Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua hành động

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (LV01273) (Trang 52 - 58)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.2.3 Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua hành động

Miêu tả hành động của nhân vật là một biện pháp nghệ thuật giúp nhà văn khắc họa đời sống con ngƣời. Hành động thƣờng đƣợc xuất phát từ ý nghĩ, tình cảm, thái độ, mục đích của nhân vật đối với mối quan hệ khác nhau thể hiện ứng xử của nhân vật. Hành động còn nảy sinh trong những tình huống, những hoàn cảnh khác nhau.

Hành động của các nhân vật trong truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng đƣợc khắc họa đa dạng và phong phú. Hành động đã thực sự trở thành “một thứ ngôn ngữ”.

Hành động giúp nhà văn khắc họa tính cách và đời sống nội tâm của nhân

vật được rõ nét hơn. Đặc biệt, những tƣớng tài đời Trần đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng

xây dựng khá thành công.

Trần Quốc Toản là một thiếu niên có lòng căm thù giặc sâu sắc, lòng yêu

nước nồng nàn, có khao khát giết giặc lập công nhƣng cũng là con ngƣời trọng

tình nghĩa, có lòng hiếu thảo với mẹ. Hoài Văn có tính cách của một thanh niên

mới lớn: tự ái, hờn tủi, nóng nảy, những biểu hiện đó cũng đƣợc thể hiện qua hành động khá rõ.

Chẳng hạn, trƣớc sự kiện hội bàn việc nƣớc, Trần Quốc Toản không đƣợc tham dự vì cậu còn nhỏ, chàng thiếu niên ấy đã có thái độ phản ứng mạnh mẽ mang tính bột phát. Đó là nhân vật nhất định đi tìm nhà vua hỏi cho ra nhẽ. Hành xử ấy đƣợc thôi thúc từ một “lòng tự ái” cao độ, một ý chí căm thù giặc, lòng yêu nƣớc, khát khao dấn thân cống hiến. Để thực hiện ý nguyện đó, chàng thiếu niên đó đã bất chấp cả phép tắc và can ngăn của mọi ngƣời, quyết đi tìm “quan gia”. Hành động bóp nát quả cam của Trần Quốc Toản thể hiện rõ sự phẫn chí, lòng tự ái cao độ trƣớc thái độ của quan gia và các vƣơng hầu. Chàng muốn các vƣơng và quân Thánh Dực không còn coi mình là “kẻ toi cơm”.

Việc Trần Quốc Toản năn nỉ xin mẹ cho mộ quân đi đánh giặc thể hiện rõ ý chí quyết tâm cao. Để lay động lòng ngƣời mẹ, Trần Quốc Toản đã quỳ sụp trƣớc sập

để thƣa chuyện. Tình huống này đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng miêu tả khá rõ: “Quốc Toản quỳ trƣớc sập [...]. Con thề với mẹ sẽ chém đầu giặc dữ, rửa thù cho nƣớc non” [29, tr.27]. Chƣa dừng ở lại đó, sau khi Quốc Toản mộ đƣợc quân thì sáng sáng chàng luyện tập võ nghệ với quân lính: “Suốt ngày Hoài Văn luyện tập trên một bãi rộng có nhiều gò đống cao thấp nằm bên một con ngòi. Hoài Văn tập nhảy qua các gò đống, tập bơi hụp dƣới nƣớc, tập khuân đá tảng, chém cây to, cƣỡi ngựa, phóng tên... Tinh mơ Hoài Văn đã ra đây, chiều nhá nhem tối mới trở về” [29, tr.31-32]. Những hành động đó càng thể hiện một ý chí lớn, quyết tâm, nóng lòng ra trận.

Trần Quốc Toản còn xuống các thôn xóm vận động bà con và trai tráng để mộ quân. Chàng quyết “cạnh tranh” với chú Chiêu Thành Vƣơng của mình: “ngày nào Hoài Văn cũng xuống các thôn xóm, vận động bà con đứng lên cứu nƣớc” [29, tr.37]. Những hành xử đó của nhân vật càng cho thấy rõ ý chí, quyết tâm lập công báo quốc của nhân vật.

Việc Trần Quốc Toản “bắt chƣớc” các vƣơng dựng cờ để “chính danh ngôn thuận” cho việc chiêu mộ tráng sĩ càng làm sâu sắc một ý chí, một quyết tâm, một lòng trung nghĩa với nƣớc non, đền đáp ơn vua.

Hành động còn giúp ta nhìn sâu vào thế giới nội tâm con người. Một Hoài

Văn tính tình nóng nảy, hờn tủi nhƣng có ý chí, lỏng quyết tâm đánh giặc “Hai hàm răng Hoài Văn nghiến chặt. Hai bàn tay càng nắm chặt lại, nhƣ để nghiền nát một cái gì đó”. Sự quyết tâm của Trần Quốc Toản đƣợc tác giả khắc họa rất thành công qua hành động bóp nát quả cam. Câu chuyện này trở thành một giai thoại đẹp lƣu truyền sử sách và hậu thế. Nó đã để lại ấn tƣợng sâu sắc trong lòng bạn đọc: “Trần Quốc Toản xòe bàn tay ra phải ra. Quả cam đã nát bét, chỉ còn trơ bã” [29, tr.23].

Không những vậy, Quốc Toản còn là một con ngƣời ham học hỏi. Chẳng hạn việc Hoài Văn Hầu cùng ngƣời tƣớng già trong đêm nghiền ngẫm binh thƣ. Hoài Văn thức thâu đêm để nghiên cứu các binh thƣ, cách đánh trận của Hƣng Đạo Vƣơng để trau rồi kiến thức dùng binh. “Hoài Văn và ngƣời tƣớng già ngồi nghiên cứu cuốn Binh thư yếu lược của Hƣng Đạo Vƣơng mà họ đã nhận đƣợc cùng một lúc với tờ hịch. Đã ba lần lính hầu rót đầy dầu vào đĩa đèn. Nhƣng hai ngƣời vẫn

cắm cúi đọc những lời vàng ngọc trong cuốn binh thƣ mới. Họ mê đi vì vỡ thêm ra biết bao nhiêu điều mới lạ trong phép dùng bình” [29, tr.79]. Không chỉ học qua sách vở, Hoài Văn còn học đƣợc nhiều điều cách đánh trận của Thế Lộc - ngƣời anh em kết nghĩa miền sơn cƣớc: “Hôm nay vui lắm, tao phải kết nghĩa anh em với mày. Đƣợc không?

- Ai hơn tuổi là anh. Thế Lộc là anh ta vậy” [29, tr.60].

Trần Quốc Toản là con ngƣời rất trọng tình nghĩa, không muốn rời xa ngƣời anh em Thế Lộc đã cùng kề vai sát cánh, chia sẻ ngọt bùi trong những ngày đánh trận. Hình ảnh Quốc Toản ngậm ngùi chia tay không khỏi xúc động bạn đọc: “Hoài Văn bậm môi lại, vẻ ngây thơ hiện rõ trên khuôn mặt đã nhuộm màu sƣơng gió” [29, tr.75]; “Anh Thế Lộc ơi, Toản cũng không muốn về đâu” [29, tr.76]. Cảnh Quốc Toản chia tay Thế Lộc hiện lên trong khung cảnh núi rừng u ám, bầu trời một dải mây trắng chắn ngang càng tô thêm sự buồn bã của cảnh chia ly mà trong sâu thẳm họ đã gắn bó với nhau về ngƣời anh em kết nghĩa. Chƣa dừng lại ở đó, Quốc Toản rất xem trọng tình nghĩa, quý mến bạn bè. Ngƣời tƣớng trẻ xuất thân nơi thềm vàng điện ngọc luôn tha thiết với ngƣời anh em kết nghĩa ở vùng rừng núi. Những nỗi niềm của Trần Quốc Toản thể hiện rõ tấm tình chân thật qua câu chuyện chia tay đầy cảm động. Tình cảm của Hoài Văn Hầu còn đƣợc khắc họa rõ qua việc Trần Quốc Toản muốn đƣợc chăm sóc ngƣời tƣớng già đã đỡ nhát kiếm hiểm của kẻ thù cho mình “Hoài Văn ôm lấy ngƣời tƣớng già, lòng Hoài Văn đau nhƣ cắt, cánh tay phải của ngƣời tƣớng già bị chém đã lìa khỏi vai, máy chảy lênh láng”. Con ngƣời trọng tình nghĩa của Trần Quốc Toản càng đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng khắc họa sâu sắc hơn qua hành động Hoài Văn ôm ngƣời tƣớng già mà giãi bày tâm trạng: “Ta nhờ có ông dạy dỗ nên mới có ngày nay, lại chính nhờ có ông hôm nay ta mới thoát chết, ta bỏ ông đây sao đƣợc”[29, tr.108].

Dẫu quyết tâm ra đi tìm giặc mà đánh, song Trần Quốc Toản vẫn là ngƣời hiếu đạo với bậc sinh thành. Độc giả có ấn tƣợng sâu sắc câu chuyện của ngƣời mẹ và đứa con thƣơng yêu của mình trong ứng xử “vì nƣớc gác lại chữ hiếu”. Đó là hành động Trần Quốc Toản “quỳ lạy trƣớc sập” xin mẹ đồng ý cho đi “chiêu binh”; đó là thái độ cung kính của ngƣời con, từ biệt mẹ ra đi vào cuộc chiến sinh tử.

Không chỉ giữ lòng cung kính với mẹ, sự mộ binh, dựng cờ của Trần Quốc Toản còn làm sáng lên đạo hiếu khi muốn “nối đƣợc chí cha để con khỏi mang tiếng là trai thời loạn”.

Viên dũng tƣớng trẻ tuổi này còn có những ân tình sâu rộng đối với ngƣời chú Chiêu Thành Vƣơng - ngƣời đã thay cha mình dạy dỗ chàng trƣởng thành. Đặc biệt là cảnh hai chú cháu tỷ thí trên sới vật: “Hai chú cháu quần nhau trên sới vật. Tay quốc Toản bắt vào tay chú nhƣ cành que đập vào phiến đá [...] Chú khen cháu có gan to, thua mà không nản chí, nhƣng cháu phải tập nhiều” [29, tr.33]. Ngƣời chú ruột cũng đã chỉ bảo cho Hoài Văn cách bắn tên: “Cháu bắn đã khá, chú mừng cho cháu, nhƣng cháu phải tập luyện nữa mới đánh đƣợc giặc. Cháu xem chú bắn đây” [29, tr.34]. Hoài Văn khâm phục tài của ngƣời chú ruột, để qua đó cố gắng phấn đấu tập luyện sao cho bằng chú, để còn đi giết giặc.

Hành động của ngƣời mẹ ngồi chong đèn trong đêm thêu cờ cho con, đã nói lên tình mẫu tử, tình cảm gia đình và tình yêu đất nƣớc hòa quyện vào nhau: “Ngƣời mẹ cầm ngọn đèn, nhẹ bƣớc xuống lầu. Trở về phòng riêng, phu nhân chong đèn, lúi húi thêu sáu chữ bằng những sợi chỉ vàng trên tấm lụa đỏ thắm” [29, tr.39].

Trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng, có lẽ ấn tƣợng sâu sắc nhất là hành động của tất cả quân sĩ đồng tâm săm vào da thịt mình hai chữ “Sát Thát”. Họ thực hiện hành động đó một cách tự nguyện, dƣờng nhƣ không ai thấy đau đớn. Hành động này thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết thắng giặc của dân tộc ta. Trần Quốc Toản là thiếu niên anh hùng, dũng cảm, gan dạ, muốn thể hiện bản lĩnh của mình, quyết tâm một lòng đánh giặc. Hoài Văn thích hai chữ “Sát Thát” vào tay “Chàng không thấy đau, chỉ thấy say sƣa rạo rực nhƣ đang hăng máu trên chiến trƣờng”. Hoài Văn dựng cờ chiêu binh và cùng sáu trăm binh sĩ say mê tập luyện võ, học cách bài binh bố trận để mong đến ngày ra trận giết giặc. Tấm lòng yêu nƣớc của Hoài Văn đƣợc chàng đề lên lá cờ đỏ sáu chữ vàng: “Phá cƣờng địch báo hoàng ân”. Sáu chữ đó nhƣ lời thề thiêng liêng về lòng trung quân ái quốc và ý chí thắng kẻ thù. Lá cờ khích lệ quân sĩ phấn khởi, cho kẻ thù kinh hồn. Quốc Toản coi binh sĩ của mình nhƣ anh em một nhà, không phân biệt sang hèn, ăn chung một

mâm và nằm trên một chiến trƣờng, tình nghĩa càng ngày càng thắm thiết. Hành động nhƣ vậy sáng lên tính cách một vị tƣớng trẻ mà sớm có tình yêu thƣơng đồng cam cộng khổ với quân sĩ dƣới trƣớng của mình. Đó là phẩm chất của một vị tƣớng có tài và có tâm.

Bên cạnh nhân vật trung tâm Trần Quốc Toản, tác giả cũng đã khắc họa hành động của các nhân vật khác nhƣ Nguyễn Thế Lộc, Chiêu Thành Vƣơng, Ngƣời tƣớng già vô danh... Nguyễn Thế Lộc là một ngƣời con vùng núi Lạng Sơn có tấm lòng yêu nƣớc, căm thù giặc không thua kém gì Trần Quốc Toản. Cùng với “đôi mắt xếch... dữ dội khác thƣờng” là hành động Thế Lộc dùng dao chém đá. Hành động đó nói giùm nhân vật lòng căm thù giặc ra sao: “Thế Lộc nhìn hòn đá vỡ, dằn tiếng:

- Nó vào tao chém nó thế này” [29, tr.51]. Đã bộc lộc tâm trạng của nhân vật căm thù giặc, quyết giết giặc của Thế Lộc.

Là ngƣời ở vùng sơn cƣớc, nhƣng ẩn chứa trong Thế Lộc là một ngƣời tƣớng tài giỏi. Các tài ấy đƣợc thể hiện qua cách bày binh bố trận trƣớc kẻ thù hung bạo. Họ làm lá cờ đại, họ làm thần tƣớng, họ làm nỏ lớn, họ làm quân bù nhìn: “Quân tao ít thì tao phải làm ngƣời cỏ cho nó nhiều chứ”; hay “Có thần tƣớng kia, thì phải có tên thần, mới đánh lừa đƣợc thằng giặc lố” [29, tr.55].

Chiêu Thành Vƣơng ngƣời chú của Trần Quốc Toản đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng khắc họa là một vị tƣớng tài nhà Trần. Tuy là đại thần trong triều đình nhƣng rất hòa đồng với binh lính. Ông cởi áo, đóng khố trƣớc mặt binh sĩ để đánh vật với Quốc Toản: “Không ngờ Vƣơng đã cởi áo, đóng khố” [29, tr.32]. Qua hành động ông bắn tên, hay ông nhảy qua hố, bạn đọc có thể nhân ra đó là một vị tƣớng lão luyện: “Vƣơng nhảy phắt lên ngựa, chạy xa hơn Trần Quốc Toản. Vƣơng vẫn phóng ngựa, không xoay mình, chỉ quay đầu lại, giƣơng cung lắp tên. Mũi tên bắn trúng và mạnh đến nỗi những mũi tên của Quốc Toản cắm vào hồng tâm đều rơi xuống đất” [29, tr.34]. Chiêu Thành Vƣơng còn là con ngƣời gan dạ, quyết tâm chống giặc đến cùng, dù đã bị thƣơng nhƣng vẫn một lòng chống trả kẻ thù: “Vƣơng cầm chắc thanh gƣơm chém giặc lia lịa” [29, tr.68].

Những hành xử đẹp của ngƣời tƣớng già vô danh cũng đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng khắc họa rõ. Ông một lòng trung thành, dìu dắt Quốc Toản từ lúc còn nhỏ

đến khi trƣởng thành. Vị tƣớng già dạy bảo Hoài Văn từ cách cƣỡi ngựa, bắn tên... đến cách đánh trận, cũng nhƣ động viên Quốc Toản mỗi khi gặp bế tắc nào đó. Trong trận mạc càng thể hiện rõ tấm lòng của tƣớng già với Hoài Văn: “Ngƣời tƣớng già xuống ngựa, đi bộ lên núi, tay thì giơ mộc đỡ những mũi tên bắn tới tấp chung quanh...” [29, tr.48]. Hình ảnh ngƣời tƣớng già xả thân cứu chủ của mình trên thuyền chiến Toa Đô in đậm trong tâm trí ngƣời đọc về đức quả cảm quên thân: “Ngƣời tƣớng già hét lên một tiếng, lao tời ôm lấy Hoài Văn. Lƣỡi gƣơm chém phập, sả vào vai ngƣời tƣớng già”[29, tr.104]. Mặc dù là nhân vật vô danh trong tác phẩm, song đó là một chân dung đẹp để lại mĩ cảm sâu sắc trong lòng độc giả. Ngƣời tƣớng già vô danh đó là hiện thân của muôn vàn ngƣời lính vô danh khác trong các cuộc chiến của dân tộc ta. Ông là hiện thân của lớp cha anh luôn hiện hữu những giá trị cao đẹp.

Hành xử của Chiêu Văn Vƣơng Trần Nhật Duật lại nổi bật chân dung của một bậc tài trí. Vị đại tƣớng nhà Trần xuất hiện với vẻ ung dung, nho nhã. Một mình ông đi vào trại Trịnh Giốc Mật trƣớc lời thách thức của viên tù trƣởng ngƣời Mán. Ông điềm đạm, bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo cẩn thận trƣớc khi hành động ông đặt chữ tín lên hàng đầu. Độc giả liên tƣởng tới con ngƣời này nhƣ phảng phất bậc cao minh Gia Cát Lƣợng trong lịch sử thời tam quốc hỗn chiến của ngƣời Trung Hoa. Đặc biệt là hình ảnh “vƣơng chỉ phe phẩy cái quạt đi vào” trại của ngƣời Mán.

Với kẻ thù, Nguyễn Huy Tƣởng cũng đa dạng hóa cách thể hiện chân dung của chúng: hống hách, tàn bạo, hiếu chiến,...Đó là những kẻ đại diện cho đội quân xâm lƣợc nhƣ Sài Thung, Toa Đô, Thoát Hoan. Để khắc họa sự hống hách của Sài Thung, Nguyễn Huy Tƣởng miêu tả cung cách hắn đi lại, thái độ hỗn xƣợc của y đối với vua Trần, thái độ ngạo mạn hạch sách đòi cống nạp...: “Sài Thung sang sứ, tự tiện qua Tử Cấm Thành, ngang nhiên cƣỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dƣơng Minh. Lính canh cửa ngăn lại thì Thung cầm roi ngựa quất túi bụi vào đầu ngƣời lính” [29, tr.9]. Những hành động nhƣ thế giúp ngƣời đọc hình dung đƣợc sự hống hách, tàn bạo và sự coi khinh nƣớc Nam của hắn. Tuy hình ảnh tàn bạo đó chỉ xuất hiện trong giấc mơ của Hoài Văn nhƣng đó chính là sự thật trong lịch sử bang giao. Điều này đã đƣợc Trần Quốc Tuấn kể tội khá rõ trong lời hịch tƣớng sĩ thời đó.

Nếu kẻ sang sứ kia ngạo mạn hống hách với triều đình của ta thì những võ tƣớng của chúng ngoài chiến trận lại hùng hổ, hung hăng, tàn bạo. Sự hống hách của kẻ thù đƣợc tác giả đẩy lên đỉnh điểm ở hành động hung hăng của Toa Đô đối mặt với Trần Quốc Toản. Toa Đô dùng chùy nặng hàng trăm cân đánh ngƣời: “Ngọn chùy vung tới đâu là từng mảng ngƣời đổ xuống”[29, tr.102] hình ảnh này thật ghê rợn trong tâm trí của ngƣời đọc: Một tên tƣớng giặc tàn bạo cậy thân xác to khỏe, đang ra sức giết chết quân ta, cảnh tƣợng tàn bạo, sự hung tợn của Toa Đô còn đƣợc thể hiện ở thái độ khi hành động: “Toa Đô tiếc ngọn chùy, gầm lên nhƣ một con thú dữ, tuốt gƣơm chém Hoài Văn đang lồm ngồm bò dậy” [29, tr.104]. Sau bao lo lắng, căng thẳng, nhà văn đã cho độc giả đƣợc hả hê khi Toa Đô thất bại. Dù mạnh đến đâu, tàn bạo đến đâu thì cuộc xâm lƣợc phi nghĩa đều chuốc lấy bại vong: “Nguyễn Khoái giƣơng cung. Toa Đô ngoi lên bờ thì mũi tên của tƣớng quân cũng vừa bắn tới. Mũi tên tài tình trúng giữa lƣng Toa Đô. Viên hổ tƣớng nhà

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (LV01273) (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)