Thời gian tự nhiên

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (LV01273) (Trang 63 - 69)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.3.1.1. Thời gian tự nhiên

Thời gian tự nhiên khách quan là thời gian vật lý. Nó đƣợc tính theo các đơn vị nhƣ giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm, sáng trƣa, chiều tối...

Tuy vậy, khi ngƣời nghệ sĩ đƣa những đơn vị thời gian vào tác phẩm của mình, chúng thƣờng gắn với ý đồ nghệ thuật nào đó. Nguyễn Huy Tƣởng không ngoài quy luật đó.

Là một truyện viết về đề tài lịch sử, tuy vậy, thời gian tự nhiên trong Lá cờ

thêu sáu chữ vàng đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng diễn tả với tính chất hai chiều: hiện tại

và quá khứ. Trong hai chiều đó, thời gian thƣờng đƣợc phiếm chỉ hóa, ít tính cụ thể.

Ở đó cũng có những thời khắc trong ngày nhƣ sáng, tối, đêm khuya; cũng có những tháng năm đƣợc nhắc tới. Những kiểu loại thời gian nhƣ vậy lại gắn với những con ngƣời, những bối cảnh khác nhau để thể hiện ý nghĩa khác nhau.

Trƣớc hết là Thời gian tự nhiên trong một ngày. Trong khoảng thời gian đó,

con người bộc lộ những suy nghĩ, những việc làm để thể hiện tính cách; thời gian tạo dựng không khí khẩn cấp của cuộc chiến.

Độc giả hẳn không quên, mở đầu thiên truyện là một buổi sáng thức dậy của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Đấy là một buổi sáng đáng nhớ trong cuộc đời của chàng thiếu niên. Cái buổi sáng chàng bị “bỏ rơi” trong nội điện vắng ngắt. Bởi vì,

Quan gia và các vƣơng hầu đã đi hội bàn việc nƣớc; đó cũng là “suốt một ngày Hoài Văn ruổi ngựa đi tìm vua, quên không ăn uống” [29, tr.18], đó còn là một ngày hôm sau nữa, Trần Quốc Toản “đợi mãi từ sớm đến trƣa, Hoài Văn thấy đói cồn cào, mắt hoa lên, đầu choáng váng, chân tay buồn bã” [29, tr.18] mà chẳng gặp đƣợc ai; đó là mấy ngày mỏi mệt đi quên cả ăn uống, đi đến nỗi sức khỏe không bình thƣờng, đợi đến mức “không chịu đƣợc nữa” của Trần Quốc Toản. Những việc làm của nhân vật qua những thời gian trên đã minh chứng cho ý chí quyết tâm xin đi đánh giặc. Đó cũng là cái ngày mà lòng tự ái của tuổi trẻ, của chàng thiếu niên có lòng căm thù giặc sâu sắc đã khiến cho cậu bóp nát quả cam trong tay lúc nào không biết: “Trần Quốc Toản xòe bàn tay phải ra, quả cam đã nát bét, chỉ còn trơ bã” [29, tr.23]. Câu chuyện bóp nát quả cam của nhân vật đã trở thành câu chuyện bất hủ lƣu truyền muôn thuở.

Độc giả cũng không quên một buổi sáng đội quân hào kiệt của Trần Quốc Toản lập hội thề. Họ thề “đồng tử, đồng sinh, đuổi giặc cứu dân. Ai bất nghĩa, bất trung, xin trời tru đất diệt!” [29, tr.44]. Ở “buổi sáng tháng chạp rét như cắt” ấy, ngƣời ta chứng kiến “lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng tung bay ngạo nghễ, xua tan không khí mùa đông ảm đạm” [29, tr.43], khi “sáu trăm ngã hào kiệt” “uống máu ăn thề”! Nhƣ thế, buổi sáng mùa đông đó đã trở thành thời khắc thiêng liêng trong cuộc đời Trần Quốc Toản khi chàng chính thức trở thành vị tƣớng trẻ có một lá cờ riêng, một đội quân riêng để tự mình dẫn đội quân đó đi tìm giặc đánh, để chàng thực hiện ý chí, tâm nguyện này bấy lâu nay.

Đó còn là một buổi sáng ngƣời con yêu dấu từ biệt ngƣời mẹ để dấn thân vào cuộc chiến đầy cam go, khốc liệt. Những cuộc chia tay nhƣ thế lâu nay đều rƣng rƣng cảm động. Tình mẫu tử quyến luyến chẳng nỡ rời nhƣng lòng yêu nƣớc thúc giục, con ngƣời ra đi vì nghĩa lớn.

Đó cũng là một ngày bình thường nhƣ muôn vạn ngày nào, nhƣng đối với Trần Quốc Toản và Thế Lộc lại một ngày đáng nhớ trong đời. Họ đã trở thành anh em kết nghĩa. Thế Lộc nói với ngƣời anh em ở kinh đô: “Hôm nay vui lắm, tao phải kết nghĩa anh em với mày [...]. Ai hơn tuổi là anh. Thế Lộc là anh ta vậy” [29, tr.60].

Cũng vào một buổi sáng, Thế Lộc nghe đƣợc tin về Trần Ích Tắc đang bỏ trốn. Thế là ngƣời tƣớng vùng sơn cƣớc ấy đã quyết đi truy đuổi kẻ phản trắc. “Họ đuổi từ sáng đến trƣa, rồi từ trƣa đến chiều” [29, tr.64] mới chạm chán đối phƣơng. Hành trình truy đuổi ấy của Thế Lộc chẳng có mục đích riêng tƣ gì ngoài việc muốn đuổi bắt, hỏi tội kẻ phản quốc. Dĩ nhiên, đó cũng là một ngày đầy may rủi với kẻ lìa bỏ Tổ quốc, cam tâm đi theo ngoại bang. Trần Ích Tắc đã bị truy quét nhƣng lại thoát chết.

Chiến tranh có thắng và có bại. Đọc Lá cờ thêu sáu chữ vàng, độc giả không thể không lo lắng cho số phận của Chiêu Thành Vƣơng và đội quân của ông bị khốn đốn ở vùng núi rừng Lạng Sơn thuở ấy. Cuộc giao đấu không cân sức đã diễn ra trong thời gian mấy ngày trời khiến chủ tƣớng và quân sĩ của ta bị tổn thất, bị dồn vào thế cùng. Tuy vậy, cũng chính là một ngày Chiêu Thành Vƣơng đƣợc giải vây trong khi tƣởng nhƣ đã cầm chắc cái chết trong tay. Ngƣời đến cứu nguy cho ông chính là ngƣời cháu ông không ngờ tới: Trần Quốc Toản.

Trong dòng thời gian vô tận của thế gian và cái hữu hạn của đời ngƣời có đƣợc bao nhiêu ngày đáng nhớ của chúng ta? Những con ngƣời trong Lá cờ thêu

sáu chữ vàng có khá nhiều những ngày tháng đầy ý nghĩa. Chúng theo họ suốt cuộc

đời. Đó là những ngày tháng khắc họa những quãng đời, những cuộc tái ngộ đẹp đẽ, những tình cảm thiêng liêng. Những ngày tháng không bị khỏa lấp trong dòng vô tận của đất trời.

Những thời gian tự nhiên gắn với những con ngƣời, những hoàn cảnh trong

Lá cờ thêu sáu vàng giúp Nguyễn Huy Tƣởng xây dựng một thế giới nhân vật phong phú, giúp tái hiện một giai đoạn lịch sử hào hùng.

Có thể dẫn dụ nhiều những khoảng thời gian nhƣ thế trong thiên truyện. Chẳng hạn những khoảng thời gian trong đêm tối, con ngƣời nghĩ suy và có những quyết định lớn lao. Trần Quốc Toản đã có một đêm thức suốt từ chập tối đến hết canh ba để nghĩ cho đƣợc dòng chữ đề trên lá cờ: “Phá cường địch báo hoàng ân”; đó cũng là một đêm về sáng, ngƣời mẹ ngồi dƣới ánh đèn thêu sáu chữ vàng lên lá cờ cho ngƣời con của mình. Bà thêu lá cờ ngay sau khi Trần Quốc Toản bộc

bạch ý nguyện. Điều đó cho thấy, ngƣời mẹ rất thấu hiểu lòng con trẻ. Bà cũng bị cái tình thế giục giã, cấp bách của đứa con “lây lan” sang bà. Không thể đợi khi trời sáng, ngƣời mẹ đã chong đèn trong đêm, thêu ngay lá cờ để hoàn kết tâm nguyện cho đứa con của mình.

Cũng trong đêm, các quân sĩ lắng nghe Hoài Văn đọc hịch của Trần Quốc, Tuấn để đƣợc tăng thêm sức mạnh và ý chí ra trận. Ngƣời ta còn chứng kiến, những gã trai hào kiệt “rì rầm đọc lại những lời hịch” trong đêm. Họ cũng mài gƣơm trong đêm, họ châm thích vào tay hai chữ “Sát Thát” trong đêm. Những việc đó đƣợc thực hiện trong đêm đã diễn tả không khí khẩn trƣơng, ý chí sục sôi của một đội quân nóng lòng muốn đi đánh giặc cứu nƣớc.

Cùng với thời gian của một ngày, Nguyễn Huy Tƣởng còn miêu tả những đơn vị thời gian diễn tả trong nhiều ngày, trong những tháng năm khác nhau. Cách trần thuật này cho thấy tác giả đã “bám sát” bối cảnh lịch sử và các diễn biến của lịch sử. Nhà văn cũng đặt câu chuyện của ngƣời anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản trong xu hƣớng vận động của lịch sử lúc bấy giờ.

Ở những kiểu thời gian này, cách kể của tác giả thƣờng không đưa ra những mốc cụ thể. Đọc Lá cờ thêu sáu chữ vàng, bạn sẽ không tìm thấy tác giả nêu rõ tháng nào, năm nào xảy ra các câu chuyện, các sự kiện. Có lẽ đấy là ý định nghệ thuật của ngƣời cầm bút. Tác giả muốn các sự kiện xảy ra trong lịch sử có tính chính xác sẽ đƣợc “mờ hóa” đi để gia tăng tính khái quát, gia tăng suy ngẫm, tìm

tòi cho độc giả. Vả lại, là tác phẩm văn học, ngƣời cầm bút đƣợc quyền lựa chọn

cách xử lí các dữ kiện lịch sử ra sao cho đạt hiệu quả thẩm mĩ mà vẫn đảm bảo tính chân thực.

Trong mạch trần thuật, những trạng từ, những cụm từ chỉ thời gian không xác định cụ thể nhƣ: “tháng trƣớc”, “mấy tháng”, “ngày hôm qua”, “thuở ấy”, “vài ngày”, “mấy hôm sau”, “một năm đã qua”, “sáng hôm sau”, “một buổi sáng”, “ngày xƣa”, “hồi ở Bình Than”, “trƣa hôm qua”, “một buổi chiều”, “một buổi tối”... xuất hiện khá nhiều. Nếu tách chúng khỏi dòng chảy của mạch kể thì chúng không hàm nghĩa xác định cụ thể, nhƣng trong văn mạch của câu chuyện xảy ra, thì lối lể nhƣ thế khiến

ngƣời đọc cảm nhận đƣợc tính diễn tiếp của dòng sự kiện hiện tại. Những sự kiện nối tiếp nhau từ trƣớc tới sau, từ “hôm qua” tới “hôm nay”, từ “tháng trƣớc” tới tháng tiếp theo”, ngƣời đọc cũng sẽ bị cuốn theo dòng chuyển động ấy mà theo dõi câu chuyện cho đến hết. Làm nhƣ vậy, Nguyễn Huy Tƣởng đã hiện đại hóa đƣợc câu chuyện, để kéo độc giả hôm nay xích lại gần quá khứ. Ngƣời đọc tƣởng nhƣ dáng dõi theo nhân vật và những chuyện đang xảy ra. Họ đƣợc chứng kiến và tham gia vào đó. Quá khứ lịch sử đƣợc kéo gần về hiện tại. Rõ ràng, Nguyễn Huy Tƣởng đã chú ý thể hiện kiểu thời gian nhƣ thế để tái hiện một bối cảnh lịch sử có thật xảy ra thời Trần. Nếu đem đối chiếu với sử sách ghi chép lại thì thiên truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng đƣợc bắt đầu bằng Hội nghị Bình Than và kết thúc tác phẩm bằng trận đánh trên cửa Hàm Tử. Hội nghị Bình Than diễn ra vào tháng 10/1282. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa đông, tháng 10 (1282) vua ngự ra Bình Than đóng ở vũng Trần Xá họp vƣơng hầu và trăm quan, bàn kế sách công thủ và chia nhau đóng giữ nơi hiểm yếu” [14, Tr.48]. Trận Hàm Tử, Toa Đô thua trận là vào tháng 4/ 1285. Về sự kiện này, Đại việt sử ký toàn thư

cũng đã chép: “Mùa hạ, tháng 4, vua sai bọn Chiêu Thành Vƣơng, Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, tƣớng quân Nguyễn Khoái đem tiếp binh đón đánh giặc ở bên Tây kết. Quan quân giao chiến với quân Nguyên ở Hàm Tử quan [...] chiến công đánh bại giặc Nguyên” [14, tr.55].

Từ sự kiện đầu đến sự kiện cuối trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng là khoảng thời gian trong lịch sử chống Nguyên của quân dân nhà Trần 1282 - 1285. Đây là một giai đoạn đầy cam go thử thách, khốc liệt. Trong khoảng thời gian gấp gáp vậy, cả dân tộc ta đã khẩn trƣơng tập hợp sức mạnh đoàn kết, mƣu trí, bất khuất, quyết đánh giặc mà không chịu hòa hoãn.

Chọn thời gian nhƣ thế đƣa vào tác phẩm, Nguyễn Huy Tƣởng đã lựa chọn thời gian lịch sử điển hình. Đó là sự lựa chọn khôn khéo, lựa chọn đích đáng của tác giả. Đặt nhân vật Trần Quốc Toản trong bối cảnh lịch sử hào hùng đó, người anh

hùng đã được đặt vào giữa những thử thách cam go nhất. Con ngƣời gan dạ, dũng

cảm, ý chí quyết đánh, quyết thắng giặc của nhân vật sẽ đƣợc biểu lộ sáng rõ. Nó giống nhƣ “lửa thử vàng”!

Duy nhất, trong tác phẩm, có một lần tác giả nêu mốc thời gian, cụ thể trong năm. Đó là vào một ngày “tháng chạp” Trần Quốc Toản cùng sáu trăm gã hào kiệt lập đàn thề trƣớc khi ra quân. Tháng chạp âm lịch theo cách tính xƣa nay, tức là tháng 12 âm lịch. Mặc dù buổi sáng hôm ấy mùa đông “rét nhƣ cắt” mây mù khiến bầu trời không sáng trong nhƣng khí thế của đoàn quân trẻ tuổi và lá cờ thêu sáu chữ vàng đã khiến không gian mất đi vẻ u ám lạnh lẽo.

Mùa đôngmùa hè là hai mùa đƣợc tác giả nói tới nhiều nhất trong phần

sau của thiên truyện. Nó xuất hiện khi Trần Quốc Toản ra quân; nó đƣợc nhắc tới khi tƣớng lĩnh nhà Trần bàn kế sách chống giặc. Dựa vào thời tiết của phƣơng Bắc, quân Nguyên hợp với cái lạnh. Cái nóng của mùa hè sẽ khiến chúng khốn đốn. Vì vậy, cha ông ta thuở ấy đã tránh cái lợi cho giặc, tránh cái bất lợi cho ta mà lập kế sách đánh giặc khi mùa hè đến: “Thế giặc đang mạnh, mùa đông là mùa có lợi cho chúng tiến quân. Ta nên tránh cái nhuệ khí ban đầu của giặc, tạm thời bỏ kinh thành, rút quân vào Hoan Ái. Đợi đến mùa hè, quân giặc mỏi mệt, không chịu đƣợc thủy thổ, ta sẽ dĩ dật đãi lao đánh ra, nhất định chỉ một trận là đuổi giặc ra ngoài bờ cõi” [29, tr.83].

Mùa hè đƣợc nhớ đến trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng gắn liền với sự đổi thay

sắc màu của đất trời, của cây cỏ phƣơng Nam ta: “Mùa đông giá rét đã qua, và hoa gạo đã nở đỏ trên các bờ sông. Rồi cây cỏ lại đã xanh tƣơi. Những quả vải đã chín mọng và chim tu hú đã gọi hè. Đêm mƣa nhƣ trút nƣớc. Ngày nắng chang chang... Các chiến sĩ chôn chân mãi ở đất Thanh Hóa, thảy đêu sốt ruột. Họ đếm từng ngày, mong chóng đến hè [29, tr.84]. ”. Ngƣời đọc sẽ không thể quên cái mùa hè trên cửa sông Hàm Tử, cái nắng nhƣ thiêu đốt đã họa điệu thêm sức mạnh, sức nóng cho cuộc chiến. Cái nóng khiến cho lũ giặc ngoại bang phƣơng Bắc chỉ quen chịu lạnh rét đã bị nắng lửa phƣơng Nam “trừng phạt”. Cùng với mƣu trí của ngƣời Đại Việt, thời tiết mùa hè ủng hộ chúng ta để góp phần làm nên trận Hàm Tử lừng danh sử sách chống giặc ngoại xâm thế kỷ XIII.

Soi vào lịch sử, trận Hàm Tử cũng là trận chiến vô cùng ác liệt. Vậy là, Nguyễn Huy Tƣởng đã rất trung thành với sự thật lịch sử thời bấy giờ. Ông chỉ tái

hiện một cách sinh động lịch sử ấy để giúp hậu thế hình dung lịch sử một cách rõ ràng hơn.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (LV01273) (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)