Thời gian sự kiện và thời gian chiến trận

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (LV01273) (Trang 69 - 72)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3.1.2.Thời gian sự kiện và thời gian chiến trận

Nói đến lịch sử là nói tới các sự kiện. Sự kiện là những việc lớn làm thay đổi hoặc chấn động một quốc gia, một dân tộc... hay đối với một con ngƣời. Xét thời gian nghệ thuật trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng, chúng tôi nhận thấy, thời gian tự nhiên cùng sự kiện có những đặc điểm sau: Thời gian xảy ra sự kiện không được

nêu ra mốc cụ thể từng năm mà thƣờng gắn với tháng và mùa trong năm. Cũng có

khi vào một thời khắc nào đó trong ngày. Những sự kiện đƣợc nói tới trong tác phẩm cũng có mấy loại: sự kiện đối với các nhân vật; sự kiện gắn với cuộc chiến của dân tộc ta với giặc Nguyên. Có những sự kiện đƣợc “ấn định” thời gian. Cũng có sự kiện xảy đến bất ngờ.

Trƣớc hết là sự kiện tác động đến các nhân vật. Đối với Trần Quốc Toản có các sự kiện sau tiêu biểu: Sự kiện không được dự hội nghị Bình Than; sự kiện dựng cờ chiêu mộ tráng sĩ và đi tìm giặc; sự kiện gặp Thế Lộc; sự kiện giải cứu Chiêu Thành Vương; sự kiện trận chiến ở cửa Hàm Tử.

Trong chuỗi sự kiện đƣợc miêu tả, có những sự kiện được chuẩn bị trong một quá trình. Ví nhƣ, việc Quốc Toản chiêu mộ tráng sĩ dựng cờ lập đội quân riêng. Việc ta lập thế trận trên cửa sông Hàm Tử.

Để chiêu mộ quân sĩ về với mình, Quốc Toản đã đi các nơi để thuyết phục: “Từ đấy, ngày nào Hoài Văn cũng xuống các thôn xóm, vận động bà con đứng lên cứu nƣớc” [29, tr.37]. Chàng còn phải nghĩ ra cách dựng cờ, nghĩ ra nội dung ghi trên lá cờ ra sao cho có sức lay động lòng ngƣời. Thế rồi, cờ đã may, đã thêu xong, chàng cho dựng lá cờ ấy lên trƣớc dinh cũ của ngƣời cha đã mất. Và “Khắp nơi xa gần, ngƣời ta kháo nhau về lá cờ [...]. Từ đấy có nhiều ngƣời đến dƣới cờ xin đi theo Quốc Toản” [29, tr.41]. Để ra quân, đội quân của Quốc Toản và bản thân chàng ra sức luyện võ nghệ và học binh thƣ. Trong khoảng thời gian đó, đƣợc nhà văn nói tới trong một năm. Vậy là một năm là một quá trình. Dù không dài lắm nhƣng đội quân trẻ tuổi ấy đã gắn bó, đoàn kết, đã có đủ năng lực dấn thân vào trận

mạc. Với trận chiến ác liệt trên cửa Hàm Tử cũng vậy. Tƣớng lĩnh nhà Trần đã bàn mƣu kế khá kỹ. Từ tƣớng soái Trần Quốc Tuấn tới các tƣớng lĩnh khác nhƣ Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Nguyễn Khoái... đều tập trung trí tuệ và hạ quyết tâm, nêu cao ý chí quyết thắng kẻ thù. Để đánh đƣợc giặc mạnh mà ta lại ít quân, cha ông ta đã phải chuẩn bị khá kỹ về khả năng chiến thắng. Trần Quốc Tuấn viết hịch, truyền hịch đến tƣớng sĩ. Trong quân đội cũng thích vào tay hai chữ “Sát Thát” để khích lệ tinh thần; chúng ta cũng kéo dài thời gian giao chiến sang mùa hè, rồi bố trí những đội quân tiên phong nhử địch, rồi giả thua rút chạy, rồi đánh úp ra sao...

Rõ ràng, Nguyễn Huy Tƣởng đã thể hiện những sự kiện lịch sử ấy nhƣ một tất yếu, nhƣ kết quả nỗ lực của cả một cộng đồng đoàn kết cao, ý chí lớn.

Có những sự kiện đến một cách không định trƣớc, tạo nên sự bất ngờ cho ngƣời trong cuộc nhƣng cũng là những sự kiện đáng nhớ trong đời. Đó là sự kiện Trần Quốc Toản bị “bỏ rơi” lại một mình trong một đêm vắng tanh khi ngƣời ngƣời đi luận bàn việc nƣớc. Sự kiện này là “cú hích” để Trần Quốc Toản “phẫn chí” làm nên việc lớn lƣu danh sử sách.

Đó cũng là cuộc tạo ngộ không hẹn mà nên giữa Thế Lộc và Trần Quốc Toản giữa chốn rừng xanh vào một buổi chiều. Ngƣời anh em vùng sơn cƣớc đã “chào đón” Quốc Toản bằng một trận mƣa tên nỏ bắn tới tấp từ trên núi xuống. Sau “màn đón chào” đó, họ trở thành anh em. Họ bổ sung cho nhau làm nên tính cách đa dạng, làm phong phú đời sống tình cảm ân nghĩa của con ngƣời trong cuộc chiến tử sinh. Những cuộc gặp gỡ nhƣ thế đâu dễ gì có ở trên đời. Câu chuyện giữa hai cá nhân, hai quân đội không chỉ là chuyện của riêng họ, mà còn là biểu tƣợng của tình đoàn kết miền xuôi miền ngƣợc, ngƣời Kinh và ngƣời Mán/ dân tộc ít ngƣời.

Đó cũng là một ngày Chiêu Thành Vƣơng bất ngờ đƣợc ngƣời cháu giải cứu giữa vòng vây của địch khi thế cùng lực kiệt. Cuộc gặp gỡ bất ngờ của hai chú cháu là cuộc gặp gỡ của số phận rủi may, còn mất. Nó diễn ra giữa khoảnh khắc tử sinh của ngƣời tƣớng già lâm nạn. Đối với Chiêu Thành Vƣơng, cuộc gặp gỡ nhƣ thế thật quý giá vô vàn; đối với Trần Quốc Toản đó là niềm vui kiêu hãnh. Ngƣời chú sững sờ thán phục ngƣời cháu thƣ sinh ngày nào mà nay trở thành một dũng tƣớng.

Ngƣời cháu vui sƣớng vì cứu đƣợc ngƣời chú ruột thịt thân yêu của mình thoát khỏi cái chết trong gang tấc.

Ngoài thời gian sự kiện, thiên truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng còn tái dựng

lại những trận chiến đầy ấn tƣợng với độc giả. Những thời gian trong các trận chiến

ấy cũng đƣợc thể hiện với đặc điểm liên tụcchỉ được tính bằng đơn vị của các ngày hoặc được kéo dài trong cả tháng. Thời gian chiến trận diễn ra liện tục để nhấn mạnh thế giằng co ác liệt giữa đôi bên. Những cuộc giao tranh diễn ra trong vài ba ngày cho ta thấy sự khẩn thiết của cuộc chiến; cách đánh kéo dài cả tháng lại phù hợp với tình thế lúc bấy giờ. Họ đánh giặc nhƣ thế để “quấy rối” chúng để tiêu hao lực lƣợng của giặc. Họ cũng đa dạng hóa cách đánh để giặc không thể đề phòng, khi thì họ “đánh chỗ này”, “mai quấy rối chỗ kia”; “khi đánh tỉa”, “khi chặn dọc đƣờng”, “khi thì dụ giặc vào nơi hiểm yếu, khi dựng cờ chỗ này, đánh giặc chỗ kia. Suốt một tháng ròng, họ không để cho quân giặc yên một ngày nào” [29, tr.63].

Trận đánh đầu tiên đƣợc thuật lại là cuộc chiến hợp quân của Thế Lộc và Quốc Toản. Đó cũng là lần đầu tiên Trần Quốc Toản đụng độ với kẻ thù. Cuộc chiến ấy diễn ra vào một buổi chiều giặc đã lọt vào “ổ phục kích”, vào thế trận nghi binh và phản công bất ngờ của ta. Chúng đã bị thua chỉ còn “vài tên, chạy thoát”. Cuộc truy tìm và chạm chán của Thế Lộc với Trần Ích Tắc lại là cuộc rƣợt đuổi không hề đơn giản. Thời gian truy tìm và chạm chán với Ích Tắc của Thế Lộc đã diễn ra ròng rã suốt từ sáng đến tối. Điều này cho thấy, quyết tâm bắt bằng đƣợc kẻ phản nƣớc của Thế Lộc. Ngƣời tƣớng ấy không quản mệt mỏi, không ngại núi rừng. Họ truy đuổi dấu vết kẻ xấu tới mức “nhiều tráng sĩ bàn nên trở về” vì đã quá nản vì mệt mỏi cả một ngày. Vậy mà, Thế Lộc vẫn không nản lòng. Tính cách của Thế Lộc, con ngƣời cƣơng trực của nhân vật đƣợc bộc lộ khá rõ qua câu chuyện này.

Dĩ nhiên, trận chiến Hàm Tử đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng ƣu tiên dành nhiều câu chữ nhất. Tuy vậy, thời gian chiến trận cũng chỉ diễn ra từ buổi sáng khi chiến thuyền của Toa Đô sắp đến cửa Hàm Tử và kết thúc khi “bóng chiều đổ xuống”, Toa Đô bại trận, tháo thân ra bể. Dù chỉ diễn ra trong gần một ngày, nhƣng ngòi bút đã tập trung miêu tả khá chi tiết diễn biến ra sao, nên ngƣời đọc vẫn cảm thấy

khoảng thời gian cuộc chiến của đôi bên “kéo dài” hơn bình thƣờng: Đó là đoàn thuyền của Toa Đô kéo vào ra sao, thuyền của Quốc Toản ra nghênh chiến; rồi đôi bên thử sức; rồi kịch chiến tay đôi giữa Toa Đô và Trần Quốc Toản; rồi Hoài Văn giả thua rút chạy cho giặc đuổi theo; rồi trận chiến ác liệt thứ hai nổ ra khi Hoài Văn Hầu “múa giáo”, để đọ sức với ngón đòn “chùy” của Toa Đô, rồi các thuyền chiến của Triệu Trung, Chiêu Thành Vƣơng... ập tới tổng lực đánh vào quân của Toa Đô.

Tuy vậy, ngòi bút tác giả chủ ý tập trung dừng lại lâu nhất để miêu tả khá cụ thể chi tiết cuộc đọ sức giữa một viên tƣớng “nhãi con” Trần Quốc Toản và một tên tƣớng đánh Đông dẹp Tây là Toa Đô. Có thể nói, ở trận chiến Hàm Tử này, tiêu điểm nghệ thuật chính là cuộc đọ sức giữa ngƣời anh hùng trẻ tuổi của Đại Việt và tên tƣớng dày dạn chinh chiến của giặc Nguyên. Hình tƣợng Trần Quốc Toản đã gieo vào lòng độc giả những ấn tƣợng mạnh mẽ, những xúc cảm thẩm mỹ cao đẹp bởi cái hùng, cái quả cảm tuyệt vời.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (LV01273) (Trang 69 - 72)