Đây là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ thụ phấn của hoa. Thời gian chênh lệch thấp tăng tỷ lệ thụ phấn chéo và khả năng kết hạt, tăng năng suất cây trồng. Số liệu theo dõi thu được cho thấy chênh lệch thời gian xuất hiện hoa cái và hoa đực đầu tiên giữa hai vụ của các mẫu giống không đáng kể. Tuy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42 nhiên, thời gian này lại khác biệt lớn giữa các mẫu giống vùng Đồng bằng và Trung du Bắc bộ với các mẫu giống miền núi phía Bắc. Cụ thể:
Trong vụ Xuân hè, các mẫu giống vùng ĐB và Trung du đều có thời gian xuất hiện hoa đực và hoa cái thấp hơn 7 ngày trong khi các mẫu giống miền núi thời gian này dao động lớn trong khoảng 7 - 19 ngày.
Sang vụ Hè thu, thời gian xuất hiện hoa cái và hoa đực của các mẫu giống thay đổi. Trong đó 6/17 mẫu (chiếm 35,3%) giống ĐB và trung du Bắc bộ có chênh lệch thời gian xuất hiện hoa đực và hoa cái đầu tiên trên 7 ngày; 20/22 mẫu (chiếm 90,9%) các mẫu giống miền núi chênh lệch thời gian xuất hiện hoa cái và hoa đực từ 7 - 14 ngày.
Các mẫu giống có sự chênh lệch thời gian xuất hiện giữa hai hoa thấp (dưới 7 ngày) như TH1, TB2, CUC71, LCH1, HN1, HD2. Đây là những mẫu giống có khả năng thụ phấn và kết hạt cao.
Theo Jitendra et al. (2013) sự khác biệt trong sự xuất hiện hoa đực, hoa cái
đầu tiên là do ảnh hưởng của chiều dài của lóng, số lóng, gen di truyền, nhân tố môi trường và sức sống của cây.