Đặc điểm chung về năng lực sư phạm trong giảng dạy môn bóng đá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên sinh GDTC trường cao đẳng tuyên quang (Trang 39 - 43)

- Năng lực khéo léo ứng xử sư phạm.

1.3.Đặc điểm chung về năng lực sư phạm trong giảng dạy môn bóng đá.

Bóng đá hiện nay là một trong những môn thể thao ưa chuộc nhất trên thế giới vì sự cuấn hút và khả năng biến hóa rất nhanh trong từng pha bóng và sự di chuyển của cầu thủ trên sân làm cho đối phương khó có thể phán đoán được tình huống. Vì thế mà đặc điểm nổi bật đó là sử dụng đôi chân khéo léo để đưa bóng vào cầu môn đối phương. Nhưng để giảng dạy thì có rất nhiều cách thức giảng dạy môn bóng đá hiện đại theo nhiều khác nhau …Ở mỗi môn đều có những đặc điểm riêng thông qua một số kỹ thuật đặc trưng cho môn đó như: Sự linh hoạt và tốc độ chớp nhoáng sự bền bỉ, sự tập trung cao độ trong trận đấu với những pha đi bóng uyển chuyển tốc độ, sự khéo léo của đôi chân trong môn bóng đá làm cho các cổ động viên phải ngưỡng mộ. các kỹ thuật cơ bản trong môn bóng đá; Phản ứng nhanh với các tình huống trên sân thi đấu, sự nhanh nhạy của các pha tấn công biên, trung lộ hay tấn công chuyển hướng. Ngoài các kĩ thuật tấn công còn có các kĩ thuật phòng thủ mang tính chiều sâu được thể hiện bằng cách HLV đưa ra đội hình thi đấu rất mạnh mẽ, biến hoá và đa dạng… Yếu tố cốt lõi đã chi phối tạo nên những đặc trưng riêng của từng môn bóng đá là sự khác nhau về luật thi đấu. Chính sự khác biệt trong luật chơi đã định hướng, thúc đẩy hệ thống huấn luyện khai thác một cách triệt để và tối ưu các kỹ thuật thường mang lại hiệu quả nhất trong thi đấu của từng môn. Do đó mỗi môn thể thao đã xây dựng cho mình hệ thống quyền, kỹ thuật cá nhân, chiến thuật cá nhân hay tập thể…mang một đặc trưng riêng của từng môn thi đấu.

Tuy nhiên, hầu hết các môn bóng đá đều xây dựng hệ thống kỹ thuật trên một nền tảng căn bản như nhau: Hệ thống kỹ thuật đá bóng bằng lòng bàn chân hệ thống kĩ thuật giữ bóng ( bằng lòng bàn chân, mu trong bàn chân, giữ bóng bằng mu giữa bàn chân, giữ bóng bằng đùi, giữ bóng bằng ngực…..) hệ thống kỹ thuật đá bóng bằng mu trong bàn chân bằng hai chân đây là kĩ thuật cơ bản và quan trọng trong thi đấu. Bởi vì kĩ thuật này rất đa dạng trong tấn công cũng như trong phòng thủ ( tấn công biên, tấn công trung lộ..) hệ thống kỹ thuật di chuyển (di chuyển tiến, lùi, ngang…) đều không giống nhau. Và tất cả các môn Bóng đá đều có sự giống nhau về mặt bản chất đó là: Môn thi đấu đối kháng trực tiếp, là hoạt động không mang tính chu kỳ, thiên về kỹ thuật và thể lực, luôn đề cao về hình thức chơi đẹp và thẩm mỹ, trong thi đấu có rất nhiều cách thức để đưa ra đội hình chiến thuật và xử lý tình huống bằng quá trình tư duy khôn khéo, luôn đề cao tính tự giác tích cực, kiên trì bền bỉ, tính tổ chức kỹ luật và ý chí quyết tâm cao trong mọi tình huống. Vì những lý do đó nên quá trình giảng dạy môn bóng đá đều đã sử dụng hệ thống các phương pháp, phương tiện, nguyên tắc, quy trình, kỹ năng tương đồng nhau. Do vậy, yêu cầu về năng lực sư phạm trong các môn bóng đá là như nhau.

Bóng đá là một môn thể thao sáng tạo đòi hỏi người thi đấu phải có kỹ thuật và tính sáng tạo trong những tình huống cụ thể nên đòi hỏi năng lực sư phạm của người thầy rất cao. Ngoài những năng lực chung của người giáo viên thể dục thể thao, người giáo viên giảng dạy chuyên ngành cần có những năng lực chuyên biệt như: Làm mẫu động tác có uy lực và chuẩn xác; Khả năng phát hiện sớm và sửa chữa những sai lầm thường mắc của người tập; khả năng tổ chức điều hành hoạt động tập luyện hợp lý, tránh được những chấn thương đáng tiếc có thể xảy ra do đặc thù tập luyện và thi đấu mang tính đối kháng cao; Năng lực điều khiển sinh động cộng với khả năng biểu cảm bằng ánh mắt, lời nói, nhịp hô và ngôn ngữ của cơ thể nhằm tạo nên một không

khí tập luyện sôi nổi, tạo hưng phấn cho người tập nổ lực ý chí cao để vượt qua những mệt mỏi và sự nhàm chán do hoạt động về kỹ thuật mang lại.

Từ phân tích cấu trúc năng lực sư phạm của sinh viên Sinh – GDTC đề tài tiếp tục xác định cấu trúc năng lực sư phạm của sinh viên Sinh – GDTC (môn bóng đá). Phân tích nội hàm cấu trúc năng lực sư phạm của sinh viên thể dục thể thao cho thấy: Những điểm chung thể hiện trong cấu trúc là: nhóm nhân cách sư phạm trong hoạt động thể dục thể thao, các nội dung của kỹ năng sư phạm, các đặc điểm riêng, có tính đặc thù là tri thức chuyên môn, soạn bài, lên lớp, tổ chức thi đấu đều bó hẹp và chỉ thể hiện trong môn bóng đá. Từ những nhận định như vậy đề tài xây dựng nội dung cấu thành năng lực sư phạm của sinh viên Sinh – GDTC gồm:

Nhân cách sư phạm trong hoạt động thể dục thể thao. Tri thức chuyên ngành về môn bóng đá.

Lập kế hoạch giảng dạy, soạn bài môn bóng đá. Lên lớp dạy học môn bóng đá.

Tổ chức trọng tài thi đấu các môn bóng đá. Năng lực tổ chức các hoạt động về bóng đá.

Tóm lại qua nghiên cứu quan điểm của các nhà sư phạm, các nhà khoa học giáo dục về những vấn đề năng lực sư phạm của người giáo viên thể dục thể thao, chúng tôi rút ra một số vấn đề liên quan đến đề tài như sau:

1. Năng lực sư phạm của người giáo viên giáo dục thể chất, Huấn luyện viên thể thao là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo và thể chất thích ứng phù hợp đảm bảo cho hoạt động giảng dạy kỹ thuật vận động, GDTC và nhân cách, huấn luyện phát triển tài năng thể thao cho người học đạt kết quả cao và cao nhất.

2. Hoạt động dạy học của giáo viên thể dục thể thao không thể tách rời các nhiệm vụ sư phạm nói chung, nhưng nó cũng có nét đặc thù riêng, đặc biệt là giáo dục đào tạo về mặt thể chất và tinh thần của con người. Nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên là chủ đề được một số tác giả nghiên cứu. Các tác giả đã cho rằng năng lực sư phạm của người giáo viên thể dục thể

thao công tác trong hệ thống giáo dục thể chất trường học biểu hiện ở những nhóm sau:

- Năng lực thuộc về nhân cách sư phạm trong hoạt động thể dục thể thao. - Năng lực về tri thức khoa học giáo dục thể chất và thể thao.

- Năng lực thiết kế (lập kế hoạch, soạn bài…)

- Năng lực thuộc về dạy học (phương pháp lên lớp dạy học môn giáo dục thể chất)

- Năng lực tổ chức thi đấu trọng tài các môn thể thao.

- Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục chung và thể thao trong và ngoài trường.

3. Hầu hết các môn bóng đá đều dựa trên một nền tảng hệ thống kỹ thuật căn bản, vì vậy quá trình giảng dạy và huấn luyện của các môn bóng đá đều sử dụng hệ thống phương pháp, phương tiện, nguyên tắc, quy trình, kỹ năng giống nhau, nên yêu cầu về năng lực sư phạm trong giảng dạy các môn bóng đá là như nhau, nó bao gồm: Nhân cách sư phạm trong hoạt động thể dục thể thao; Tri thức chuyên ngành về môn bóng đá; Lập kế hoạch giảng dạy, soạn bài môn bóng đá; Lên lớp dạy học môn bóng đá; Tổ chức trọng tài thi đấu các môn bóng đá; Năng lực tổ chức các hoạt động về bóng đá.

CH¦¥NG 2. THùC TR¹NG N¡NG LùC S¦ PH¹M CñA SINH VI£N SINH GDTC TR¦êNG CAO §¼NG TUY£N QUANG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên sinh GDTC trường cao đẳng tuyên quang (Trang 39 - 43)