Khái niệm thế giới nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (LV01273) (Trang 32 - 35)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật

“Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (tác phẩm, sáng tác của một tác giả, trào lƣu) thịnh hành trong nghiên cứu văn học hiện đại. Từ thời cổ đại, Arixtôt đã hình dung chỉnh thể tác phẩm nhƣ một cấu tạo, mà nếu đổi thay hay lấy bớt một bộ phận thì toàn thể sẽ đổi thay hay vận động. Quan điểm nhìn tác phẩm nhƣ một khách thể toàn vẹn ấy tồn tại cho hết thời trung đại. Bƣớc vào thời kỳ chủ nghĩa lãng mạng ngƣời ta nhìn tác phẩm văn học nhƣ một thế giới có tổ chức và có sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ. Các tác giải nhƣ Selinh (F. Schelling, 1775 - 1854), Banzăc, Sêđrin là những ngƣời đầu tiên gọi tác phẩm là “thế giới nghệ thuật”, “vũ trụ nghệ thuật”.

Trước hết theo giới nghiên cứu, thế giới nghệ thuật có những điểm riêng so

với thế giới phi nghệ thuật. Chúng xác nhận tính độc lập tƣơng đối của sáng tạo nghệ thuật so với thế giới tự nhiên hay thực tại xã hội, là sự thừa nhận quyền sáng tác của nghệ sĩ đối với tác phẩm, không phải sao chép, lệ thuộc máy móc vào thực tại vật chất bên ngoài nghệ thuật.

Thứ hai, thế giới nghệ thuật là sản phẩm tinh thần, kết quả của trí tƣởng tƣợng sáng tạo, chỉ có trong các tác phẩm nghệ thuật.

Thứ ba, thế giới này là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con ngƣời, tâm lí, không gian, thời gian, đồ vật, xã hội... gắn liền với quan niệm nhất định về chúng của tác giả. Thế giới nghệ thuật tƣơng ứng với thế giới quan, nhân sinh quan, vũ trụ quan, lịch sử quan, hay cảm nhận thế giới của chủ thể sáng tạo. Do đó, thế giới nghệ thuật bao quát sâu rộng hơn hình tƣợng nghệ thuật, ví nhƣ hình tƣợng nhân vật, phong cảnh... Điều làm cho mỗi hiện tƣợng, chi tiết trong tác phẩm văn học đều mang một ý nghĩa đặc thù, không giống với ý nghĩa của các hiện tƣợng, chi tiết tƣơng ứng trong thực tại. Con ngƣời trong văn học chẳng những không giống với con ngƣời trong thực tại về tâm lí, hoạt động

mà còn có ý nghĩa khái quát, tƣợng trƣng, ngay cả trong sáng tác gọi là hiện thực chủ nghĩa. Cây đa, con vật, sông nƣớc... trong văn học có ý nghĩa khác hẳn với các thứ ấy trong thực tại. Và do đó, nghiên cứu thế giới nghệ thuật, cũng khác với phân tích hình tƣợng nghệ thuật.

Thứ tư, thế giới nghệ thuật là thực tại tinh thần mà ngƣời đọc ở vào khi sống

với tác phẩm. Nhƣng đó không đơn giản là một tồn tại khác của thực tại, mà là một thế giới đã đột phá tính hữu hạn của thực tại để mở vào chiều sâu vô hạn của ý nghĩa, làm thành một thế giới ƣớc lệ tƣợng trƣng.

“Trong lịch sử văn học có thể nói, mỗi tác phẩm lớn, tác giả lớn đều có thế giới nghệ thuật riêng. Mỗi thể loại văn học cũng có thế giới nghệ thuật với quy luật của riêng nó. Khái niệm thế giới nghệ thuật đã cung cấp cơ sở lý luận để khám phá tính sáng tạo độc đáo toàn vẹn của sáng tác nghệ thuật” [23, tr.1160 -1661].

Bên trên là cơ sở lí luận để tác giả luận văn khảo sát truyện Lá cờ thêu sáu

chữ vàng. Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi trình bày những yếu tố cơ

bản của thế giới nghệ thuật đƣợc thể hiện qua tác phẩm. Đó là thế giới nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật.

2.1.2. Khái niệm nhân vật

“Nhân vật văn học là thuật ngữ chỉ hình tƣợng nghệ thuật về con ngƣời, một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con ngƣời trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con ngƣời, nhân vật văn học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh vật hoang đƣờng đƣợc gán cho những đặc điểm giống với con ngƣời” [Theo 4, tr.1254 – 1255].

Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ƣớc lệ, không thể bị đồng nhất với con ngƣời có thật, ngay khi tác giả xây dựng nhân vật với những nét gần với nguyên mẫu có thật. Nhân vật văn học là sự thể hiện quan niệm của nhà văn về con ngƣời; nó có thể đƣợc xây dựng chỉ dựa trên cơ sở quan niệm ấy. Ý nghĩa của nhân vật văn học chỉ có đƣợc trong hệ thống một tác phẩm văn học cụ thể. Vai trò và đặc trƣng của nhân vật văn học bộc lộ rõ nhất trong phạm vi vấn đề nhân vật và tác giả.

Thực tiễn sáng tác, phê bình và nghiên cứu đã nêu lên nhiều kiểu loại nhân vật văn học, tƣơng ứng với những tiêu chí phân loại khác nhau. Do vị trí vai trò khác nhau trong tác phẩm, mà ta có “nhân vật chính” và “nhân vật phụ”. Do phục vụ cho việc truyền đạt sự đánh giá và thể hiện lý tƣởng xã hội của nhà văn, ngƣời ta nêu ra “nhân vật chính diện” (tích cực) và “nhân vật phản diện” (tiêu cực). Cách phân biệt này tuy ƣớc lệ, nhƣng lại tiêu biểu cho sáng tác của khá nhiều xu hƣớng văn học. Do gắn với những thể loại văn học khác nhau ngƣời ta phân biệt “nhân vật tự sự”, “nhân vật trữ tình”, “nhân vật kịch”. Ngoài ra các kết quả nghiên cứu vào từng xu hƣớng và thời đại văn học còn cho phép nói tới các kiểu “nhân vật loại hình” nhƣ: nhân vật chức năng (nhân vật – mặt nạ), nhân vật tính cách, nhân vật tƣ tƣởng,...

Nhân vật văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn, một khuynh hƣớng, một trƣờng phái hoặc dòng phong cách.

2.1.3. Khái niệm không gian, thời gian nghệ thuật

Không gian và thời gian nghệ thuật là những phẩm chất định tính quan trọng của hình tƣợng nghệ thuật, đảm bảo cho việc tiếp cận toàn vẹn thực tại và tổ chức nên kết cấu của tác phẩm. Hình tƣợng văn học, về mặt hình thức đƣợc khai triển trong thời gian (tính tuần tự của văn bản), về mặt nội dung nó tái tạo bức tranh vừa không gian vừa thời gian về thế giới, hơn nữa lại tái tạo ở bình diện giá trị tƣ tƣởng – tƣợng trƣng của bức tranh ấy.

Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tƣợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Trong nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật, bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn diễn ra trong trƣờng nhìn nhất định” [9, tr.134-135].

Thời gian nghệ thuật là một trong những vấn đề hiện đại của nghiên cứu văn học. Cũng nhƣ trong không gian, thời gian đi vào thế giới nghệ thuật cùng với cuộc sống đƣợc phản ánh nhƣ một yếu tố. “Thời gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học chính là hỉnh thức nội tại của hình tƣợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Tác phẩm cần một lƣợng thời gian để mở trƣớc mắt ngƣời đọc. Cũng nhƣ không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian và cái đƣợc trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian,

đƣợc biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật một hiện tƣợng mang tính ƣớc lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật. Khác với thời gian khách quan đƣợc đo bằng đồng hồ, lịch...thời gian nghệ thuật có thể đảo ngƣợc, quay về quá khứ, có thể bay vƣợt tới tƣơng lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái chốc lát trở thành vô tận. Thời gian nghệ thuật đƣợc hiểu bằng sự lặp lại của các hiện tƣợng đời sống nhƣ sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay... gắn liền với thời gian bên trong của hình tƣợng nghệ thuật” [9, tr.264-265].

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (LV01273) (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)