Không gian xã hội thời loạn lạc

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (LV01273) (Trang 73 - 76)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3.2.1. Không gian xã hội thời loạn lạc

Thời hoà bình và thời chiến tranh là hai cuộc sống hoàn toàn trái ngƣợc nhau. Con ngƣời thời bình và con ngƣời thời chiến tranh cũng có những suy tƣ, những ứng xử rất khác nhau... Tất cả làm nên diện mạo của đời sống xã hội của mỗi thời.

Đọc Lá cờ thêu sáu chữ vàng, độc giả nhận ra ngay từ đầu tác phẩm là nhịp

sống bị đảo lộn không bình thường. Cái không bình thƣờng ấy biểu hiện từ đời sống

trong cung đình vƣơng phủ của giới quý tộc tới những ngƣơi dân ở làng quê.

Vì đất nƣớc đang lâm nguy mà một ngày bình thƣờng đã mất đi sự bình thƣờng của nó. Không khí trong nội điện nhà Trần “im ắng lạ thƣờng”, không có bóng ngƣời. Xung quanh Hoài Văn chỉ còn trơ lại những chăn nệm, lụa là gấm vóc bị lật tung mà ngƣời thì không thấy ai. Cảnh tƣợng này cho thấy, nguy cơ ngoại bang xâm lƣợc đã xộc tới cả không gian cung đình. Đêm đến, ngƣời ta nói chuyện “mãi đến canh hai chƣa dứt”. Sớm ra, họ đã ra đi từ bao giờ! Sự bình yên đã không còn khi ngoài kia kẻ thù đang rắp tâm đánh chiếm đất nƣớc.

Cái hoạ chiến tranh cũng đẩy con người li tán và rời xa gia đình. Sinh ly tử biệt là chuyện xảy ra giữa thời chiến tranh không thể tránh khỏi. Vì cái họa xâm lăng mà ngƣời mẹ xa con, những trai tráng ra đi. Họ để lại phía sau những ngƣời ruột thịt và quê hƣơng yêu dấu để dấn thân vào trận chiến. Đấy là cuộc sống không giống thời hòa bình. Chúng ta chứng kiến cảnh chia tay của mẹ con Trần Quốc Toản để cảm nhận đƣợc nghĩa nƣớc tình nhà. Cha đã mất, vậy mà Trần Quốc Toản vẫn phải dứt lòng ra đi để lại ngƣời mẹ cô đơn của mình. Chúng ta còn biết rằng, trong sự thật lịch sử thì ngƣời thanh niên anh hùng ấy đã ngã xuống trong một lần đuổi theo kẻ thù vào năm 1285. Và dĩ nhiên, ngƣời mẹ đã vĩnh viễn mất đi đứa con thân yêu duy nhất.

Ngƣời chú của Trần Quốc Toản thay cha của cậu dạy dỗ đứa cháu. Vậy mà, khi đất nƣớc nguy nan, ông đã phải từ biệt chị dâu ra đi. Ngƣời ra đi vào cuộc chiến

rất có thể không quay về. Nếu bình thƣờng, đất nƣớc thanh bình đâu có cơ sự ấy. Lời Chiêu Thành Vƣơng ly biệt ngƣời chị dâu cũng khiến lòng ngƣời rƣng rƣng: “Em đi phen này đã thề một chết, không biết có còn đƣợc gặp chị nữa không” [29, tr.31].

Đó là một ông lão vô danh tự nguyện dẫn con trai út và đứa cháu nội của mình đến đầu quân dƣới cờ của Trần Quốc Toản... Nhân dân thi nhau hội quân dƣới những ngọn cờ của các vƣơng phủ, các tƣớng lĩnh. Những cảnh tƣợng nhƣ thế chứng tỏ lòng yêu nƣớc, không gian chiến tranh khẩn thiết đã đến rất gần.

Không gian xã hội thời loạn còn thể hiện khi sự có mặt của những kẻ ngoại bang. Chúng hống hách, chúng gây cảnh tang tóc đau thƣơng cho nƣớc ta thuở ấy. Bởi vậy, không gian xã hội thời loạn lạc mang tính bi thương.

Sự hống hách ngang ngƣợc, bạo tàn của tên sứ giặc, tƣớng giặc nhƣ Sài Thung, Toa Đô... khiến cảnh bình yên của đất nƣớc, cuộc sống của nhân dân ta bị chà đạp, hủy diệt. Rõ ràng, không có độc lập tự do thì ngay cả đế vƣơng một nƣớc cũng bị ngoại bang thóa mạ. Hình ảnh “Sài Thung sang sứ, tự tiện đi qua Tử Cấm Thành, ngang nhiên cƣỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dƣơng Minh. Lính canh cửa ngăn lại thì Thung cầm roi ngựa quất túi bụi vào đầu ngƣời lính. Nó ỷ thế là quan nƣớc lớn, chễm chệ ngồi ở quan sứ nhƣ ở nhà nó không bằng. Thƣợng tƣớng Chiêu Minh Vƣơng Trần Quang Khải là bậc đại thần to nhất nƣớc, đến quán sứ xin yết kiến. Sài thung nằm trên giƣờng, không thèm tiếp vị tể tƣớng của ta.” [29, tr.9].

Núi sông Đại Việt tƣơi đẹp là vậy mà một ngày kia đầy bóng giặc. Những chiến thuyền của đội quân ăn cƣớp làm cho sông nƣớc quê hƣơng biến đổi màu sắc. Không gian ấy bỗng trở nên hắc ám khác thƣờng: “Chiến thuyền của Toa Đô từ cửa bề kéo vào sông nối đuôi nhau, dài hàng mấy dặm, dàn ra chật cả khúc sông. Những cột buồm đen nhƣ rừng rậm, những cánh buồm làm tối sầm mặt nƣớc. Đêm thì đèn đuốc sáng trƣng nhƣ phố, nhƣ phƣờng. Ngày thì cờ quạt rợp trời, ngƣời đứng từ mấy dặm xa cũng đều trông thấy. Chiêng trống khua ầm ầm nhƣ sấm sét trong cơn mƣa” [29, tr.97].

Đặc biệt, cảnh đầu rơi máu chảy của ngƣời dân vô tội khi kẻ thù ra tay chém giết. Sự tàn khốc, hủy diệt của kẻ thù đối với môi trƣờng sống và sinh mạng con

ngƣời là thảm kịch đối với dân tộc ta. Qua hồi tƣởng của phu nhân (mẹ Trần Quốc Toản), cảnh tƣợng tang thƣơng hơn ba mƣơi năm về trƣớc vẫn còn hằn lên trong ký ức: “Phu nhân rùng mình, nghĩ lại ba mƣơi năm trƣớc, quân Nguyên đã kéo sang, ngựa nhung nhúc chật đầy đồng nội. Giặc đi đến đâu thì cỏ không mọc đƣợc, ruộng nƣơng trơ trụi, làng mạc cháy hết, trâu bò không còn. Đến khi đuổi đƣợc giặc thì ngƣời chết nhƣ rạ, đất nƣớc tan hoang, kinh đô biến thành tro bụi” [29, tr.26].

Đó còn là cảnh quê hƣơng “Võ Ninh đã bị giặc phá tan tành. Ngƣời lớn bị phanh thây moi ruột. Trẻ con bị vứt vào vạc dầu, bị xọc trên đầu mũi giáo” [29, tr.78].

Không gian xã hội thời chiến tranh còn đƣợc tái hiện qua không khí khẩn trương và cả dân tộc chuẩn bị bƣớc vào cuộc chiến chống kẻ thù hung hãn; đó là cảnh hội họp dự bàn việc nƣớc ở Bình Than; đó là cảnh chiêu mộ quân sĩ ở khắp nơi; đó là cảnh các đội quân khắp nơi về hội quân Vạn Kiếp, ở Lục Đầu Giang, với hàng trăm lá cờ; đó là cảnh quân sĩ luyện tập võ nghệ, học binh thƣ; đó là cảnh tƣớng soái truyền hịch trong quân đội; đó là cảnh ngƣời ngƣời thích chữ “Sát Thát” vào da thịt; đó là cảnh bài binh bố trận... Có thể nói, cả mạch kể trong Lá cờ thêu

sáu chữ vàng là những chuyển động sục sôi gấp gáp của cả một dân tộc trƣớc dông

bão lớn xảy ra khi vận nƣớc mong manh. Cả một dân tộc vào cuộc đọ sức cam go với tinh thần quả cảm. Hãy xem, cảnh hội quân ở Vạn Kiếp dƣới ngòi bút miêu tả của tác giả: “Quân của các đạo đã về hội sƣ đông đủ tại Vạn Kiếp, đất dụng võ có cái thế rồng cuốn hổ chầu. Trên bến Lục Đầu Giang, các chiến thuyền từ khắp các ngả ngƣợc xuôi kéo về đậu san sát” [29, tr.77].

Và đây là không khí trong một đêm trong trại quân của Hoài Văn Hầu: “Lời hịch lúc nào cũng văng vẳng bên tai họ, làm cho họ rạo rực, sôi nổi. Đêm đã khuya, họ vẫn không sao ngủ đƣợc. Họ trằn trọc, trở mình luôn. Rồi một ngƣời nhỏm dậy, đem gƣơm của mình ra mài. Ngƣời khác cũng nhỏm dậy, say sƣa luyện tập. Rồi kẻ múa kiếm, kẻ muá côn. Trại của Hoài Văn ầm ầm, nhộn nhịp. Tƣởng nhƣ chiến sĩ chuẩn bị lên đƣờng đi đánh trận” [29, tr.79].

Có lẽ, ta cũng nên chứng kiến cảnh các tráng sĩ trẻ và Trần Quốc Toản châm thích chữ vào da thịt mình trong đêm: “Trong một góc trại, dƣới ánh sáng tù mù của

một ngọn đèn dầu lạc, có một đám anh em mình trần nhƣ nhộng. Hoài Văn lấy làm lạ đi tới. Nhiều ngƣời ở ngoài cũng chạy vào cởi phăng áo. Hoài Văn tƣởng họ là sắp đánh vật. Nhƣng khi tới gần thì không phải. Ngƣời ta chia ra nhiều tốp. Mỗi tốp mƣời ngƣời, trong đó có một ngƣời xoa chàm và viết chữ vào những cánh tay chìa ra, và một ngƣời cầm thứ dùi nhỏ nhƣ kim, châm mạnh vào cánh tay đã viết chữ. Ngƣời viết, ngƣời châm, ngƣời đƣợc châm đều say sƣa quên cả sự đời. Hoài Văn ngây ngƣời đứng xem một tốp, nhìn những cánh tay mà máu ứa ra, lẫn với màu chàm, màu mực.” [29, tr. 80-81].

Đó còn là cảnh tƣợng đội quân của Thế Lộc và Trần Quốc Toản bài binh bố trận ở vùng Ma Lục để đón đánh kẻ thù. Họ “tấp nập đặt thêm những bẫy đá. Họ reo hò lăn thử những tảng đá cực kì to lớn xuống chân núi. Đá lăn ầm ầm nhƣ sấm động gió gào” [29, tr.53]. Rồi họ mải miết bện những hình ngƣời cỏ; họ đan hình thần tƣớng tay giƣơng nỏ; họ làm trận giả trên núi; họ treo những lá cờ đại có thêu sáu chữ vàng trên núi để đe dọa và đánh lừa kẻ thù.

Những cảnh tƣợng nhƣ thế đƣợc thổi vào một tinh thần, một khí thế hừng hực ra trận. Nó đƣợm màu sắc anh hùng ca.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (LV01273) (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)