Năng lực ngôn ngữ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên sinh GDTC trường cao đẳng tuyên quang (Trang 27 - 28)

Là năng lực biểu đạt rõ ràng và mạch lạc ý nghĩa và tình cảm của mình bằng lời nói cũng như nét mặt và điệu bộ.

Đây là công cụ sống còn đảm bảo cho giáo viên thực hiện chức năng dạy học và giáo dục của mình. Sở dĩ như vậy là vì bằng ngôn ngữ truyền đạt thông tin từ giáo viên đến học sinh, bằng ngôn ngữ thúc đẩy sự chú ý của học sinh vào bài giảng, bằng ngôn ngữ điều khiển và điều chỉnh hoạt động nhận thức của học sinh.

Về nội dung

Ngôn ngữ phải chứa đựng mật độ thông tin lớn, chính xác, cô đọng có giá trị.

Lời nói phản ánh được tính kế tục và tính luận chứng đảm bảo thông tin liên tục và lôgic.

Nội dung và hình thức ngôn ngữ phải phù hợp với các nhiệm vụ nhận thức khác.

Nhân cách của người giáo viên là hậu thuẫn vững chắc nhất cho lời nói của mình. Sức mạnh, sự lôi cuốn, lực hấp dẫn tính điều khiển và điều chỉnh của lời nói tùy thuộc vào nhân cách và uy tín của họ.

Về hình thức.

Ngôn ngữ của giáo viên giản dị sinh động giàu hình ảnh biểu cảm với cách phát âm mạch lạc, không sai phạm về từ ngữ hoặc về ngữ pháp, ngữ âm.

Năng lực ngôn ngữ của các em còn được thể hiện ở chỗ thúc đẩy một cách tối đa sự chú ý và sự suy nghĩ của học sinh vào bài. Giáo viên nên tránh dùng câu dài, cấu trúc phức tạp, thuật ngữ và cách trình bày khó hiểu. Tuy nhiêu không dùng lời nói quá ngắn, vắn tắt làm học sinh khó hiểu, đôi khi cần có sự nhẹ nhàng châm biếm dí dỏm…làm cho học sinh suy nghĩ, học tập sôi nổi hơn.

Nhịp điệu ngôn ngữ của giáo viên có ý nghĩa nhất định, ngôn ngữ của giáo viên tránh đều đều gây mệt mỏi…nhịp điệu quá thấp, ngôn ngữ quá to, hoặc quá yếu gây ảnh hưởng không tốt cho học sinh.

* Nhóm năng lực giáo dục.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên sinh GDTC trường cao đẳng tuyên quang (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w