Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua ngoại hình

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (LV01273) (Trang 48 - 52)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.2.2. Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua ngoại hình

Ở phần này, chúng tôi tập trung vào nghệ thuật miêu tả ngoại hình, miêu tả hành động. Riêng phần miêu tả nội tâm được chúng tôi lồng vào các phần nghệ

thuật miêu tả ngoại hình và hành động cùng phần khảo sát ngôn ngữ nhân vật. Bởi

vì, nội tâm là những tâm tƣ, tình cảm, thái độ, tƣ tƣởng, ý nghĩ... của con ngƣời. Nó sẽ đƣợc bộc lộ qua ngoại hình, qua hành động, qua lời nói (ngôn ngữ) đối thoại và độc thoại. Vì vậy, chúng tôi không đặt ra một mục riêng, song nó đƣợc khảo sát qua tất cả những dạng thức nghệ thuật kể trên.

Ngoại hình nhân vật đƣợc hiểu là dáng vẻ bề ngoài của con ngƣời. Từ ngoại hình đó, giúp ta nhận ra một phần tính cách, hé mở thế giới nội tâm, số phận nhân vật. Hẳn là nhà văn Nguyễn Huy Tƣởng đã tìm hiểu khá kỹ những ghi chép về những anh hùng lịch sử, nên đã khắc họa nhân vật khá thành công qua ngòi bút của mình.

Những nhân vật trong truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ đều để lại ấn tƣợng khó phai trong lòng bạn đọc.

Trước hết, ngoại hình nhân vật mách bảo xuất thân và giai tầng của nhân

vật. Do đặc điểm của các tầng lớp ngƣời khác nhau mà vẻ bề ngoại, trang phục của

họ cũng có nét khác nhau để phù hợp với các giai tầng xã hội. Đó là ngoại hình của Trần Quốc Toản với “Khuôn mặt trái xoan với đôi má phinh phính còn bụ sữa. Nƣớc da trắng mịn óng ánh những lông tơ. Môi dày đỏ chót. Đôi mắt to đen, lòng trắng xanh biếc, vừa trong sáng vừa mơ màng. Đôi lông mày chƣa rậm viền cong cong trên mắt làm cho mặt tràng thêm vẻ thanh tú” [29, tr.13]. Với ngoại hình này giúp cho ngƣời đọc có thể hình dung Quốc Toản không phải làm lụng mà có cuộc sống đầy đủ vƣơng giả. Những hình ảnh còn cho thấy Quốc Toản là một chàng trai khôi ngô tuấn tú hơn ngƣời.

Nguyễn Thế Lộc xuất hiện với vẻ đặc trƣng của ngƣời dân tộc miền núi “Viên thủ lĩnh là một ngƣời đã ngoài bốn mƣơi, to lớn vạm vỡ, mắt sắc, râu thƣa, nƣớc da cháy đen, mặt cứng nhƣ đá.” [29, tr.49]. Ngoại hình này giúp ta hiểu rõ về con ngƣời dạn dày vùng sơn cƣớc. Còn Nguyễn Lĩnh em trai của Thế Lộc cũng giống Thế Lộc nhƣ đúc: “Lĩnh giống Thế Lộc nhƣ đúc, chỉ khác là cằm nhẵn không râu” [29, tr.56].

Nguyễn Huy Tƣởng đã mô tả cách chân thật, sống động ngoại hình của các tƣớng lĩnh nhà Trần. Ví nhƣ, Chiêu Thành Vƣơng đã ngoài tứ tuần nhƣng vẫn có sự vững chắc, dẻo dai của một thanh niên: “Vƣơng đã ngoài bốn mƣơi tuổi, nhƣng thân hình nở nang, bắp thịt thì rắn nhƣ sắt, ngƣời chắc nhƣ một hòn đá tảng” [29, tr.32]. Trong hàng tƣớng còn Nguyễn Khoái là một tƣớng có sức khỏe phi phàm “Đấy là một ngƣời mặt vuông, mình rộng, trạc bốn mƣơi tuổi, vững nhƣ cột cái chống đình”[29, tr.90]. Còn Chiêu Văn Vƣơng Trần Nhật Duật tuy là tƣớng võ nhƣ lại có cái vẻ của một ngƣời nho nhã, điềm đạm, chín chắn: “Chiêu Văn Vƣơng Trần Nhật Duật, vị chú ruột nhà vua, lúc nào cũng có cái vẻ ung dung, nho nhã” [29, tr.88]. Ấn tƣợng sâu sắc nhất là cái thần sắc của vị tƣớng tài ba Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn. Chỉ qua những nét phác họa của Nguyễn Huy Tƣởng, độc giả có thể tƣởng tƣợng đƣợc uy phong của ông: “Cái uy phong quắc thƣớc của Hƣng Đạo Vƣơng” [29, tr.14]. Bảo Nghĩa Vƣơng đƣợc tác giả lƣu tâm đến sức khỏe và phong thái. Ông có: “sức khỏe lẫm liệt”. Những hình ảnh trên đã để lại ấn tƣợng mạnh cho ngƣời đọc về các tƣớng lĩnh đời Trần. Họ hăng say tập luyện, xông pha chiến trƣờng với bản lĩnh đứng trƣớc kẻ thù mà lòng tĩnh nhƣ trời xanh.

Với kẻ thù, hình dáng bên ngoài của chúng đƣợc tác giả khắc họa khá sắc nét, lột tả bản chất hung tợn, nguy hiểm của kẻ xâm lƣợc và bọn phản bội. Toa Đô là nét chấm phá điển hình cho sự hung hăng của bọn tƣớng giặc: “Mặt Toa Đô to nhƣ một cái thớt, nƣớc da đỏ kệch nhƣ gạch nung. Gò má cao, nhô ra ngang với mang tai. Mắt dài, sắc nhƣ lƣỡi mác. Đầu Toa Đô đội một mũ sắt, đỉnh mũ uốn nhƣ cuốn thƣ, một tay mang một chùy sắt, cán dài gấp đôi cây giáo của Hoài Văn. Quả chùy hình đầu sƣ tử, tua tủa những đinh sắt nhƣ bàn chông.”[29, tr.100].

Dù là kẻ quay lƣng lại dân tộc, chạy theo giặc nhƣng vì xuất thân dòng dõi, nên ngoại hình của Trần Ích Tắc cũng vẫn toát lên hoàn cảnh xuất thân: “Ngƣời ấy mặt dài da trắng, chòm râu đen tuyệt đẹp, đúng là hình dạng của Trần Ích Tắc đã đƣợc ghi rõ trong tờ sức” [29, tr.64].

Thứ hai, ngoại hình nhân vật góp phần bộc lộ tính cách, đời sống nội tâm.

Ngoại hình biểu hiện tâm trạng con ngƣời khá rõ. Qua nét mặt, qua ánh mắt, qua dáng vẻ... ta nhận ra nội tâm con ngƣời ra sao? Nguyễn Huy Tƣởng đã khắc họa

nội tâm qua ngoại hình của các nhân vật khác nhau. Chẳng hạn, Nguyễn Huy Tƣởng miêu tả ánh mắt của nhân vật Trần Quốc Toản để bộc lộ lòng căm thù, phẫn uất của nhân vật này. Chắc ngƣời đọc không quên chi tiết “Quốc Toản đứng phắt dậy, mắt long lên” [29, tr.21] khi nghe ngƣời chú nói rằng, trong hội bàn có ngƣời “chủ hòa” với giặc Nguyên; khi bị những ngƣời ở đội quân Thánh Dực cƣời nhạo, “Hoài Văn quắc mắt, nắm chặt bàn tay lại” [29, tr.22]. Có lúc phẫn uất, “Hoài Văn mặt đỏ bừng bừng” [29, tr.19]. Khi suy ngẫm cả đêm để nghĩ ra sáu chữ đề lên lá cờ, niềm vui đến, nhân vật thổ lộ tâm trạng đó, Nguyễn Huy Tƣởng miêu tả: “Mắt Hoài Văn bỗng rực sáng, toàn thân nhƣ bừng bừng cháy” [29, tr.37]. Khi ngƣời tƣớng già vì mình mà bị chém, lòng Hoài Văn đau xót, Nguyễn Huy Tƣởng miêu tả: “Hoài Văn nhìn ngƣời tƣớng già, mặt chàng buồn rƣợi” [29, tr.108].

Đối với Thế Lộc, Nguyễn Huy Tƣởng lại miêu tả vẻ gân guốc, nhƣng nhân vật “không hề cƣời” khi gặp Trần Quốc Toản. Thế Lộc chỉ “ngồi lim dim mắt, thỉnh thoảng khẽ vuốt chòm râu thƣa” [29, tr.51]. Nhƣng đó là cái im lặng để suy nghĩ về ngƣời bạn mới đến,... và Thế Lộc vui khi có Trần Quốc Toản cùng hợp sức đánh giặc.

Bà mẹ của Trần Quốc Toản lại “nhắm nghiền mắt lại” khi quá khứ đau thƣơng mấy chục năm trƣớc hiện về trong ký ức bà.

Nhìn ngƣời tƣớng già quần nhau với giặc suốt hai ngày “chiến bào thấm đầy máu và mồ hôi”, ta biết ông đã trải qua một trận chiến ác liệt không cân sức. Chiêu Thành Vƣơng sung sƣớng, bất ngờ và tự hào kiêu hãnh về ngƣời cháu đến cứu mình. Trong khoảng khắc đó, ngƣời tƣớng già “mỉm cườinước mắt cứ trào ra” [29, tr.71].

Kẻ bại tƣớng Toa Đô khi thất trận thì không còn giữ đƣợc dáng vẻ bình thƣờng, cái hống hách biến mất. Thay vào đó là sự run sợ, khiếp đảm tới mức hình hại thảm hại: “Chân tay Toa Đô run rẩy, mồ hôi toát ra nhƣ tắm” [29, tr.105]. Khi đã xuống sức, dáng vẻ Toa Đô thật đáng thƣơng: Toa Đô “thở hồng hộc, ngọn giáo của Toa Đô mỗi lúc một vụng về” [29, tr.110].

Hai chữ “Sát Thát” trên da thịt những ngƣời lính Đại Việt biểu hiện lỏng căm thù, quyết tâm thắng kẻ thù hung bạo.

Nói tới Chiêu Văn Vƣơng, Nguyễn Huy Tƣởng luôn đặc tả cái vẻ “ung dung nho nhã” của nhân vật. Cái cách phe phẩy quạt quạt của Chiêu Văn Vƣơng cho thấy ông luôn điềm đạm và tự tin tới mức nhìn bề ngoài dƣờng nhƣ không có gì nguy hiểm. Khi nhận lệnh đi đánh Toa Đô, viết tờ cam đoan trƣớc khi xuất quân, con ngƣời ấy vẫn tự tin “vẻ vẫn ung dung, mặt không biến sắc” [29, tr.89]. Ông cũng có dáng vẻ của một cao nhân kẻ sĩ hào hoa với “khăn áo chỉnh tề, thanh nhã nhƣ một thƣ sinh” [29, tr.93].

Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn xuất hiện không nhiều nhƣng vẻ bề ngoài của ông phi phàm: “Hƣng Đạo Vƣơng cao lớn, chòm râu dài đốm bạc”. Quốc công tiết chế tiễn những ngƣời tƣớng lĩnh của mình dấn thân vào trận huyết chiến mà ông dƣờng nhƣ nắm chắc họ sẽ thắng trận. Bởi vậy “Hƣng Đạo vuốt chòm râu đốm bạc, tƣơi cƣời nói với mọi ngƣời” [29, tr.91].

Chẳng hạn, vẻ mặt tức giận của Hoài Văn khi bị bỏ lại trong nội điện vắng tanh đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng khắc họa giống nhƣ một đứa trẻ khi bị bỏ rơi, nhƣng chất chứa tâm trạng quyết tâm thể hiện mình để không ai còn coi thƣờng: “Nhìn cái nội điện vắng ngắt, Hoài Văn tức đến phát khóc[...].Thử xem gan ai to, gƣơm ai sắc. Xem ta có lấy đƣợc đầu tƣớng giặc hay không” [29, tr.12]. Ánh mắt, vẻ mặt của Quốc Toản trên sông thể hiện tâm trạng lúc thì làm ra đe dọa quân Thánh Dực: “mắt trừng lên một cách điên dại”; “đỏ mặt bừng bừng, quát lớn” để đƣợc vào hội nghị Bình Than bàn việc nƣớc. Có lúc ánh mắt ấy lại sáng lên chiếu thẳng vào mặt Trần Ích Tắc kẻ có ý chủ hòa với quân Nguyên: “Quốc Toản đứng phắt dậy, mắt long lên” [29, tr.21]. Qua những biểu hiện của nét mặt và ánh mắt của Trần Quốc Toản khiến ngƣời đọc cảm nhận đƣợc các cung bậc cảm xúc của nhân vật này. Hoài Văn còn trẻ có một tính cách nóng nảy, cƣơng trực, không né tránh sự thật. Khi bị quân Thánh Dực cƣời khúc khích, chế giễu, Quốc Toản “quắc mắt” thể hiện sự tức giận và hờn tủi đến tột độ.

Sự đồng tình của nhà vua về những gì Hoài Văn nói lại đƣợc tác giả thể hiện qua cái nhìn nhẹ nhàng, điềm đạm và suy nghĩ sâu xa của ngƣời: “Thiệu Bảo gật đầu mỉm cƣời”.

Trong hàng ngũ vƣơng hầu, Nguyễn Huy Tƣởng cũng có cách miêu tả rất trúng với tâm trạng từng nhân vật. Chẳng hạn, nhà văn lƣu tâm đến cái vẻ “sầm nét mặt” của Trần Ích Tắc. Cái sắc vẻ ấy gợi việc làm khuất tất của nhân vật.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật truyện lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (LV01273) (Trang 48 - 52)