KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín sở giao dịch sóc trăng (Trang 44)

NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN – SỞ GIAO DỊCH

SÓC TRĂNG (VIETBANK SÓC TRĂNG) 3.2.1 Đặc điểm chung của tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng nằm ở hạ lưu sông Hậu, phía Bắc và phía Tây giáp thành phố

Cần Thơ, phía Nam giáp biển Đông, phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Trà Vinh. Hiện nay tỉnh Sóc Trăng gồm có 1 thành phố và 10 huyện. Sóc Trăng có 3 dân tộc: Kinh, Hoa, Khơme sinh sống. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 3223,30 km2. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm đến 2490,88 km2, rất thích

Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy

sản. Đồng thời, Sóc Trăng cũng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Với

những vườn trái cây xanh tươi, cùng với những kiến trúc văn hóa cổ kính nổi

tiếng như chùa Ma Ha Túp ( chùa Dơi), chùa Khleang, chùa Chén Kiểu… kết

hợp với các lễ hội đặc sắc cảu đồng bào dân tộc Khơme, rất thuận lợi cho việc

phát triển các loại hình du lịch như: du lịch xanh, du lịch sinh thái và tìm hiểu môi trường văn hóa. Do đặc điểm vị trí thuộc vùng đồng bằng châu thổ với đất đai phì nhiêu, khí hậu ôn hòa, vì vậy Sóc Trăng có khả năng phát triển một

nền kinh tế năng động, toàn diện, bền vững trong đó lĩnh vực Ngân hàng cũng được phát triển vượt trội.

3.2.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Do Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín ra đời ở tỉnh Sóc Trăng nên việc hình thành Vietbank SGD Sóc Trăng cũng gắn liền với sự

hình thành của Vietbank.

Vietbank SGD Sóc Trăng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01 năm

2007. Do nằm trên cùng địa bàn với Hội sở, Vietbank SGD Sóc Trăng luôn được sự quan tâm, quản lý chặt chẽ của ban lãnh đạo Ngân hàng. Do vậy, Vietbank SGD Sóc Trăng luôn là một trong những đơn vị đi đầu về hoạt động

kinh doanh trên toàn hệ thống. Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động, Ngân hàng luôn từng bước hoàn thiện để phát triển tối đa. Các chỉ tiêu về kinh doanh như

doanh số cấp tín dụng, lợi nhuận, tổng tài sản…liên tục tăng qua các năm,

cùng với đó là sự gia tăng về số lượng nhân viên của SGD. Với những điều

kiện này. Vietbank SGD Sóc Trăng đang từng bước trở thành một trong những

3.2.3 Cơ cấu tổ chức và quản lý

3.2.3.1 Cơ cấu t chc

(Nguồn: Phòng kế toán – NHTMCP Việt Nam Thương Tín SGD Sóc Trăng)

Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín SGD Sóc Trăng

Phòng kế toán Phó P. kế toán Phó P. kinh doanh P. hỗ trợ tín dụng P. tín dụng BP. Ngân quỹ Phòng hành chính

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Phòng công nghệ thông tin

Bảo vệ

Tài xế, tạp vụ BP. Giao dịch

Giám đốc

3.2.3.2 Chức năng, nhiệm v các phòng ban

Ban giám đốc

Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, ký duyệt hợp đồng

tín dụng trong giới hạn ủy quyền của Hội đồng Quản trị. Hướng dẫn, giám sát

thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ phạm vi hoạt động cấp trên giao, thường

xuyên theo dõi hoạt động tài chính, huy động vốn, công tác tín dụng. Có quyền

quyết định về tổ chức, đề bạt, miễn nhiệm hoặc khen thưởng cán bộ công nhân trong cơ quan.

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

- Kiểm tra, kiểm sát việc chấp hành các chủ trương chính sách pháp luật

của nhà nước và quy chế, quy định, điều lệ hoạt động của Ngân hàng về kinh doanh tài chính để đảm bảo an toàn tài sản tại SGD.

- Kiểm tra công tác quản lý và điều hành ngân hàng.

Phòng kinh doanh

- Thực hiện nhiệm vụ cho vay đối với các thành phần kinh tế theo quy chế quy định của Vietbank, Luật Ngân hàng và Luật TCTD, mở tài khoản cho vay,

theo dõi hợp đồng tín dụng và tính lãi theo kỳ.

- Tham mưu giúp Ban Giám Đốc SGD xây dựng các biện pháp để thực

hiện chính sách, chủ trương của Vietbank về tiền tệ và tín dụng.

- Nghiên cứu, phân tích kinh tế địa phương giúp Ban Giám Đốc SGD đầu tư đúng hướng góp phần phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà.

- Thông tin tín dụng - báo cáo thống kê

- Điều hòa vốn trong hệ thống SGD Sóc Trăng, phối hợp các phòng xây dựng kế hoạch vốn năm, quý, tháng.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ban Giám Đốc SGD giao.

Phòng kế toán

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán và kiểm soát

các hoạt động thanh toán. Quản lý số dư tài khoản của SGD tại các ngân hàng khác và tài khoản của các ngân hàng khác tại SGD phục vụ cho việc giao dịch

liên ngân hàng.

- Chịu trách nhiệm trong việc huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ

hạn. Cung cấp và cập nhật sổ phụ tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi không

kỳ hạn. Theo dõi hồ sơ vay đến hạn, kịp thời thông báo cho KH đến. Hướng dẫn

KH về tất cả các vấn đề liên quan đến tiền vay, đóng lãi, cách tính lãi và giải đáp

- Tổng hợp kế hoạch kinh doanh, lập các chứng từ có liên quan đến công

tác do phòng kế toán đảm trách, chịu trách nhiệm về các số liệu do mình tạo lập

và cập nhật vào hệ thống, quy trình của ngân hàng thường xuyên kiểm tra lại các

chứng từ kế toán báo cáo với người có thẩm quyền khi có sai sót xảy ra. Đồng

thời tổ chức lưu trữ và bảo quản kho chứng từ kế toán. Thực hiện báo cáo theo quy định và yêu cầu của người có thẩm quyền.

Bộ phận Giao dịch

Tạo điều kiện cho các tiểu thương, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi

trong việc gửi tiền, vay vốn, tiếp cận các sản phẩm Ngân hàng và các dịch vụ tiện ích. Đồng thời, nhằm thực hiện chiến lược chuyên môn hóa, đa dạng hóa đối tượng khách hàng, nâng cao hiệu quả huy động vốn cho mục tiêu phát triển

doanh nghiệp trên địa bàn của Ngân hàng.

Bộ phận Ngân quỹ

- Là nơi thực hiện các khoản thu chi bằng tiền mặt khi phát sinh nhu cầu

về tiền mặt với sự xác nhận của phòng kế toán. Quản lý mật mã và chìa khóa két sắt, chìa khóa kho tiền và chìa khóa kho quỹ. Chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối các loại tiền mặt, giấy tờ có giá, tài sản quý lên xuống các phương tiện

vận chuyển; kiểm đếm, đóng bó đúng tiêu chuẩn tiền mặt tồn quỹ một cách kịp

thời, chính xác.

- Thực hiện kiểm kê tồn quỹ đúng theo quy định, tuân thủ các quy định về

công tác an toàn quỹ. Cuối ngày làm việc phải kiểm đếm, phân loại, đóng bó tiền theo quy định. Đồng thời, chịu trách nhiệm trước Giám đốc SGD về mức độ

chính xác của số lượng tiền mặt thực tế tồn quỹ so với sổ sách và báo cáo kịp

thời nếu có sai sót xảy ra.

- Chịu trách nhiệm trực tiếp về ghi chép sổ sách, chứng từ liên quan đến

kho quỹ. Lưu trữ, bảo quản và giao nhận bản chính giấy tờ sở hữu tài sản đảm

bảo của khách hàng, bản chính tờ trình đề xuất cho vay các giấy tờ khác theo quy định hiện hành. Ngoài ra, còn chịu trách nhiệm trong việc đòa tạo, hướng dẫn, hỗ

trợ nhân viên kiểm ngân về nghiệp vụ.

Phòng hành chính

- Sắp xếp, bố trí, điều động nhân sự, phân công nhân sự, bảo vệ thực hiện

công tác an ninh trật tự tại cơ quan. Kiểm tra tính tuân thủ quy định, quy chế.

Theo dõi kết quả công việc của cán bộ nhân viên trong phạm vi thẩm quyền được phân công, báo cáo theo quy định của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương

- Quản lý hồ sơ nhân sự, tiếp nhận hồ sơ xin việc, theo dõi tình hình nhân sự tại Sở giao dịch, thực hiện một số tác nghiệp khác về nhân sự, theo dõi thời

hạn tái bổ nhiệm, lập hợp đồng lao động, tái kí hợp đồng lao động.

- Tiếp cận chuyển giao công tác thi đua khen thưởng từ Hội sở đề bạc,

khen thưởng đối với cấp nhân viên của Sở giao dịch. Tham mưu cho ban giám đốc về hình thức khen thưởng chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín.

Phòng công nghệ thông tin

- Với chức năng cập nhật các thông tin trên máy vi tính, bảo quản lưu

truyền dữ liệu giao dịch.

- Đảm bảo cho hệ thống mạng trong Ngân hàng hoạt động thông suốt.

3.2.4 Nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng Huy động vốn

- Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn của dân cư và các tổ chức kinh

tế bằng VNĐ và ngoại tệ;

- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết

kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ; tiết kiệm lĩnh lãi trước,

tiết kiệm linh hoạt vốn, tiết kiệm tích lũy tương lai.

- Vay vốn từ NHNN va các TCTD khác.

Tín dụng

- Cho vay ngắn hạn, trung - dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ;

- Thực hiện chiết khấu, cho vay bảo đảm bằng giấy tờ có giá và thẻ tiết

kiệm;

- Thấu chi, cho vay tiêu dùng, cho vay du học, cho vay mua ô tô và vay mua nhà.

Chuyển tiền – Thanh toán

- Chuyển tiền trong nước;

- Chuyển tiền nhanh Western Union; - Thanh toán bù trừ;

- Thanh toán liên ngân hàng;

- Thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ có liên quan.

Ngân quỹ

- Giao nhận tiền tận nơi.

Thẻ và ngân hàng điện tử - Internet Banking, SMS Banking;

- Thẻ tín dụng quốc tế Vietbank Mastercard.

3.3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN

HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN SỞ GIAO DỊCH SÓC TRĂNG

Một ngân hàng hoạt động trên thị trường tài chính đặc biệt trong nền kinh tế

thị trường hiện nay phải đối mặt với nhiều khó khăn như sự cạnh tranh của đối thủ, sự biến động của thị trường tài chính, nhu cầu ngày càng cao của khách

hàng… Do đó, muốn tồn tại và duy trì hoạt động của mình, ngân hàng phải thật sự hoạt động có hiệu quả, có nguồn vốn vững mạnh và biết cách sử dụng nguồn vốn đó một cách đúng đắn nhằm đem lại lợi nhuận theo mong muốn của ngân hàng.

Do Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín – SGD Sóc Trăng mới thành lập và đi vào hoạt động được hơn 6 năm nên hoạt động của Ngân hàng gặp

không ít khó khăn. Tuy vậy, Vietbank Sóc Trăng đã từng bước khắc phục được những khó khăn ban đầu và dần dần hoàn thiện trong lĩnh vực ngân hàng. Trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc và sự phấn đấu nhiệt tình của toàn thể cán bộ công nhân viên, Vietbank Sóc Trăng đã đạt được kết quả khá tốt trong hoạt động kinh doanh của mình.

40

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín SGD Sóc Trăng

từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

2011/2010 2012/2011 6T-2013/6T-2012 Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 6T-2012 6T-2013 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Số tuyệt đối Số tương đối (%) Doanh thu 29.066 42.776 58.760 24.150 45.650 13.710 47,17 15.984 37,37 21.500 89,03 Chi phí 27.047 39.853 55.395 22.793 41.780 12.806 47,35 15.542 39,00 18.987 83,30 Lợi nhuận 2.019 2.923 3.365 1.357 3.870 904 44,77 442 15,12 2.513 185,19

Qua số liệu ở bảng 3.1, ta thấy lợi nhuận đạt được của Ngân hàng qua ba

năm đều tăng, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả. Cụ thể là, năm 2010 doanh thu của Ngân hàng đạt 29.066 triệu đồng, lợi nhuận là 2.019 triệu đồng. Đến năm 2011 doanh thu đạt 42.776 triệu đồng

tăng 47,17% so với năm 2010. Mặc dù năm 2011 kinh tế trong nước gặp nhiều

khó khăn thử thách với tỷ lệ lạm phát tăng cao đe dọa sự ổn định kinh tế vĩ

mô, nhưng Vietbank Sóc Trăng đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra, đó cũng là nguyên nhân làm cho doanh thu năm 2011 tăng so với năm 2010. Doanh thu tăng đồng nghĩa với việc Ngân hàng đã có sự tín nhiệm rất lớn của khách hàng. Trong khi đó, chi phí hoạt động của năm

2011 là 39.853 triệu đồng tăng thêm 12.806 triệu đồng hay là 47,35% so với

năm 2010. Mức tăng của chi phí trong năm là khá cao và cao hơn cả tốc độ tăng doanh thu, sở dĩ là vì lạm phát trong năm này quá cao, theo tính toán của Tổng cục Thống kê, tính chung cả năm 2011, lạm phát ở mức rất cao 18,58%.

Để kiềm chế lạm phát, nhằm rút bớt tiền từ lưu thông về, chủ động kiểm soát tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng dư nợ tín dụng phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ mô, NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc khiến NH phải tăng lãi suất huy động lên cao nhằm huy động được vốn, do đó, làm

cho chi phí trả lãi huy động tăng cao, đồng thời ngân hàng cũng phải tăng dự

trữ bắt buộc theo quy định của NHNN. Tuy vậy, nhưng lợi nhuận của ngân hàng trong năm nay vẫn tăng 904 triệu đồng so với năm 2010, tức 44,77%.

Sang năm 2012, doanh thu đạt là 58.760 triệu đồng tăng 15.984 triệu

đồng so với năm 2011 tức là tăng 37,37%. Nhưng tốc tốc độ tăng chi phí cũng

rất cao lên đến 55.395 triệu đồng, tăng 15.542 triệu đồng tức 39% so với năm

2011. Nguyên nhân là do tiếp tục chịu hậu quả từ cuộc khủng hoảng tài chính nợ công kéo dài ở khu vực Châu Âu nên nền kinh tế diễn biến không thuận lợi, phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Lạm phát, lãi suất ở mức cao, sản xuất có dấu hiệu suy giảm nên gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên trong việc cải cách, cơ cấu lại tổ chức và quy định riêng trong việc ổn định và hoạt động kinh doanh nên Ngân hàng vẫn thu được lợi nhuận mặc dù mức tăng không

nhiều so với năm 2011 đạt 3.365 triệu đồng tăng 442 triệu đồng tức 15,12% so với năm 2011.

Bước vào năm 2013, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế nước nhà, lạm

phát được kiềm chế ở mức thấp dưới 7% hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng có nhiều khởi sắc. Chính vì vậy doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên khá cao so với 6 tháng đầu năm 2012 đạt 45.650 triệu đồng, tăng 21.500 triệu đồng, tức là tăng 89,03%. Trong khi đó, chi phí cũng tăng

nhưng tốc độ tăng chi phí thấp hơn tốc độ tăng doanh thu đạt 41.780 triệu đồng, tăng 18.987 triệu đồng tức là tăng 83,3% so với 6 tháng đầu năm 2012 nên đã làm cho lợi nhuận tăng rất nhanh là 185,19% so với 6 tháng đầu năm 2012 đạt 3.870 triệu đồng tăng 2.513 triệu đồng. Đây là một dấu hiệu rất tốt,

cho thấy Ngân hàng đã lấy lại đà phát triển, từng bước tạo được niềm tin, uy

tín của khách hàng.

Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua ba năm đều đạt kết

quả rất tốt, ngân hàng thu được lợi nhuận tăng qua các năm đặc biệt có sự tăng trưởng nhảy vọt vào 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu của ngân hàng phần lớn

là từ thu nhập lãi chiếm khoảng 85-90%. Qua đó, cho thấy Ngân hàng không những hoạt động có hiệu quả mà còn thấy được uy tín của Ngân hàng càng

được nâng cao, là nơi đáng tin cậy để khách hàng gửi tiền và vay tiền. Tuy

vậy, Vietbank Sóc Trăng vẫn là Ngân hàng còn non trẻ, vẫn phải phấn đấu hơn

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng dịch vụ đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín sở giao dịch sóc trăng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)