Cấu trúc năng lực sư phạm của người giáo viên giáo dục thể chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên sinh GDTC trường cao đẳng tuyên quang (Trang 32 - 39)

- Năng lực khéo léo ứng xử sư phạm.

1.2.2.Cấu trúc năng lực sư phạm của người giáo viên giáo dục thể chất

Tổng hợp tài liệu trong và ngoài nước, đồng thời phỏng vấn các nhà giáo dục học, tâm lý học, các giáo viên trường Cao đẳng tuyên Quang và một số giáo viên phổ thông có kinh nghiệm trong lĩnh vực thể dục thể thao. Chúng

tôi hệ thống được các quan niệm về năng lực sư phạm của người giáo viên giáo dục thể chất như sau:

Năng lực sư phạm của người giáo viên giáo dục thể chất là tổ hợp khả năng tâm lý và thể chất phù hợp, thích ứng cũng như đảm bảo hiệu quả cao trong hoạt động giảng dạy kỹ thuật vận động, giáo dục phát triển thể chất tinh thần và thành tích thể thao của học sinh, sinh viên trong môi trường cụ thể. Năng lực sư phạm nói chung có thể bao gồm những nội dung sau:

Nhân cách sư phạm (đạo đức, tác phong, tư tưởng…) Kiến thức nghiệp vụ sư phạm (chuyên nghành)

Năng lực dạy học (lý thuyết, thực hành…)

Năng lực thiết kế (chương trình, kế hoạch, bài giảng…) Tổ chức các hoạt động giáo dục (giáo dục theo chuyên đề). Năng lực tri giác (truyền cảm, thuyết phục, cảm hóa học sinh…) Hiểu học sinh về trình độ thể lực, sức khỏe và tâm lý.

Năng lực về ngôn ngữ (nội dung, hình thức diễn đạt…) Năng lực làm mẫu (động tác, kỹ thuật…)

Năng lực sáng tạo giáo án (Khắc phục những trở ngại khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ)

Năng lực thu hút học sinh (vào thực thi nhiệm vụ học tập, tập luyện.) Năng lực định hướng mục tiêu giáo dục (mọi hoạt động sư phạm, mọi chủ đề bài tập buổi tập)

Năng lực hoạt động xã hội…phối hợp với các đoàn thể, hội phụ huynh học sinh để tranh thủ nguồn lực tinh thần và vật chất phục vụ giáo dục thể chất.

Để thuận lợi cho việc nghiên cứu của đề tài, qua tham khảo ý kiến của các nhà giáo dục học, tâm ký học, các giáo viên… chúng tôi sắp xếp những năng lực trên thành hệ thống 6 nhóm:

1. Năng lực thuộc về nhân cách sư phạm trong hoạt động thể dục thể thao. 2. Năng lực về tri thức khoa học giáo dục thể chất và thể thao.

3. Năng thiết kế (lập kế hoạch, soạn bài…)

4. Năng lực thuộc về dạy học (phương pháp lên lớp dạy học môn giáo dục thể chất)

5. Năng lực tổ chức thi đấu trọng tài các môn thể thao.

6. Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục chung và thể thao trong và ngoài trường.

Ngoài những năng lực sư phạm của giáo viên nói chung, giáo viên thể dục còn mang tính đặc thù của nghành trong lĩnh vực giáo dục thể chất đó là: Tổ chức thi đấu thể thao trong đó có Hội khỏe phù đổng là ngày hội thể thao lớn nhất trong các trường học phổ thông các cấp; thực hành thị phạm động tác, kỹ thuật cơ bản, và phương pháp giáo dục phát triển các tố chất thể lực và phương pháp giáo dục phát triển các tố chất thể lực và bồi dưỡng phát hiện tài năng thể thao. Đề tài đã xây dựng mô hình cấu trúc năng lực sư phạm người giáo viên thể thao gồm sáu nhóm năng lực. Năng lực sư phạm người giáo viên thể dục thể thao đòi hỏi hai phương diện rất rõ rệt về phẩm chất, kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực giáo dục thể chất và các kiến thức về khoa học xã hội, lòng yêu nghề.

Yêu cầu của người giáo viên thể dục hoạt động giảng dạy trong bậc phổ thông là phải có nhân cách nghề nghệp cao, chuyên môn nghiệp vụ giảng dạy huấn luyện giỏi, tâm huyết với nghề và yêu trẻ em. Nghề giáo viên thể dục là “trồng người” cả hai phương diện thể chất và tâm hồn, bồi dưỡng và phát triển các lớp công dân phát triển toàn diện. Vì vậy giáo viên thể dục ngoài những năng lực sư phạm chung còn phải mang đặc điểm của chuyên nghành sư phạm thể dục thể thao. Điều đó đòi hỏi người lập nghiệp trên lĩnh vực này phải rèn luyện ngay trong quá trình học tập ở trường, và cả trong công tác sau này.

Do đặc thù giáo dục thể chất và đào tạo về sức khỏe nên năng lực sư phạm nghề này có những nét đặc thù như:

Thứ nhất: Nhân cách của người thầy thể dục thể thao biểu hiện ở lòng

yêu thích tập luyện thể dục thể thao, chỉ có như vậy người giáo viên mới có lý tưởng đúng, mới giành hết tâm trí , khả năng cho sự phát triển toàn diện của học sinh. Do đó người giáo viên thể dục thể thao phải được bồi dưỡng đạo đức, nhân cách, tính trung thực, cao thượng trong hoạt động thể dục thể thao và trong quá trình đào tạo.

Trong cấu trúc năng lực sư phạm của người giáo viên thể dục, ý thức nghề nghiệp được xếp ở vị trí trung tâm, nó qui định chiều hướng phát triển về đức và tài của nhân cách nhà giáo. Có tâm huyết với nghề nghiệp, tình cảm yêu thương học sinh mới thúc đẩy người giáo viên vươn lên tìm tòi sáng tạo, cải tiến phương pháp nhằm làm tốt trọng trách của mình.

Những thuộc tính, xu hướng và động cơ nhu cầu, yêu thích nghề nhà giáo giáo dục thể chất nêu trên chính là nguồn động lực mạnh mẽ thúc đẩy và phát huy tính tích cực của người giáo viên thể dục, giúp họ vượt qua mọi thử thách cuộc sống để góp sức thực hiện mục tiêu giáo dục.

Uy tín về chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên thể dục phụ thuộc nhiều vào thành tích thể thao mà họ đạt được. Giáo viên vừa là vận động viên thể thao có sức hấp dẫn học sinh trong hoạt động sư phạm. Tuy nhiên không thể đòi hỏi giáo viên thể dục giỏi tất cả các môn thể thao. Song nếu có thành tích cao và trình độ chuyên môn giỏi môn thể thao cơ bản ở nhà trường phổ thông thì người giáo viên đó sẽ có sức thuyết phục lớn đối với học sinh, kích thích học sinh tập luyện thể thao. Chính vì vậy sinh viên cần phải ra sức rèn luyện nâng cao thành tích thể thao ngay trong thời gian học tập tại trường đại học.

Thứ hai: Tri thức khoa học về giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao là

Người giáo viên thể dục không những chỉ có trình độ kỹ thuật về các môn thể dục thể thao chủ yếu trong nhà trường, mà còn nắm vững kiến thức lý luận về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có liên quan tới thể dục thể thao như: Y sinh, sinh cơ, sinh hóa, tâm lý giáo dục học thể dục thể thao… các tri thức khoa học liên quan đến giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao. Nắm vững những qui luật về nguyên tắc phương pháp giảng dạy thực hành các kỹ năng, kỹ xảo vận động của những môn thể thao trong nhà trường, tổ chức thi đấu thể thao, đồng diễn và tổ chức hội khỏe phù đổng, kiến thức và khả năng biên soạn các giáo án giảng dạy học sinh, huấn luyện các đội thể thao của trường, đòi hỏi người giáo viên phải có hệ thống tri thức nhất định.

Thứ ba: Năng lực tổ chức hoạt động chuyên môn như lập kế hoạch giảng

dạy, xây dựng hệ thống bài tập giáo dục thể chất kế hoạch huấn luyện thể lực cho các nhóm sinh viên, kế hoạch đào tạo đội thể thao nhà trường…

Biên soạn chương trình, kế hoạch giảng dạy, huấn luyện soạn giáo án là một trong những công việc hết sức quan trọng của người giáo viên thể dục thể thao. Theo kinh nghiệm của nhiều nhà giáo thì chuẩn bị tốt việc lập kế hoạch, soạn giáo án kể như đã hoàn thành 40% công việc giảng dạy. Do đó muốn tiến hành giảng dạy có kết quả trước hết người giáo viên cần phải có kỹ năng soạn bài, lên kế hoạch giảng dạy, dự kiến trước các nội dung sẽ phải thực hiện trong quá trình giảng dạy, lên lớp kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Năng lực thiết kế biên soạn chương trình, soạn giáo án, bài giảng, các bài tập thể dục thể thao. Đặc biệt thiết kế nội dung kế hoạch tổ chức đại hội thể dục thể thao là nội dung không thể thiếu để giúp người giáo viên hoàn thiện năng lực sư phạm của mình.

Thứ tư: Lên lớp lý thuyết thực hành môn giáo dục thể chất và huấn luyện

thể thao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quá trình dạy học chủ yếu là quá trình lên lớp dạy động tác, lên lớp lý thuyết, kể cả huấn luyện đội tuyển khi có nhiệm vụ. Công việc lên lớp đòi hỏi

người giáo viên phải có năng lực truyền đạt, sử dụng ngôn ngữ, ứng xử sư phạm, thuyết phục cảm hóa song hành với năng lực thị phạm, năng lực sử dụng các phương tiện luyện tập, phương pháp dạy học theo tổ, nhóm. Phát hiện được sai lầm thường mắc cũng như sai lầm mang tính cá biệt của học sinh để có biện pháp sửa chữa trong giờ học thực hành, biện pháp tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh là năng lực sư phạm hết sức tiêu biểu của giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao. Biết chọn lựa và sử dụng có hệ thống các bài tập thể chất và bài tập tâm lý nhằm hình thành nhanh kỹ năng, kỹ xảo động tác là năng lực sư phạm quan trọng. Trong quá trình dạy học người giáo viên cần có thái độ ân cần với mọi học sinh nhưng lại “ưu tiên” những học sinh yếu hoặc chăm sóc những học sinh giỏi là một điều hết sức tế nhị khi lên lớp dạy học. Một đặc điểm mang tính nghề nghiệp trong giờ dạy thể dục mà các em hay mắc phải là vừa học vừa chơi. Do đó thường mắc lỗi vô tổ chức kỷ luật, học ở ngoài trời dễ bị tác động bởi ngoại cảnh nhất là thời tiết, do vậy giáo viên phải có năng lực điều khiển tổ chức tập luyện, phải tập trung cao độ bao quát toàn lớp, nhất là khi thị phạm động tác…Những điều đó các giáo sinh trong nhà trường cần được giáo viên hướng dẫn có hệ thống.

Vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong giảng dạy lĩnh vực thể dục thể thao thuộc năng lực biểu đạt, trình bày ngắn gọn, thuật ngữ chính xác và dễ hiểu, giàu hình tượng, lời nói diễn cảm kết hợp với cử chỉ, thái độ và ngữ điệu sao cho phù hợp với nội dung. Khẩu lệnh rứt khoát và dõng dạc tạo được sự xúc động mạnh mẽ trong quá trình tập luyện của học sinh.

Thứ năm: Biết tổ chức thi đấu trọng tài các môn thể thao.

Đây là năng lực mang tính kỹ năng tổng hợp đòi hỏi nhiều phẩm chất cả tri thức chuyên môn nghiệp vụ sư phạm giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, am hiểu luật, điều lệ thi đấu thể thao. Tổ chức thi đấu một giải thể thao đòi hỏi năng lực tổ chức điều hành rất nhiều mặt theo một qui trình chặt chẽ. Đảm

bảo thời gian và yêu cầu về giáo dục và văn hóa của thi tài thể lực vì vậy trong giáo dục đào tạo thể thao, các bộ phận cần quan tâm đúng mực về kiến thức thi đấu thể thao.

Thứ sáu: Năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục chung và giáo dục thể chất.

Ngoài công tác giảng dạy chuyên môn thể dục thể thao, người giáo viên thể dục thể thao cần phải có năng lực tổ chức và giáo dục học sinh bằng các hoạt động ngoài lớp, như công tác chủ nhiệm lớp, công tác tổ chức các hoạt động ngoại khóa, công tác xã hội thể thao theo yêu cầu của chính quyền địa phương. Vì vậy trong trường Cao đẳng sinh viên phải được trang bị kiến thức quản lý như: Lớp trưởng, trọng tài, chủ nhiệm lớp. Giáo viên thể dục phải biết xây dựng mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện lớp mình phụ trách theo nội qui, qui định của nhà trường và của Bộ giáo dục và Đào tạo. Hơn thế nữa việc xây dựng mục tiêu kế hoạch giáo dục, hoạt động thể thao phải phù hợp nguyên tắc và nguyên lý giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao.

Giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động giáo dục tập thể như: Sinh hoạt tập thể lớp, các hoạt động ngoài giờ. Biết xử lý một cách sư phạm có hiệu quả các hành vi, thái độ không phù hợp của học sinh làm ảnh hưởng danh dự lớp, trường, thực hiện giao tiếp với học sinh đúng mực, nghiêm túc nhưng không khô cứng.

Ngoài ra giáo viên còn phải biết tổ chức các sinh hoạt với phụ huynh học sinh, giao tiếp với họ một cách đúng mực, lịch sự cởi mở. Biết cách hợp tác với đồng nghiệp để cải tiến việc dạy học và giáo dục. Tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các cấp đoàn thể nhằm góp phần vào sự phát triển của nhà trường.

Biết tổ chức các hoạt động ngoại khóa về thể dục thể thao là yêu cầu nghề nghiệp của người giáo viên thể dục thể thao như du lịch, tham quan, giáo dục truyền thống, vận động vui chơi giải trí. Đây là một công cụ không chỉ giáo dục

sức khỏe cho học sinh mà còn bồi dưỡng kiến thức xã hội, tiến hành giáo dục đạo đức, giúp học sinh có tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.

Người giáo viên thể dục thể thao thường xuyên dẫn đoàn vận động viên của trường tham dự các cuộc thi đấu thể thao đồng thời phải có năng lực tổ chức và điều hành các hoạt động thi đấu thể thao đúng điều lệ và luật thi đấu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biện pháp nâng cao năng lực sư phạm cho sinh viên sinh GDTC trường cao đẳng tuyên quang (Trang 32 - 39)