Tình hình nhiễm bệnh hại của các mẫu giống

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của tập đoàn dưa chuột địa phương miền bắc việt nam trong vụ xuân hè và hè thu 2014 tại gia lâm, hà nội (Trang 80 - 82)

3.9.2.1. Bệnh Virus(Cucumis mosaic virus)

Bệnh xoăn lá virus là một trong những bệnh gây hại nặng nhất trong sản xuất hiện nay, bệnh gây ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, giảm khả năng ra hoa đậu quả, dẫn đến năng suất, chất lượng kém.

Số liệu theo dõi thu được trong bảng cho thấy ở vụ xuân hè hầu hết các mẫu giống đều nhiễm bệnh xoăn lá virus với 33/45 mẫu giống có tỷ lệ mắc bệnh dưới 25% và 11/45 mẫu giống có tỷ lệ nhiễm bệnh từ 25 - 37,5%. Riêng có giống CUC71 không bị nhiễm.

Ở vụ Hè thu do các mẫu giống được trồng trên chân ruộng cũ nên mặc dù đã chủđộng phun thuốc phòng bệnh và thuốc trị các loài côn trùng trích hút, bệnh xoăn lá virus vẫn gây hại trên 22 mẫu giống. Tuy nhiên mức độ gây hại của bệnh nhẹ hơn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71

3.9.2.2. Bệnh Sương mai(Pseudoperonospora Cubensis)

Bệnh sương mai là loại bệnh nguy hiểm nhất không chỉ với vùng trồng dưa chuột nước ta mà còn ở nhiều nước có diện tích trồng dưa chuột lớn như Mỹ, Nhật, ... Bệnh thường kéo dài từ giữa vụ Đông (tháng 11) đến giữa vụ Xuân năm sau (tháng 3) trong điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm độ không khí cao.

Triệu chứng bệnh xuất hiện chủ yếu ở lá với các vết có góc ở mặt trên lá, ban đầu màu vàng sau đó chuyển sang nâu. Các vết bệnh lớn dần lên và lan ra nhập vào nhau. Ở mặt dưới lá chỗ có vết bệnh tạo thành các đám nấm màu xanh tím, đó là cơ quan sinh sản của nấm. Lá bị bệnh nhăn nheo, khô, có màu nâu trở

nên rất giòn và dễ rụng, nếu độẩm không khí cao lá sẽ bị thối rữa.

Do điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm ướt, bệnh sương mai phát triển gây hại trên hầu hết các mẫu giống ở vụ xuân hè với mức độ từ nhẹ (21 mẫu), đến trung bình (16 mẫu) và nặng (7 mẫu). Riêng giống CUC71 không bị nhiễm bệnh.

3.9.2.3. Bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum)

Bệnh phấn trắng thường xuất hiện ở giữa vụ đông và vụ xuân trong điều kiện độ ẩm không khí cao, nhiệt độ thấp. Ban đầu trên lá xuất hiện những chòm nhỏ màu xanh hóa vàng, dần dần được bao phủ bởi một lớp nấm trắng dày đặc như bột phấn, bao trùm cả phiến lá (không bị giới hạn bởi gân lá). Lá bệnh chuyển dần từ màu xanh sang vàng lá khô cháy và dễ rụng. Bệnh nặng lớp phấn trắng xuất hiện trên cả thân, cánh, hoa làm hoa khô và chết. Cây bị bệnh sinh trưởng yếu, phẩm chất kém, năng suất thấp.

Bệnh phát triển trong điều kiện ẩm độ cao, tuy nhiên điều kiện khô hanh lại thuận lợi cho sự phát tán của bào tử nấm bệnh trên đồng ruộng. Đặc biệt, bệnh phấn trắng gây hại cả 2 mặt lá, nhưng thường phát sinh gây hại mạnh ở mặt trên.

Trong phạm vi đề tài, bệnh phấn trắng được ghi nhận trong vụ Xuân hè với 15 mẫu nhiễm bệnh nhẹ, 17 mẫu nhiễm bệnh ở mức trung bình, 10 mẫu nhiễm nặng và 2 mẫu nhiễm rất nặng là SL8 và BK1. Riêng có mẫu CUC71 không bị nhiễm bệnh.

3.9.2.4. Bệnh héo rũ (Fusarium oxysporum Schl. f. Nivum Bilai)

Bệnh làm cây héo, mất nước và chết trong vài ngày, các lá trên cây héo tái xanh không chuyển thành mầu vàng, từ gốc cây dưa có thể có vết nổi u sần. Qua

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72 theo dõi chúng tôi thấy bệnh héo rũ xuất hiện và gây hại nhẹ ở mức dưới 12,5% tổng số cây trong mẫu nhiễm bệnh ở trên 5 mẫu giống ở vụ Hè thu bao gồm các mẫu giống VP2, HN2, TH1, VP1, PT1.

3.10. Đặc điểm hình thái, cấu trúc và chất lượng quả thương phẩm của các mẫu giống dưa chuột

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của tập đoàn dưa chuột địa phương miền bắc việt nam trong vụ xuân hè và hè thu 2014 tại gia lâm, hà nội (Trang 80 - 82)