Không gian chiến trận

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (LV01273) (Trang 76 - 79)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3.2.2.Không gian chiến trận

Nói đến chiến tranh không thể né tránh không gian nơi xảy ra những cuộc giao tranh giữa đôi bên. Tác phẩm Lá cờ thêu sáu vàng cũng vậy. Nhà văn đã chủ tâm khắc họa những trận chiến tiêu biểu trong lịch sử. Đó là trận ở cánh đồng Ma Lục (Lạng Sơn), trận huyết chiến ở Tây Kết Hàm Tử (Hƣng Yên). Những trận chiến này đã đƣợc ghi lại nhƣ những dấu son trong lịch sử nhà Trần chống quân Nguyên.

Không gian trận chiến đƣợc tái hiện qua ngòi bút Nguyễn Huy Tƣởng có tính khốc liệt, tính bi thương và tính hào hùng.

Tính chất gay go ác liệt dữ dội thể hiện rõ ở thế mạnh của bọn giặc. Quân của chúng rất đông, có tới năm mƣơi vạn mà quân đội nhà Trần ít hơn rất nhiều. Bọn giặc lại rất thiện chiến. Nhất là đội binh “cƣỡi ngựa nhƣ bay”. Không gian trận chiến gay go khốc liệt chính là những cuộc giao đấu trực tiếp. Chẳng hạn trận chiến ở Ma Lục. Bọn giặc thì “Bạt ngàn sơn dã những ngƣời và ngựa. Áo xanh, áo đỏ, áo

tím, áo đen lốc nhốc [...] Những ngọn giáo rất dài nhấp nhô theo vó ngựa [...] chúng lồng lộn tiến” [29, tr.57]. Rồi giặc lọt vào ma trận của ta. Tiếng trống trận, tiếng đá lăn ầm ầm, cảnh giặc tháo chạy, rồi những trận mƣa tên nỏ của ta, rồi chúng tháo chạy lại bị quân ta đánh chặn ngay đƣờng... rồi cảnh giặc bại trận, tƣớng giặc quỳ xuống đầu hàng trƣớc con ngựa bạch của Hoài Văn Hầu. Lúc đó lá cờ “vẫn reo phần phật” [29, tr.60].

Trong trận chiến trên cửa sông Hàm Tử, sự gay go khốc liệt đƣợc tái dựng rõ nét nhất qua cuộc đọ sức tay đôi giữa Toa Đô và Trần Quốc Toản: Kẻ thù ƣu thế về mọi phƣơng diện, còn Trần Quốc Toản lại “yếu thế hơn. Kẻ thù to lớn, sức lực phi thƣờng” lại có vũ khí lợi hại là quả chùy. Toa Đô lại là kẻ thiện chiến. Hoài Văn Hầu thì mảnh khảnh non nớt, bé nhỏ, lại chƣa chinh chiến qua trận mạc. Một bên quyết đánh để tiêu diệt, còn một bên quyết chiến không khuất phục. Cảnh tƣợng diễn ra với thời gian khá dài, qua những lần chạm chán khác nhau. Sau đây là cảnh tƣợng tiêu biểu trong cuộc chạm chán tiêu biểu của hai nhân vật lịch sử: “Chiến thuyền của Toa Đô đã sấn tới gần thuyền Hoài Văn Hầu làm cho cái thuyền nhỏ chòng chành. Trời đất bỗng tối sầm. Quả chùy giáng xuống đầu Hoài Văn nhƣ sét đánh. Hoài Văn múa giáo, gạt đƣợc quả chùy, nhƣng đầu Hoài Văn choáng váng, hai chân loạng choạng, và cả cái thuyền suýt nữa lật nhào” [29, tr.100]. Ở tình huống tiếp theo, cảnh tƣợng cũng thật gay cấn: “Hoài Văn đã ngã xuống. Toa Đô tiếc ngọn chùy, gầm lên nhƣ một con thú dữ, tuốt gƣơm chém Hoài Văn đang lồm ngổm bò dậy. Lƣỡi gƣơm lóe chớp. Ngƣời tƣớng già hét lên một tiếng, lao tới ôm lấy Hoài Văn. Lƣỡi gƣơm chém phập, sả vào vai ngƣời tƣớng già.” [29, tr.104].

Đó cũng là cảnh tƣợng thuyền chiến của ta và của giặc va chạm, xông vào nhau: “Chiến thuyền của Toa Đô đã sấn tới gần thuyền Hoài Văn Hầu” nhiều lần; rồi cảnh các thuyền rƣợt đuổi nhau: “Đoàn thuyền của Quốc Toản chạy nhƣ gió. Chiến thuyền của Toa Đô hùng hổ đuổi theo [...]. Toa Đô đuổi nhanh thì Hoài Văn Hầu cũng chạy nhanh. Toa Đô đi chậm lại thì Hoài Văn cũng cho chèo thuyền đủng đỉnh” [29, tr.101].

Không gian chiến trận còn đƣợc tái hiện thật khốc liệt bởi những sự đổ vỡ, tan hoang, hỗn độn, chết chóc. Bằng những hình ảnh, những âm thanh của sông

nƣớc, của tiếng kêu rên gào thét “tiếng reo hò man rợ của quân Nguyên”, tiếng khóc của kẻ bại trận, tiếng “quát tháo ầm ĩ” của tên tƣớng hống hách...

Chiến trận là đổ máu, là chết chóc. Cảnh tƣợng đó phơi ra trƣớc mắt độc giả. Dòng sông yên bình ngày nào giờ đây chứng kiến khói lửa binh đao: “Hàng chuỗi ngƣời lăn xuống nƣớc. Nƣớc sông đỏ ngầu. Tiếng chiêng trống, tiếng quát tháo, tiếng kêu rên hòa thành một thứ âm thanh kinh khủng. Cuộc hỗn chiến giữa hai đoàn thuyền mỗi lúc một thêm quyết liệt” [29, tr.102]. Cảnh tƣợng của đoàn quân bại trận đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng miêu tả khá sinh động nhƣ thƣớc phim tƣ liệu. Chúng bị cái nóng hè làm cho “ốm nằm la liệt, rên khừ khừ [...], chạy toán loạn trƣớc mũi giáo của Hoài Văn” [29, tr.103]. Gặp đội thuyền của Triệu Trung thì bọn quân Nguyên càng thêm vỡ trận. Cảnh tƣợng thật thê thảm. Quân giặc “càng thêm hoang mang, nhớn nhác, kẻ chạy dạt về đằng sau, kẻ chui xuống khoang thuyền, kẻ quăng vũ khí, kẻ lao xuống sông, kẻ nhảy sang thuyền khác... Tiếng kêu rống nhƣ bò, nhƣ dê bị cắt tiết” [29, tr.105]. Hình ảnh lũ bại trận hiện ra “thật là bi đát. Ở đây nóng nhƣ luộc, hơi ngƣời nồng nặc. Sàn thuyền nhầy nhụa cứt đái và những bãi nôn mửa lõng bõng. Ngƣời nằm la liệt, chồng chất lên nhau, kẻ ốm lẫn với ngƣời hấp hối, ngƣời bị thƣơng gục lên xác chết, bọn đang lên cơn sốt rét rên khừ khừ nằm bên những ngƣời thổ tả đang lả đi sau một cơn nôn tháo. Trên mũi thuyền vọng xuống những tiếng kêu thê thảm. Lũ ngƣời ốm ngất đi trong hoảng sợ. Máu ở trên mui, ở hai mũi thuyền đổ xuống nhƣ tháo nƣớc, tƣới lên những đám ngƣời đang chết ấy. Quân giặc chạy cả xuống khoang thuyền ẩn nấp, mặt cắt không còn hột máu, lƣỡi cứng lại không nói nên lời. Chúng ôm mặt khóc rƣng rức” [29, tr.107].

Hoàn kết cho hình ảnh đội quân chiến bại là hình ảnh chủ tƣớng Toa Đô khi bị trọng thƣơng: “Viên hổ tƣớng nhà Nguyên kêu rống, đeo tên cắm đầu cắm cổ chạy. Toa Đô lảo đảo, nhổm lên rồi lại ngã, ngã xuống lại cố đứng lên” [29, tr.110]. Hình ảnh viên tƣớng bại vong quả là tƣơng phản với hình ảnh hống hách khi bắt đầu hùng hổ kéo quân vào cửa sông của ngƣời Đại Việt!

Đối lập với cảnh tƣợng kẻ thù chiến bại là không khí hào hùng của quân đội nhà Trần.

Nếu bọn giặc hống hách bao nhiêu thì các tƣớng lĩnh nhà Trần lại ung dung tự tin. Họ xuất hiện một cách thanh thản, nhƣ không hề sắp bƣớc vào trận chiến sinh tử. Đó là Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật... Họ vẫn ngồi “trên thuyền nhẹ” ngắm trăng “vằng vặc chiếu xuống mặt nƣớc mênh mông” tƣởng nhƣ họ đang “chèo thuyền quế ngắm trăng”. Những hình ảnh đẹp, oai hùng của các tƣớng lĩnh, của các đoàn thuyền chiến phía quân đội nhà Trần đã khiến không gian nhƣ bừng sáng. Màu “áo bào đỏ rực” của ngƣời tƣớng trẻ tiên phong Trần Quốc Toản, trên mũi thuyền; những lá cờ phấp phới bay, nhiều cờ trên các chiến thuyền của bốn năm chục chiếc thuyền. Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Trần Quốc Toản, cờ của Chiêu Văn Vƣơng, cờ của Tống Triệu Trung rồi cờ hiệu trên chiến thuyền Nguyễn Khoái, “cơ man chiến thuyền mang hiệu cờ”!

Làm nên không gian hào hùng trong tác phẩm của Nguyễn Huy Tƣởng còn có những âm vang của khí thế ra quân, của âm vang từ những trận đánh. Đó là đoàn thuyền chỉ gồm bốn năm chục chiếc “dàn hàng ngang trên mặt sông, định chặn đoàn chiến thuyền đang đè sóng dữ hùng dũng tiến lên” [29, tr.98]. Những chiến thuyền “rầm rầm rộ rộ kéo xuống” để giao chiến với kẻ thù; đó là “tiếng pháo lệnh nổ vang trời” rồi “chiêng trống vang trời dậy đất”; rồi tiếng reo mừng khi tấn công, “tiếng kêu Sát Thát” vang lên. Có lẽ, quá khứ oai hùng của cha ông đã giúp ngòi bút tác giả thăng hoa khi tái hiện trận Hàm Tử sinh động và gây ấn tƣợng mạnh mẽ tới độc giả. Lịch sử và nghệ thuật kết hợp trong tài năng kể chuyện của nhà văn khiến lịch sử không khô cứng mà vẫn chân thực.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (LV01273) (Trang 76 - 79)