Giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch Trung Quốc đến Vịnh Hạ Long (Trang 101 - 106)

Các giải pháp về xúc tiến du lịch

Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch nên kết hợp với các Ban ngành liên quan, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nhà nƣớc cũng nhƣ doanh nghiệp du lịch tƣ nhân, tăng cƣờng xúc tiến quảng bá mối quan hệ và thu hút nhiều hơn nữa thị trƣờng khách du lịch Trung Quốc. Có thể quảng cáo, giới thiệu sản phẩm du lịch Hạ Long tới khách Trung Quốc thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, một số văn phòng đại diện của Trung Quốc tại Việt Nam và ngƣợc lại. Phối hợp chặt chẽ với bộ phận hải quan cửa khẩu. Thƣờng xuyên tổ chức gặp gỡ với các Đại sứ quán và các đoàn khách ngoại giao của Trung Quốc tại Việt Nam để tăng cƣờng mối quan hệ, từ đó giới thiệu, quảng bá sản phẩm du lịch Việt Nam nói chung và Vịnh Hạ Long – Quảng Ninh nói riêng tới thị trƣờng khách du lịch Trung Quốc.

Tiến hành nhiều hơn nữa các chƣơng trình quảng bá tại đất nƣớc Trung Quốc nhƣ giao lƣu văn hóa, hội chợ thƣơng mại, hội chợ du lịch, triển lãm sản phẩm du lịch với mục đích giới thiệu đất nƣớc con ngƣời, điểm đến hấp dẫn của kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Tổng cục Du lịch Việt Nam cần thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo về du khách Trung Quốc với các vấn đề liên quan nhƣ tìm hiểu, đúc rút

Trung Quốc để từ đó có thể phục vụ khách đƣợc tốt hơn; phát triển mối quan hệ giữa các doanh nghiệp du lịch với các nhà kinh doanh trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, tƣ vấn về những hƣớng đi mới và phù hợp nhất đối với thị trƣờng này. Hội thảo nên mời đầy đủ, đa dạng các thành phần nhƣ đại diện các nhà quản lý du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các chuyên gia về thị trƣờng Trung Quốc, các cơ sở lƣu trú, các nhà hàng, các nhà cung ứng dịch vụ vui chơi giải trí, các cơ sở cung cấp hàng hóa và đồ lƣu niệm, các hƣớng dẫn viên có kinh nghiệm, các giáo viên về chuyên ngành du lịch, các dịch giả Trung - Việt, Việt – Trung, các nhà viết sách về du lịch, những ngƣời Việt Nam đã từng học tập và sinh sống Trung Quốc, những ngƣời Trung Quốc đã và đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam tới dự hội thảo để tƣ vấn giới thiệu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Ngoài ra, cử đại diện của các công ty du lịch tham gia các hội thảo doanh nghiệp, hội thảo kinh tế hay hội thảo các vấn đề liên quan giữa Trung Quốc và Việt Nam tại hai nƣớc để thông qua đó tranh thủ tƣ vấn, giới thiệu về du lịch Việt Nam, tìm và tạo thêm đối tác mới cũng là việc làm cần quan tâm. Trƣớc khi tổ chức liên hoan du lịch, các hội chợ, hội thảo, triển lãm, giao lƣu liên quan tới du lịch tại Việt Nam, Tổng cục Du lịch cần thực hiện các chiến dịch truyền thông tại nƣớc bạn nhằm thu hút thị trƣờng này quan tâm tới du lịch Việt Nam nhiều hơn. Ngoài ra, phải bám sát các kênh ngoại giao với Trung Quốc, đặc biệt liên kết chặt chẽ với Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam để biến đây trở thành kênh quảng cáo hữu hiệu cho du lịch Việt Nam; tƣ vấn với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và đàm phán với Bộ Ngoại giao tổ chức các sự kiện quốc tế và khu vực tại Việt Nam, phối hợp quảng bá du lịch nhân dịp tổ chức các sự kiện quốc tế. Nên định hƣớng và tạo điều kiện cho Tổng cục Du lịch xây dựng và bổ sung những trang website với thông tin mới nhất, khuyến khích các resort và các khách sạn ven biển cùng tham gia các hoạt động xúc tiến và tham gia xây dựng, bổ sung trang web, tham gia liên kết web quốc tế.

Tổng cục Du lịch cũng nên chú trọng việc thiết lập đại diện du lịch tại Trung Quốc và xây dựng cũng nhƣ duy trì mối quan hệ với các lữ hành Trung Quốc để tạo điều kiện cho quảng bá du lịch Vịnh Hạ Long cũng nhƣ cung cấp, giải đáp các thông tin du lịch đến du khách.

Tổng cục Du lịch nên kết hợp với các Nhà xuất bản, các dịch giả của Trung Quốc và Việt Nam để xuất bản những tập sách bằng tiếng Trung Quốc giới thiệu những sổ tay du lịch về Vịnh Hạ Long, trong đó thiệu các điểm đến hấp dẫn, bãi biển, hang động đẹp của Vịnh Hạ Long, khách sạn, nhà hàng, món ăn đặc trƣng và quà lƣu niệm của vùng.

Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Tổng cục Du lịch và các Sở du lịch nên có kế hoạch liên kết và phối hợp thƣờng xuyên với Đại sứ quán Trung Quốc và một số tổ chức có liên quan để đề nghị hỗ trợ tổ chức các khóa đào tạo tiếng Trung.

Hiện nay, ở tất cả các cơ sở đào tạo về du lịch trong nƣớc đều chƣa có nơi nào đƣa tiếng Trung Quốc vào đào tạo nhƣ một ngoại ngữ bắt buộc. Trong thời gian tới, những cơ sở đào tạo về du lịch trong cả nƣớc, đặc biệt ở Hạ Long nơi có lợi thế về du lịch biển và có thị trƣờng khách du lịch Trung Quốc là tiềm năng cần nên đƣa tiếng Trung Quốc vào chƣơng trình đào tạo bắt buộc (có thể là ngoại ngữ số 1 hoặc ngoại ngữ số 2).

Ngôn ngữ là một rào cản lớn đối với du khách Trung Quốc trong việc tiếp cận thông tin du lịch và ảnh hƣởng lớn đến sự hài lòng của du khách trong quá trình đi du lịch. Bởi vậy chú trọng đến việc đầu tƣ về ngoại ngữ tiếng Trung là một biện pháp rất tích cực ảnh hƣởng đến việc thu hút hiệu quả thị trƣờng tiềm năng này.

Tổng cục Du lịch nên kết hợp với các cơ sở đào tạo du lịch, các doanh nghiệp lữ hành chuyên về khách Trung Quốc trên địa bàn, các hƣớng dẫn viên

tổ chức các buổi báo cáo, trao đổi, đúc rút kinh nghiệm nhằm phục vụ nguồn khách đƣợc tốt hơn.

Tổng cục Du lịch nên cung cấp thƣờng xuyên các tài liệu về nghiệp vụ chuyên môn, về tiêu chuẩn nghề, về những thông tin cập nhật nhất liên quan tới chuyên môn và nên tổ chức thƣờng xuyên hơn, chặt chẽ, công khai hơn, về các hội thi và kiểm tra về trình độ nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ nhân viên phục vụ du khách quốc tế nói chung cũng nhƣ du khách Trung Quốc nói riêng.

Tổng cục cũng nên tiến hành kiểm tra thƣờng xuyên với những hƣớng dẫn không có thẻ hành nghề và xử lý theo pháp luật.

Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch kết hợp và đàm phán tƣ vấn với cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh nên tuyển nhân viên làm thủ tục xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu Móng Cái, Lạng Sơn… có thể giao tiếp đƣợc bằng tiếng Trung Quốc để tạo điều kiện và thuận lợi cho du khách Trung Quốc khi làm thủ tục xuất nhập cảnh tại Việt Nam đƣợc thuận lợi và dễ dàng hơn.

Các giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng phục vụ du lịch

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nên tăng cƣờng và thƣờng xuyên kiểm tra chất lƣợng dịch vụ, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, điều kiện kỹ thuật theo cấp, hạng đăng ký kinh doanh, trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn quy định tàu vận chuyển cùng nhƣ khách sạn lƣu trú, vệ sinh an toàn, an ninh trật tự tại các khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch, các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh du lịch, bến bãi... Đầu tƣ xây dựng sản phẩm làng nghỉ dƣỡng biển với các mô hình dịch vụ cao cấp khép kín, xây dựng các khu trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí, nên có những khu vui chơi hay công viên cho trẻ em, khu chơi thể thao, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp...Đầu tƣ hoàn thiện các dịch vụ công cộng tạo sự thuận tiện cho khách du lịch cũng nhƣ dịch vụ đổi tiền, thu trực tiếp ngoại tệ, cửa hàng miễn thuế, quầy thông tin du lịch...

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nên có chiến lƣợc khuyến khích đầu tƣ của Trung Quốc cũng nhƣ các doanh nghiệp trong nƣớc vào phát triển du lịch tại Hạ Long. Kết hợp với các ban ngành khác để tạo cơ chế, chính sách thông thoáng, thuận lợi cho đầu tƣ phát triển du lịch nhƣ hỗ trợ doanh nghiệp, ƣu tiên miễn giảm, có chính sách hợp lý về thuế, tạo môi trƣờng và hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp...

Qua khảo sát thực tế, khách không thích nhất ở Vịnh Hạ Long là vấn đề môi trƣờng, khách Trung Quốc đánh giá rất thấp về vấn đề này chỉ đạt 2,56 dƣới mức hài lòng trung bình. Đây cũng là điều không hài lòng chung của rất nhiều du khách quốc tế khác khi tới Hạ Long cũng nhƣ các điểm du lịch khác của Việt Nam. Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch nên kết hợp và tƣ vấn với Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng có những biện pháp tích cực hơn trong việc cải thiện vệ sinh môi trƣờng nhƣ ngoài việc xử phạt nghiêm minh, xử phạt nặng bằng hành chính với những ngƣời cố ý gây ô nhiễm môi trƣờng công cộng, cũng cần thiết kế thêm thùng đổ rác công cộng không chỉ trên các đƣờng phố lớn. Thêm đó, có thể thu mua rác công cộng để tạo và giữ gìn môi trƣờng sạch đẹp, trả lƣơng cao, kiểm tra chặt chẽ công nhân dọn vệ sinh môi trƣờng.

Bên cạnh đó, cần đàm phán với Bộ Lao động và Thƣơng binh xã hội tạo cơ hội việc làm và đảm bảo cuộc sống cho ngƣời dân nơi biển đảo để họ có ý thức giữ gìn, xây dựng môi trƣờng du lịch biển trong sạch, văn minh, tạo sự hài lòng và ấn tƣợng tốt đẹp cho mỗi du khách khi tới đây du lịch.

Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch có thể kết hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Xây dựng quản lý chặt chẽ hơn về các dự án cấp phép xây dựng nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí phục vụ du lịch vùng ven biển, đặc biệt là nơi cửa biển hay các khu vực lấn biển tại Tuần Châu – Hạ Long.

nghiêm minh vấn đề phân luồng giao thông trên đƣờng phố, xây dải ngăn cách giữa luồng xe máy, xe đạp và ô tô, yêu cầu các phƣơng tiện xe phải dừng đỗ tại các điểm dành cho ngƣời qua đƣờng khi có tín hiệu nhất là vào những ngày lễ hội. Tại Vịnh Hạ Long có thể xây dựng các tuyến thăm quan bằng xe điện cải thiện môi trƣờng giao thông nhƣ Hạ Long – Bãi Cháy – Tuần Châu.

Các giải pháp về giá

Bộ Giao thông vận tải, với các hãng hàng không, học hỏi kinh nghiệm của Thái Lan, Singapo giảm giá thành thấp cho cƣớc vận chuyển hàng không để giảm giá tour, thu hút thêm nhiều khách đi du lịch, đổi lại lợi nhuận từ những chi tiêu ngoài tour của khách du lịch. Bộ nên có những biện pháp kích cầu chi tiêu ngoài tour của du khách du lịch Trung Quốc tại Vịnh Hạ Long nhƣ mua sắm hàng hóa, quà lƣu niệm, hoạt động vui chơi giải trí, sử dụng các dịch vụ bổ sung...

Tổng cục Du lịch nên có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện và định hƣớng cho các doanh nghiệp du lịch của Hạ Long cũng nhƣ Việt Nam kinh doanh đồng thời cả 2 lĩnh vực inbound (đƣa khách từ Trung Quốc vào Việt Nam) và outbound (đƣa khách của Việt Nam vào Trung Quốc) để vừa tạo thêm sự giao lƣu gắn kết qua lại, vừa ràng buộc thêm về thanh toán giữa các doanh nghiệp du lịch của Việt Nam và các doanh nghiệp du lịch của Trung Quốc, khắc phục việc thanh toán chậm của các doanh nghiệp gửi khách sang Việt Nam của Trung Quốc. Mặt khác, đây là một biện pháp giảm thêm đƣợc rất nhiều chi phí phần trăm thuế gửi tiền qua lại giữa 2 nƣớc và từ đó cũng giảm thêm đƣợc giá thành tour cho du khách.

Một phần của tài liệu Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch Trung Quốc đến Vịnh Hạ Long (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)