8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.2.2.4. Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ của nhân vật
a. Ngôn ngữ đối thoại
Ngôn ngữ là phƣơng tiện để giao tiếp, trao đổi suy nghĩ, hiểu biết lẫn nhau giữa ngƣời với ngƣời trong xã hội. Phạm trù ngôn ngữ nhân vật đƣợc luận văn khảo sát chỉ bao hàm lời phát ngôn của nhân vật, giúp nhân vật bộc lộ cá tính, đời sống nội tâm. Ở những phƣơng diện khác của ngôn ngữ nhân vật, ngƣời viết chƣa có điều kiện khảo sát. Mặt khác, hai loại phát ngôn chính là lời đối thoại và lời độc thoại
của nhân vật là cơ sở cho những kiến giải của tác giả luận văn.
Khảo sát tác phẩm, ta thấy các nhân vật trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng có khá nhiều những lời đối thoại. Phát ngôn của con ngƣời bắt nguồn từ tƣ duy, tình
cảm, để biểu lộ đời sống tinh thần. Lời nói cho ta biết nhiều điều về cuộc sống, về nhận thức xã hội, về con ngƣời, những quan niệm sống, lý tƣởng sống... Nói một cách tổng thể, lời nói giúp thể hiện tính cách nhân vật.
Đọc Lá cờ thêu sáu chữ vàng, chủ đề lớn xuyên suốt thiên truyện là lòng
yêu nƣớc, ý chí quyết tâm đánh thắng giặc Nguyên của quân dân nhà Trần buổi gian nan ấy.
Là nhân vật trung tâm của tác phẩm, nhân vật Trần Quốc Toản đƣợc khắc họa vô cùng sinh động và sắc nét. Dòng lời thoại của nhân vật cũng xuất hiện nhiều nhất trong văn mạch trần thuật.
Trƣớc hết lời thoại thể hiện lòng yêu nước, chí căm thù giặc và khát khao được đánh giặc cứu nước.
Nếu nhƣ chú bé làng Gióng (Thánh Gióng) thuở xƣa cất tiếng nói đầu tiên là xin đi đánh giặc cứu nƣớc thì trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng, cậu thiếu niên Trần Quốc Toản cũng thổ lộ ý chí của mình ngay trong lời đối thoại đầu tiên với những bậc sinh thành là xin đi đánh giặc. Lúc đó còn nhỏ tuổi, không đƣợc dự bàn đại sự: “một hôm Quốc Toản đánh liều thƣa:
- Cháu còn ít tuổi thật. Nhƣng ví bằng quân Nguyên sang cƣớp nƣớc ta, thì cháu cũng xin theo các chú, các bác đi đánh giặc” [29, tr.11].
Đấy là lời nói đã đƣợc nung nấu từ lâu trong lòng Trần Quốc Toản khi cậu chứng kiến vận nƣớc lâm nguy, khi “áy náy” chƣa đền đáp đƣợc ơn vua ban cho cuộc sống đủ đầy của mình. Đó còn là lời nói xuất phát từ sự “tự ái” rất đỗi trẻ thơ nhƣng đáng quý trọng của nhân vật. Bởi vì, trƣớc mặt các vƣơng hầu cậu đã “bị coi là một đứa trẻ chƣa ráo máu đầu” [29, tr.11].
Quyết tâm đi đánh giặc của cậu thiếu niên này còn đƣợc bộc bạch nhiều trƣớc các bậc sinh thành là từ mẫu và ngƣời chú đáng kính Chiêu Thành Vƣơng; trƣớc vị Quan gia (vua Trần Nhân Tông).
Sau khi từ kinh trở về, Quốc Toản thƣa với mẹ: “Thƣa mẹ, thấy quốc sỉ mà làm thinh là hèn. Thấy quốc nạn mà chịu một bề không phải là dũng. Con không đƣợc dự bàn việc nƣớc, nhƣng con không muốn khoanh tay ngồi nhìn quân giặc
sang cƣớp nƣớc. Các vị vƣơng hầu đều thƣơng con còn nhỏ. Quan gia bảo con về phụng dƣỡng mẹ. Nhƣng con trộm nghĩ quân giặc đánh sang chỉ còn là chuyện sớm tối. Con cũng muốn theo gƣơng các vƣơng hầu, chiêu binh mãi mã, tích thảo dồn lƣơng để đánh giặc dữ, cứu nạn nƣớc. Mẹ giúp con, để cho con nối đƣợc chí cha con, khỏi mang tiếng trai thời loạn” [29, tr. 25-26]. Qua lời Quốc Toản thƣa với mẹ, độc giả có thể thấy đƣợc nhân vật không chịu ngồi yên để nhìn cảnh nƣớc mất nhà tan, mà quyết tâm xin đi để đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, không phụ là con trai của một đại tƣớng thời loạn lạc.
Chƣa hết, Hoài Văn còn thể hiện là ngƣời con hiếu thảo, dù vẫn hăng say tập luyện võ nghệ ngày đêm, nhƣng cậu vẫn luôn lo lắng cho ngƣời mẹ già: “Con để mẹ phải lo nghĩ nhiều, con thật mang tội bất hiếu, nhƣng giặc kéo sang, có muốn ở yên cũng không đƣợc. Phải tập khổ cho quen đi” [29, tr.38]. Trƣớc khi lên đƣờng đi tìm giặc đánh, Quốc Toản vẫn không quên lo nghĩ sức khỏe cho mẹ: “Con đi phen này đã thề sống chết với giặc. Bao giờ đất nƣớc thanh bình, bốn phƣơng bể lặng trời im, con mới trở về. Xin mẹ ở nhà giữ ngọc gìn vàng để con đƣợc yên lòng xông pha trận mạc” [29, tr.44].
Lời thoại của các nhân vật khác nhƣ Chiêu Thành Vƣơng, của phu nhân (mẹ Trần Quốc Toản), của nhà vua, của Thế Lộc..., đều góp phần khắc họa tính cách và đời sống nội tâm nhân vật.
b. Ngôn ngữ độc thoại
Lời độc thoại của nhân vật trong tác phẩm văn học thƣờng là những suy tƣ thầm kín. Nhân vật tự nói với chính mình. Khả năng hƣớng nội là đặc điểm nổi bật của loại ngôn ngữ này. Tuy vậy phía sau lời độc thoại lại hé lộ cho ta thấy đời sống nội tâm sâu sắc của nhân vật. Tính cách nhân vật cũng đƣợc khắc họa sâu đậm hơn.
Đặc biệt, lời độc thoại của nhân vật thƣờng xuất hiện khi con người gặp những tình huống “bất thường”. Đứng trước một sự kiện, một vấn đề gì đó họ thấy nan giải, khó tìm lời giải đáp. Những lúc nhƣ vậy, họ tìm về sự suy tƣ, tự vấn, chìm vào dòng độc thoại.
Chẳng hạn, mở đầu tác phẩm, khi thức dậy, thấy không khí im ắng, vắng vẻ của nội điện. Trần Quốc Toản vô cùng băn khoăn thắc mắc. Cậu không biết sự bất
thƣờng ấy là chuyện gì? Tất cả đi đâu? Rồi nhân vật chúng ta nghĩ về ơn vua, nghĩ về giấc mơ bắt sứ giặc, rồi cậu “tức đến phát khóc” khi lờ mờ đoán ra câu chuyện cậu bị “bỏ rơi” trong nội điện khi mọi ngƣời đi luận bàn việc nƣớc. Dòng độc thoại xuất hiện đầu tiên trong ý thức của chàng thanh niên cũng vẫn xoáy vào tâm điểm: Đƣợc bàn việc lớn, đƣợc dấn thân vào cuộc chiến với kẻ thù: “Đƣợc rồi! Các vƣơng hầu ở đâu, ta tìm đến đó. Việc nƣớc là việc chung, không cho bàn, ta cũng cứ bàn. Thử xem gan ai to, gƣơm ai sắc. Xem ta có lấy đƣợc đầu tƣớng giặc hay không?” [29, tr.12].
Có thể dẫn dụ một tình huống khác. Đó là Trần Quốc Toản suy nghĩ làm thế nào để chiêu mộ đƣợc binh lính. Những ý nghĩ cháy bỏng khiến cậu không ngủ. Trong đêm cậu tự hạ quyết tâm: “Trần Quốc Toản suy nghĩ, chú ta dựng cờ lên là thiên hạ nô nức đến. Ta cũng phải có một lá cờ. Lá cờ nêu rõ chí ta. Suốt từ chập tối đến canh hai, Hoài Văn tự hỏi: Ta viết chữ gì trên lá cờ của ta? Chữ đề phải quang minh chính đại nhƣ ban ngày. Chữ đề phải là một lời thề quyết liệt. Chữ đề phải làm cho quân sĩ phấn khởi, cho kẻ địch kinh hồn. Trống đã điểm canh ba. Mắt Hoài Văn bỗng rực sáng, toàn thân nhƣ bừng cháy. Tay Hoài Văn giơ lên nhƣ đang phất một lá cờ. Hoài Văn thét lớn:
- PHÁ CƢỜNG ĐỊCH, BÁO HOÀNG ÂN. Hoài Văn nhẩm đi nhẩm lại:
- Phá cƣờng địch, báo hoàng ân. Báo hoàng ân, phá cƣờng địch. Phá cƣờng địch... Chàng gật gù, sung sƣớng. Sáu chữ đối nhau chan chát, lời đanh thép, ý hùng hồn. Chàng lấy hết gân tay viết sáu chữ lên một tờ giấy điều. Chàng mơ màng thấy lá cờ sáu chữ tung hoành trên các trận” [29, tr.37].
Lời độc thoại giúp thể hiện nội tâm nhân vật trong những cung bậc nội tâm đa dạng khác nhau.
Ngƣời mẹ Hoài Văn rất thƣơng con nhƣng lại nghĩ cho nƣớc. Giữa cái riêng và cái chung, tình mẫu tử và tình cảm đối với đất nƣớc, lòng tự hào về đứa con có chí lớn hơn ngƣời khiến trong lòng phu nhân xáo trộn, bối rối. Đó là những ý nghĩ về con trai, những cảnh tƣợng đau thƣơng trong quá khứ hiện về...: “Phu nhân đăm đăm nhìn đứa con trai duy nhất. Đứa con mảnh dẻ nhƣ nữ nhi, yếu nhƣ cánh hoa,
chƣa chịu đƣợc sƣơng gió. Phu nhân rùng mình, nghĩ lại ba mƣơi năm trƣớc, quân Nguyên đã kéo sang, ngựa nhung nhúc chật đầy đồng nội. Giặc đi đến đâu thì cỏ không mọc đƣợc, ruộng nƣơng trơ trụi, làng mạc cháy hết, trâu bò không còn. Đến khi đuổi đƣợc giặc thì ngƣời chết nhƣ rạ, đất nƣớc tan hoang, kinh đô biến thành tro bụi [...]. Ngƣời mẹ rùng mình, nhắm nghiền mắt lại. Con ta sức nhƣ đào tơ liễu yếu, đánh làm sao đƣợc bầy lang sói” [29, tr.26]. Những suy tƣ thầm kín của ngƣời mẹ đối với Trần Quốc Toản thể hiện tấm lòng của một bậc từ mẫu. Cũng có khi, ý nghĩ sâu kín trong lòng mẹ là niềm tự hào về đứa con yêu dấu: “Phu nhân không nói, lặng nhìn sáu chữ, mừng thầm cho con có chí khác thƣờng” [29, tr.38]. Khi phải chia tay ngƣời con trai duy nhất đi tìm giặc đánh, ngƣời mẹ nén niềm riêng để đứa con yên lòng ra đi: “Phu nhân quyến luyến không muốn chia tay, nhƣng phu nhân không sa nƣớc mắt” [29, tr.44].
Đoạn độc thoại khá dài của ngƣời mẹ ở cuối tác phẩm đƣợc nhà văn diễn tả khá nhiều cung bậc lẫn lộn: “Phu nhân lánh nạn về đây... mong ngóng... được nghe... nửa tin, nửa ngờ... lòng phu nhân rạo rực... để mừng quan quân... Chắc chắn đấy là con ta thôi... lại chóng giỏi giang đến thế... ngƣời mẹ nghẹn
ngào...người mẹ ứa nước mắt vì vui sướng” [29, tr.111]. Có lẽ đây là dòng độc thoại
nhân vật dài nhất trong tác phẩm. Nó đã diễn tả rất nhiều các cung bậc tình cảm nhiều tâm trạng khác nhau qua các động từ tình thái: “mong ngóng”, “nửa tin nửa ngờ”, “lòng phu nhân rạo rực”, “mừng”, “tin tƣởng” “chắc chắn đấy là con ta”, “ngƣời mẹ nghẹn ngào”, “ngƣời mẹ ứa nƣớc mắt vì vui sƣớng” [29, tr.111-112]. Trong đám đông nhân dân ra ngóng đợi đoàn quân sẽ khải hoàn trở về, ngƣời mẹ nào xƣa nay chẳng có tâm trạng hồi hộp, đợi chờ, mừng, lo lẫn lộn. Ngƣời mẹ Trần Quốc Toản cũng vậy. Bà đã đƣợc nghe những lời đồn đại truyền trong thiên hạ về vị tƣớng trẻ tuổi có lá cờ thêu sáu chữ vàng, bà đoán đƣợc đấy là đứa con trai của mình. Ngƣời mẹ nào lúc đó chẳng nóng lòng thấy con? Ngƣời mẹ nào chẳng phấp phỏng đƣợc nhìn thấy con mình trƣởng thành. Đặc biệt là lòng kiêu hãnh về đứa con của mình. Ngƣời mẹ của Trần Quốc Toản đã bộc lộ những cảm xúc rất thật qua dòng suy tƣ rất riêng của mình. Nguyễn Huy Tƣởng đã giúp nhân vật “trải lòng mình” qua những cảm giác lẫn lộn một cách tài tình.