8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
1.3.2. Tóm tắt nội dung tác phẩm
Mở đầu tác phẩm là “một giấc mơ thú vị” của Trần Quốc Toản ở trong cung điện Lan Đình. Chàng mơ thấy chính tay mình bắt sống đƣợc Sài Thung - tên sứ hống hách của nhà Nguyên. Đó là sự mở đầu và báo hiệu cho một ý chí phi thƣờng.
Thế nhƣng sau khi tỉnh dậy, chàng mới biết đó là một giấc mơ, Trần Quốc Toản thấy nội điện bấy giờ vắng tanh.
Thì ra, sáng nay Quan gia (nhà vua) và các vƣơng hầu họp bàn việc nƣớc ở bến Bình Than, chàng vô cùng bực tức. Vì vậy, chàng đã đi suốt một đêm đến Bình Than để yết kiến nhà vua và xin đƣợc đi đánh giặc. Tâm nguyện của Quốc Toản không đƣợc chấp thuận. Nhân lúc có ngƣời bƣng mâm quả đi qua, nhà vua đã ban cho Quốc Toản một quả cam. Vì không thỏa ý nguyện, bị nhà vua từ chối tham gia quân đội, Trần Quốc Toản vô cùng bực tức.
Chàng nghiến chặt răng, hai tay nắm chặt đến mức bóp nát quả cam lúc nào không biết. Từ đấy, chàng luôn nung nấu ý nghĩ làm thế nào để đƣợc ra trận giết giặc lập công báo đáp ơn vua. Sau khi trở về quê nhà, chàng quyết tâm rèn luyện võ nghệ, học tập binh thƣ. Chàng đã chiêu mộ đƣợc 600 tráng sĩ cũng đang ở độ tuổi nhƣ mình. Chàng xin mẫu thân may cho lá cờ riêng đối với đội quân đó: Lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”.
Đội quân của Trần Quốc Toản cùng nhau tập luyện võ nghệ, binh thƣ, sống với nhau nhƣ anh em ruột thịt. Nhân dân khắp nơi đều khâm phục tài trí của ngƣời thiếu niên anh hùng ấy. Thế rồi, quân giặc đã phạm đến cửa ải. Trần Quốc Toản và quân sĩ lên đƣờng đi tìm giặc đánh. Trên đƣờng, chàng đã gặp và kết nghĩa anh em với ngƣời anh hùng rừng núi Nguyễn Thế Lộc – một con ngƣời tuy lạnh lùng ít nói nhƣng vô cùng nghĩa khí. Họ chỉ huy lập ra trại Ma Lục, đánh đâu thắng đấy, gây thanh thế khắp vùng Lạng Sơn. Trong một lần giải vòng vây cho Chiêu Thành Vƣơng trên đƣờng truy đuổi tên phản bội Ích Tắc, chàng đã trở thành niềm tự hào và ngạc nhiên vô bờ của ngƣời chú ruột. Sau lần đó, chàng phải chia tay ngƣời anh em Thế Lộc để trở về Vạn Kiếp. Khi về Vạn Kiếp, Trần Quốc Toản chính thức đƣợc nhà vua thừa nhận và giao nhiệm vụ tiên phong trong trận giao chiến với tƣớng giặc Toa Đô trên cửa sông Hàm Tử . Ở đó, một trận đánh vô cùng ác liệt nổ ra. Trần Quốc Toản hiên ngang xông về phía các chiến thuyền của giặc, quân sĩ hô vang “Sát Thát” ráo riết truy đuổi đánh tàn quân hỗn loạn. Toa Đô phải liều chết bơi vào bờ và bị tƣớng quân Nguyễn Khoái bắn tên trúng lƣng. Quân Nguyên nhƣ rắn
mất đầu vội vàng buông vũ khí đầu hàng. Nhân dân hai bờ sông đổ xô ra giúp quan quân đánh giặc và ăn mừng chiến thắng. Trong số đó có cả ngƣời mẹ của Trần Quốc Toản.
Thiên truyện khép lại trong hình ảnh kiêu hùng. Ngƣời anh hùng trẻ tuổi và đoàn quân của chàng đuổi theo kẻ thù. Lá cờ thêu sáu chữ vàng tung bay trong gió hè lồng lộng nhƣ một niềm tin quyết thắng.
Tiểu kết chƣơng 1
Tìm hiểu truyện đề tài lịch sử viết cho thiếu nhi, chƣơng này luận văn cố gắng nắm bắt những vấn đề chung nhất của thể loại. Viết về lịch sử, những sáng tác cho độc giả nhỏ tuổi vừa tuân thủ đặc trƣng của truyện, vừa đáp ứng nét riêng của thể loại. Lựa chọn những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử tiêu biểu, truyện tái hiện chân thực sinh động quá khứ của cha ông. Ở đó, tính lịch sử và tính nghệ thuật hòa quyện để làm nên những tác phẩm có giá trị sâu sắc.
Truyện lịch sử đem đến những tri thức hữu ích cho thế hệ trẻ hôm nay. Đó cũng là ý nghĩa hiện thời tích cực của văn chƣơng. Lịch sử giúp hậu thế trân trọng quá khứ để giữ gìn và phát huy.
Tìm hiểu tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng, chúng ta hiểu thêm nhà văn Nguyễn Huy Tƣởng. Đó là một nghệ sĩ chân chính, tài hoa. Quan niệm về nghệ thuật của ông luôn hƣớng tới những giá trị đích thực. Đề tài lịch sử là tâm huyết của Nguyễn Huy Tƣởng. Ông gửi gắm những nỗi niềm trăn trở nghề nghiệp, những mong muốn tốt đẹp về văn chƣơng. Lá cờ thêu sáu chữ vàng là sáng tác cuối cùng ngƣời nghệ sĩ dành cho độc giả nhỏ tuổi. Hẳn ông hy vọng thiên truyện sẽ sống mãi với thời gian, sẽ là ngƣời bạn đi cùng tuổi thơ.
CHƢƠNG 2
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG