hè thu 17/26 mẫu (chiếm 65,4% số mẫu) có nhiều hơn 30 lá trên thân chính. Điều này chứng tỏ các mẫu giống miền núi nhạy cảm hơn với sự biến đổi của thời tiết.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

d. Chỉ số SPAD

Chỉ số SPAD là chỉ số đánh giá hàm lượng diệp lục trong lá và khả năng quang hợp của cây, chỉ số SPAD càng cao thì khả năng quang hợp càng lớn, tích lũy chất khô lớn và khả năng năng suất cao. Qua số liệu khảo sát thu được cho thấy chỉ số SPAD của các mẫu giống tăng nhẹ ở vụ Hè thu và dao động trong khoảng 38,4 đến 63,4. Hầu hết các mẫu giống đều có chỉ số SPAD ở mức trung bình (từ 40 - 50) như các mẫu VP2, TB1, BN2, ĐB2, CB3, SL8. Một số mẫu giống có chỉ số

SPAD thấp như CUC71, CB1, SL7. Và chỉ số SPAD cao nhất ở các giống HB2, HB1, TB2, LS3, SL4.

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của tập đoàn dưa chuột địa phương miền bắc việt nam trong vụ xuân hè và hè thu 2014 tại gia lâm, hà nội (Trang 57 - 65)